3.1.1. Khái quát về doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái Bình
3.1.1.1. Khái quát Thành phố Thái Bình
Thành phố Thái Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh. Hiện nay, thành phố đang dồn sức cho mục tiêu trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Với vai trò quan trọng, thành phố Thái Bình đang có bước chuyển mình vượt bậc sau 14 năm được công nhận. Từ các nẻo đường quê đến các trục đường đô thị, nơi đâu cũng có những điểm nhấn quan trọng của hạ tầng, nhất là về giao thông đô thị, cấp thoát nước, xử lý nước thải, rác thải, xây dựng công viên cây xanh và các công trình phúc lợi công cộng. 5 năm qua, các công trình hạ tầng đô thị thành phố Thái Bình đã được triển khai rộng khắp, từ các công trình giao thông như đường vành đai phía Nam, đường Võ Nguyên Giáp, cầu vượt sông Trà Lý, đường Kỳ Đồng kéo dài đến hạ tầng các khu đô thị, khu tái định cư, các công trình văn hóa, xã hội, các trường học, nhà văn hóa, trạm y tế ở các phường, xã. Những công trình công cộng như Quảng trường Thái Bình, công viên Kỳ Bá, dự án thu gom và xử lý nước thải cũng được quan tâm đầu tư xây dựng đã tạo nên diện mạo khang trang cho thành phố. Những tuyến đường được mở rộng và xây dựng mới không chỉ mở ra không gian đô thị thoáng đãng mà còn tạo đà đưa kinh tế thành phố phát triển nhanh. Chính quyền thành phố quyết tâm lấy phát triển đô thị để tạo ra môi trường sống và "điểm tựa" để thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Từ một thị xã nhỏ nằm ven sông Trà Lý với vài ba tuyến phố, với các khu dịch vụ đơn điệu thì nay đã trở thành một thành phố sầm uất với những ngôi nhà cao tầng trải dài các tuyến phố đông đúc, san sát những cửa hàng, cửa hiệu tấp nập người mua, kẻ bán; những khu đô thị văn minh với hệ thống hạ tầng hiện đại… Tất cả như minh chứng cho sức sống mãnh liệt, sức vươn lên mạnh mẽ của một thành phố trẻ năng động và phát triển. Năm 2016, cán bộ, nhân dân thành phố gặt hái được nhiều thành công đáng tự hào: kinh tế tiếp tục phát triển với mức tăng trưởng khá, các mục tiêu kinh tế - xã hội đều hoàn thành, văn hóa xã hội phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh trật tự được giữ vững…
Điều đó được minh chứng qua những con số đầy sức thuyết phục: tăng trưởng kinh tế đạt 13,46%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 14,5%, thương mại - dịch vụ tăng 12,33%, nông nghiệp - thủy sản giảm 0,36%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước 1.512,2 tỷ đồng, đạt 112,5% so dự toán. Không chỉ hiển hiện ở bề rộng mà thành phố còn thể hiện ở cả chiều sâu như đời sống của nhân dân đã được cải thiện và nâng lên đáng kể. Trong năm qua, thành phố đã giải quyết việc làm mới và ổn định việc làm cho cho hàng nghìn lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,74%, thấp nhất tỉnh. Sự nghiệp y tế, giáo dục được quan tâm đúng mức, 100% trường học đạt chuẩn quốc gia, cao nhất tỉnh; các địa phương đang hoàn thiện thủ tục về đầu tư xây dựng trạm y tế, phấn đấu 100% xã, phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế năm 2017. Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư được chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt, đạt những kết quả tích cực. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương.
3.1.1.2. Khái quát các DN NQD trên địa bàn thành phố Thái Bình
Điều kiện tự nhiên và xã hội của Thành phố Thái Bình đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế trên địa bàn nói chung và của các Doanh nghiệp nói riêng, ảnh hưởng đến nhận thức và lối sống của mọi người dân trên địa bàn Thành phố. Những năm qua, số lượng người nộp thuế thuộc các loại hình doanh nghiệp tăng đều đặn qua các năm. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp lớn ít, đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều có tình trạng chung là: kết quả kinh doanh suy giảm, sản xuất gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, nguồn vốn kinh doanh phần lớn là đi vay. Hơn nữa khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm số lượng lớn trong tổng số đối tượng nộp thuế, mà ý thức chấp hành pháp luật của khu vực này thường chưa tốt, vì thế đã gia tăng hành vi dây dưa, chậm nộp tiền thuế nhằm sử dụng số tiền đó làm vốn kinh doanh, làm cho số nợ thuế do Chi cục Thuế TP Thái Bình quản lý tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây, gây khó khăn cho công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Thái Bình.
Giai đoạn từ năm 2015 đến 2017 trong bối cảnh nền kinh tế cả nước nói chung, kinh tế trên địa bàn địa phương nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, nhưng hàng năm trên địa bàn TP Thái Bình vẫn có sự tăng trưởng về số lượng
các cơ sở sản xuất kinh doanh khu vực DN NQD, mặc dù mức độ tăng không lớn nhưng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế ở địa phương.
Bảng 3.1. Tình hình tăng giảm số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Bình Chỉ tiêu 2015 (DN) 2016 (DN) 2017 (DN) So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 DN thành lập mới 196 340 368 73,47 8,23 DN ngừng hoạt động, giải thể 145 160 196 10,34 22,5 DN Tạm nghỉ KD có thời hạn 49 60 79 22,45 31,67
Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Thái Bình Bảng 3.1. cho thấy:
- Doanh nghiệp mới thành lập tăng qua các năm, nếu năm 2015 có 196 doanh nghiệp mới thành lập thì năm 2016 có 340 doanh nghiệp tăng tương ứng 73,47% so với năm 2015, năm 2017 có 368 đơn vị mới thành lập tăng tương ứng 8,23% so với năm 2016. Góp phần quan trọng vào việc huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước.
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể cũng tăng lên theo các năm. Nếu năm 2015 nhóm doanh nghiệp ngừng hoạt đồng, giải thể là 145 đơn vị thì năm 2016 là 160 đơn vị và năm 2017 là 196 đơn vị tăng tương ứng là 10,34% năm 2016 so với 2015 và 22,5% năm 2017 so với 2016. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp thành lập ra kinh doanh không hiệu quả dẫn đến thua lỗ, nhiều doanh nghiệp thành lập nhưng thực chất là để sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, mua bán hóa đơn.
- Doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn hàng năm cũng tăng, nếu năm 2015 có 49 doanh nghiệp thì năm 2016 là 60 đơn vị và năm 2017 là 79 đơn vị tương ứng tỷ lệ tăng 22,45% năm 2016 so với 2015 và tăng 31,67% năm 2017 so với 2016. Nguyên nhân chủ yếu của việc các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là thành lập doanh nghiệp ra nhưng kinh doanh không hiệu quả, không tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm, nếu duy trì hoạt động kinh doanh sẽ bị thua lỗ nên tạm thời ngừng họat động kinh doanh.
Bảng 3.2. Kết quả SXKD của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh qua các năm Chỉ tiêu 2015 (Tr.đồng) 2016 (Tr.đồng) 2017 (Tr.đồng) So sánh BQ 16/15 17/16 Tổng số DN 1.869 2.049 2.221 110 108 2.046 Tổng thu 104.684 109.269 128.309 104 117 114.087 Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Thái Bình Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của các DN NQD cho thấy, số lượng doanh nghiệp hàng năm tăng lên, tổng thu NSNN đối với các DN NQD tăng tương ứng. Nếu tổng thu năm 2015 là 104.684 triệu đồng thi năm 2016 là 109.269 triệu đồng, số thu tăng 4%; Năm 2017 là 128.309 triệu đồng, số thu tăng 17% so với năm 2016.