Số vụ cháy rừng qua các năm trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quản lý rừng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân sống dựa vào rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 54 - 56)

2015 3 0,38 2016 1 0,06 2017 2 12,1 2018 1 1,02 2019 1 0,95 2020 1 1,03

(Nguồn: BQL rừng phòng hộ Tam Đường, 2021)

3.3.4. Quản lý lâm sản ngoài gỗ, dược liệu

Do rừng trong lâm phần chủ yếu là rừng lá rộng thường xanh nên số lượng loài lâm sản ngoài gỗ như: Mây, Tre, Măng, các loài cây có dầu, nhựa, các loài cây dược liệu…phân bố tự nhiên ít, không tập trung. Hiện nay, lâm sản ngoài gỗ trong khu rừng chủ yếu là Thảo quả do nhân dân địa phương thực hiện trồng, chăm sóc và bảo vệ dưới tán rừng tự nhiên. Trước đây, phát triển thảo quả được UBND tỉnh khuyến khích và có chính sách hỗ trợ cho nhân dân để nâng cao thu nhập, giúp xóa đói, giảm nghèo.

Công tác quản lý lâm sản ngoài gỗ hiện nay do người dân tự trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ. UBND các xã, thị trấn và các cơ quan có liên quan thực hiện kiểm tra việc trồng, chăm sóc và thu hoạch theo quy định của pháp luật có liên quan.

3.3.5. Quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học

Lâm phần của Ban quản lý huyện Tam Đường có diện tích phần lớn nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn nên cũng đa dạng và phong về hệ sinh thái rừng, thực vật rừng, động vật rừng. Do hạn chế về năng lực và nguồn kinh phí nên hiện nay, trên địa bàn chưa tổ chức điều tra đa dạng sinh học do đó chưa

thống kê danh lục các loài động thực vật rừng chủ yếu và động thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, những loài đặc hữu.

Theo phỏng vấn của người dân địa phương, khu vực có nhiều loài thực vật rừng quý hiếm như: Thông tre, Pơ Mu, Giổi, các loài đỗ quyên đặc trưng,… động vật rừng chủ yếu như: Gấu chó, các loài khỉ, các loài cầy, lợn rừng, gà rừng,… dược liệu quý như: Sâm Lai Châu, Tam thất 7 lá 1 hoa, nấm linh chi,…

Công tác tuần tra, kiểm soát, bảo tồn đa dạng sinh học được các cấp, các ngành chức năng, đặc biệt là lực lượng kiểm lâm thực hiện thường xuyên, quyết liệt và có hiệu quả. Bên cạnh đó, đơn vị đã tích cực tham gia có hiệu quả quy chế phối hợp giữa các Hạt Kiểm lâm vùng giáp ranh Vườn Quốc gia Hoàng Liên để thực hiện tốt công tác tuần tra, kiểm tra rừng và cứu hộ động thực vật.

3.3.6. Công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học

Việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong những năm qua trên lâm phần được giao có những chuyển biến tích cực, luôn được các cấp các ngành quan tâm, người dân đồng tình ủng hộ. Công tác phổ biến quán triệt và đảm bảo tổ chức thực hiện luôn được lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cấp huyện, xã quan tâm, chỉ đạo sát sao; thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo theo quy định; Ban quản lý tích cực phối hợp với Hạt Kiểm lâm tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; tích cực tuần tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, chi tiết tại bảng 3.4.

Tuy vậy, việc quản lý, bảo vệ rừng ở một số diện tích rừng đã trồng chưa cao, dẫn đến chất lượng rừng trồng một số nơi chưa đạt yêu cầu, một số diện tích

tỷ lệ cây sống thấp; việc triển khai chữa cháy rừng có vụ còn bị động, nhất là việc huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ; tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp lấy đất sản xuất, tự ý trồng cây dưới tán rừng, chặt cây làm củi, tình hình khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật còn xảy ra. Một số vụ vi phạm chưa điều tra, xác minh được đối tượng vi phạm, chưa thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính; công tác kiểm tra việc thực hiện khắc phục hậu quả của một số đối tượng vi phạm chưa được quan tâm.

Bảng 3.4. Số vụ phá rừng năm 2020 khu vực nghiên cứu Năm Số vụ Diện tích bị thiệt hại (ha)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quản lý rừng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân sống dựa vào rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)