2015 7 0,38 2016 2 0,06 2017 6 1,11 2018 4 4,34 2019 7 1,03 2020 3 0,81
(Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện, 2021)
3.3.7. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại địa công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại địa điểm nghiên cứu
a) Điểm mạnh (Strength)
- Hệ thống quản lý về rừng và đất lâm nghiệp được thường xuyên kiện toàn từ tỉnh xuống cơ sở, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, có hiệu quả.
- Nhận thức về công tác bảo vệ và phát triển rừng, vai trò và tác dụng của rừng trong nhân dân ngày một nâng cao, nhân dân tích cực tham gia tuần tra, kiểm tra rừng, xây dựng và duy tu hàng năm được trên 80 ha đường băng trắng cản lửa,...; hàng năm, đã hạn chế tối đa các vụ vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng, góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng từ 43,34% năm 2018 lên 45,3% năm 2020.
- Thường xuyên duy trì được nguồn lực lớn để đầu tư, hỗ trợ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng bằng chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng. Hiện nay, người dân đã có thu nhập ổn định từ rừng, bình quân mỗi hộ gia đình nhận được trên 4 triệu đồng/hộ/năm, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện, tạo sức hút cho cộng đồng địa phương tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
b) Điểm yếu (Weekness)
- Một số tổ chuyên trách bảo vệ và phát triển rừng bản chưa tích cực thực hiện nhiệm vụ theo quy chế hoạt động, đặc biệt là công tác tuần tra, kiểm tra rừng, vẫn còn để xảy ra tình trạng chặt phá rừng trái phép với quy mô nhỏ.
- Việc chấp hành các quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của một số cá nhân, hộ gia đình chưa được thực hiện triệt để. Nhận thức của một số bộ phận người dân về phát triển rừng còn hạn chế, vẫn còn tình trạng gia súc phá hoại rừng trồng, hiện tượng đốt nương chưa đúng quy định vẫn còn xảy ra.
- Ranh giới nhận khoán bảo vệ rừng ở một số xã chưa ổn định. Đối với diện tích rừng bị xâm hại, mới chỉ xác định được diện tích không chi trả tiền DVMTR mà chưa xử lý trách nhiệm của bên nhận khoán theo hợp đồng khoán bảo vệ rừng được ký kết.
- Công tác điều tra rừng, điều tra đa dạng sinh học trong khu chưa có nguồn lực để triển khai.
- Lực lượng mỏng, trình độ chuyên môn còn chưa cao và chưa đồng đều, trong đó 10 công chức, 20 viên chức, hợp đồng 14 người. Thiếu cán bộ có chuyên môn sâu trong nghiệp vụ quản lý rừng. Kinh nghiệm còn non trẻ do đó công tác tham mưu cho chính quyền cơ sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp còn hạn chế.
c. Cơ hội (Opportunity)
Chính phủ đã ban hành thông tư 28 về quản lý rừng bền vững
Đã chuyển đổi căn bản cơ chế quản lý rừng tập trung Quốc doanh sang cơ chế quản lý mới đa dạng về chủ rừng
Đã thể chế hóa quy định pháp luật, được triển khai trên thực tiễn việc công nhận hình thức quản lý rừng của cộng đồng dân cư.
d. Thách thức (Threats)
Lấn chiếm rừng hiện chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và xử lý triệt để.
Nguồn tài chính không được lâu dài và ổn định
BQL chưa xác định rõ giá trị diện tích rừng đang quản lý về kinh tế, xã hội và môi trường
Ban Quản lý không được tự chủ về nhân sự, về số hợp đồng bảo vệ rừng. Đối với khoán bảo vệ rừng, hiện Ban Quản lý không được quyền chọn các đối tượng giao khoán mà phải ưu tiên khoán cho các hộ nghèo, trong khi các hộ nghèo thường thiếu nhân lực lao động nên thiếu khả năng bảo vệ rừng
Diện tích và chất lượng rừng phòng hộ có xu hướng giảm sút, bị tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong khi năng lực và đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng còn rất nhiều bất cập.
Kết quả điều tra, đánh giá và phân tích vai trò của các đối tượng có liên quan tới công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại BQL được tổng hợp tại bảng 3.3.