3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.6.2. Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan
- Phối hợp Hạt Kiểm lâm huyện trong công tác tuyên truyền đến nhân dân trong các quy định của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp;
phối hợp tuần tra, kiểm tra rừng, xác minh các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học theo quy định. Kịp thời phát hiện, lập biên bản hiện trường, báo cáo Hạt Kiểm lâm xác minh, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp.
- Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện trong việc thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ và phát triển rừng.
- UBND các xã, thị trấn.
+ Phối hợp trong công tác tuyên truyền đến nhân dân trong các quy định của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp; phối hợp tuần tra, kiểm tra rừng, xác minh các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học theo quy định.
+ Phối hợp trong việc thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ và phát triển rừng, nghiệm thu, thanh toán cho người nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng. Kịp thời phát hiện, lập biên bản hiện trường, đề nghị UBND xã, thị trấn xác minh, xử lý các hành vi vi phạm lĩnh vực lâm nghiệp, đất đai.
- Cộng đồng dân cư địa phương.
Để tổ chức quản lý rừng bền vững cần xem xét nhu cầu của cộng đồng về tài nguyên rừng, cần chia làm 3 nhóm để quản lý:
+ Nhu cầu có thể thay thế như: Thu hái các loại dược liệu thực vật quý, săn bẫy các loại thú nhỏ… Các nguồn thu này không thường xuyên và chủ yếu là thu hái và săn bẫy để sử dụng, do đó phối hợp với các bên liên quan để triển khai các chương trình, dự án để phát triển sinh kế cho người dân, giúp người dân tự sản xuất để thay thế, giảm dần sự phụ thuộc và tự nhiên.
+ Nhu cầu không thể/chưa thể thay thế đối với các cộng đồng còn phụ thuộc cao vào rừng như: đất canh tác, gỗ, củi...
+ Nhu cầu có thể đáp ứng như: các loại thực phẩm từ rừng như rau, măng, nấm, tre…
Tôn trọng quyền của cộng đồng dân cư và người dân địa phương (đảm bảo quyền sử dụng đất và rừng hợp pháp hoặc theo phong tục, truyền thống; có trách nhiệm giải quyết tranh chấp về quyền sử hữu, sử dụng rừng và đất rừng theo quy định; tạo cơ hội việc làm và cải thiện sinh kế; đáp ứng nhu cầu cơ bản về văn hóa, tín ngưỡng và giải trí của cộng đồng dân cư và người dân địa phương liên quan đến đất và rừng mà chủ rừng đang quản lý theo quy định,…)
Để quản lý rừng bền vững, Ban quản lý huyện phối hợp với UBND xã, Hạt Kiểm lâm tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân rà soát, bổ sung quy ước, hương ước của bản, xây dựng quy chế quản lý rừng của bản.
- Tiếp tục tham gia và thực hiện có hiệu quả trách nhiệm của bên tham gia quy chế phối hợp giữa 04 Hạt Kiểm lâm và 02 Ban quản lý vùng giáp ranh Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Lào Cai.