3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.5. Hiện trạng sử dụng đất
1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất được giao quản lý là 23.546,22 ha; trong đó: - Đất nông nghiệp 17.870,23 ha; trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 571,19 ha. + Đất lâm nghiệp (đất ): 17.298,4 ha. + Đất nuôi trồng thủy sản: 0,64 ha. - Đất phi nông nghiệp: 2.21 ha. - Đất chưa sử dụng: 5.673,78 ha.
(Chi tiết tại phụ lục 03)
a) Những thuận lợi
Đa số diện tích đất được giao tập trung, liền vùng nên thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Công tác quản lý, sử dụng đất chặt chẽ, có hiệu quả; hàng năm, Ban quản lý rừng tổ chức giao khoán bảo vệ và phát triển rừng cho người dân địa phương; thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng và đất lâm nghiệp, đã kịp thời phát hiện, đề nghị cơ quan chức năng xác minh, xử lý các hành vi lấn, chiếm đất theo quy định.
b) Những khó khăn
Diện tích đất được giao quản lý chưa được bàn giao và cắm mốc trên thực địa, dẫn đến khó khăn trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý đất đai theo quy định dẫn đến người dân tự ý sử dụng đất, chưa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Một số diện tích đất được giao nằm xen kẽ với diện tích đã giao cho các hộ gia đình, nhóm hộ tại các xã Khun Há, Bản Hon; một số diện tích còn trùng với diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nhà của người dân địa phương.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các hoạt động của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tam Đường - Các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu. - Người dân sinh sống trong khu vực nghiên cứu do Ban quản lý huyện Tam Đường quản lý.
- Các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người, tại khu vực nghiên cứu. - Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân sống dựa vào rừng tại địa điểm nghiên cứu.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Diện tích rừng phòng hộ huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, cụ thể gồm 03 xã: Sơn Bình, Thèn Sin và Bản Hon.
- Thời gian nghiên cứu: 9/2020 – 10/2021
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá các hoạt động của Ban quản lý huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
- Đánh giá thực trạng tài nguyên rừng và các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tam Đường.
- Đánh giá các nguồn và sinh kế mà người dân sống tại địa bàn nghiên cứu đang thực hiện.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn sinh kế của người dân sống dựa vào rừng tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
- Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng và phát triển sinh kế cho người dân có cuộc sống dựa vào huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Cách tiếp cận của đề tài
Phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc sống dựa vào rừng tại Khu vực huyện Tam đường, Lai Châu” được cụ thể hóa qua sơ đồ sau:
Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu về thể chế, chính sách, hoạt động
trong quản lý rừng phòng hộ Thu thập các thông tin,
tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu liên quan đến cuộc sống
của người dân.
Thu thập các thông tin về thực trạng sinh kế của
người dân sống dựa vào rừng tại khu vực rừng
phòng hộ huyện Tam đường, Lai Châu
Đề xuất một số giải pháp tăng cường sinh kế của người dân sống dựa vào rừng
Phân tích, xử lý, đánh giá thông tin
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Phương pháp này được sử dụng để hệ thống hoá và tóm tắt về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài này. Ngoài ra, thu thập số liệu thứ cấp tại phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài nguyên và môi trường, phòng thống kê và các phòng ban khác ở huyện Tam Đường Ban quản lý rừng phòng hộ huyện. Nguồn gốc của các tài liệu này đều được chú thích rõ ràng sau mỗi biểu số liệu.
- Sử dụng phương pháp) để tổng hợp, phân tích và đánh giá. Nội dung phân tích đánh giá gồm:
+ Phân tích, đánh giá các thông tin về điều kiện tự nhiên liên quan đến quản lý rừng.
+ Phân tích, đánh giá các thông tin về kinh tế - xã hội liên quan đến quản lý rừng.
+ Phân tích các thông tin về thực trạng quản lý rừng trong vùng nghiên cứu + Phân tích, đánh giá các thông tin về thể chế chính sách, những tồn tại, vướng mắc về cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Số liệu sơ cấp: Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng đã được sử dụng để chọn 135 mẫu. Phỏng vấn trực tiếp chủ hộ bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn. Thu thập các thông tin sơ cấp tại các hộ nông dân trên địa bàn do Ban quản lý rừng … quản lý theo 03 nhóm: Nhóm hộ dân khá (45 mẫu), nhóm hộ trung Bình (45 mẫu) và nhóm hộ nghèo-cận nghèo (45 mẫu điều tra).
* Cơ sở chọn mẫu điều tra
03 xã được lựa chọn để điều tra là các xã Sơn Bình, Thèn Sin và Bản Hon thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Tổng số hộ điều tra được tổng hợp ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tổng hợp số hộđiều tra tại địa điểm nghiên cứu TT Tên xã Tổng số hộ gia đình của xã Tổng số nhân khẩu của xã Hộ tham gia QLBVR Hộ điều tra 1 Sơn Bình 925,0 4.455,0 52 46 2 Thèn Sin 704,0 3.266,0 55 48 3 Bản Hon 577,0 2.865,0 48 43 Tổng cộng 2.206,0 10.586,0 155 137
Chọn hộ điều tra sinh kế trước là các hộ được giao rừng quản lý và sử dụng, được tính theo công thức tính (Nguyễn Hải Tuất, 2003) như sau:
n = N 1+ N (e)2
Trong đó: Với n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn.
Ví dụ: Tính cỡ mẫu n của một cuộc điều tra với:
Tổng thể N xã Sơn Bình = 925 hộ/xã, có 52 hộ được giao rừng, có đời sống gắn liền với rừng; độ chính xác là 95%, sai số tiêu chuẩn là +- 5%.
n = 52 1+ 52(0.05)2
n = 46 hộ điều tra; tuy nhiên khi điều tra chúng tôi lựa chọn mỗi xã khoảng 45 hộ; Như vậy, tổng 03 xã chúng tôi sẽ điều tra 135 hộ.
Trường hợp nghiên cứu này không lựa chọn dựa trên số hộ hay nhân khẩu của mỗi xã mà thực hiện lấy số hộ đại diện đều như nhau cho các xã lựa chọn. Vì mục tiêu của nghiên cứu là xem xét sự khác nhau về sinh kế bền vững giữa các nhóm hộ đã phân tổ: nghèo-cận nghèo, trung bình, khá.
2.4.2.2. Phương pháp phỏng vấn cấu trúc:
Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra các hộ sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp phỏng vấn trực
tiếp một thành viên hiểu biết về nông nghiệp của gia đình. Điều này đảm bảo lượng hông tin có tính đại diện và chính xác. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu được thiết kế để thu thập thông tin các nhóm sau:
1. Nhóm thông tin về xác định hộ gia đình.
2. Phân chia nhóm hộ (khá, trung bình và nghèo-cận nghèo) 3. Nhóm thông tin về các đặc điểm nhân khẩu của hộ.
4. Nhóm thông tin về các nguồn lực tự nhiên của hộ. 5. Nhóm thông tin về các nguồn thu nhập của hộ. * Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc:
Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, chúng tôi đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi thêm các hộ dân trong quá trình phỏng vấn.
Phương pháp này nhằm mục đích lấy thêm những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu, mở ra nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị. Phương pháp này phát huy rất hiệu quả các câu hỏi mang tính chất định tính đến những vấn đề mà người dân quan tâm, có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ.
2.4.2.3. Phương pháp quan sát trực tiếp
Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế. Tác giả có thêm các thông tin tại địa bàn nghiên cứu trong quá trình đi điều tra phỏng vấn hộ thông qua ghi chép, chụp ảnh lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.
2.4.2.4. Phương pháp chuyên gia:
Phương pháp này được sử dụng để hiệu chỉnh và hoàn thiện kết quả thông tin thu thập sau khi xử lý tài liệu ngoại nghiệp. Kết quả phân tích đánh giá thông tin của đề tài đã được gửi đến một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rừng, các nhà quản lý của địa phương đóng góp ý kiến, như: (1) Giám đốc (hoặc phó) Sở Nông nghiệp và PTNT Lai Châu; (2) Chi
cục Trưởng (hoặc Phó) Chi cục Kiểm lâm tỉnh; (3) Trưởng phòng QLBVR, chi cục Kiểm lâm Lai Châu; (4) Trưởng Ban quản lý rừng huyện Tam Đường, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tam Đường, (5) Các cán Kiểm lâm địa bàn xã (6) Các cán bộ Lâm nghiệp xã thuộc BQL rừng phòng hộ Tam Đường. Các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà quản lý đã được tác giả tiếp thu và chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện đề tài.
2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên chương trình Excel 2010 của Microsoft, cụ thể như sau:
2.4.3.1. Phương pháp thống kê mô tả:
Mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra hộ.
2.4.3.2. Phương pháp phân tổ thống kê:
Tác giả đã phân tổ các hộ điều tra theo tiêu chí: để tiến hành phân tích đánh giá xem có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với các chỉ tiêu nghiên cứu giữa hai nhóm hộ như: Đất đai, thu nhập bình quân, tuổi bình quân của chủ hộ... Ngoài ra, tác giả còn phân tổ số liệu theo các tiêu chí định tính: Trình độ văn hoá, của chủ hộ để phân tích đánh giá các yếu tố theo đa chiều.
2.4.3.3. Phương pháp phân tích so sánh:
Xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối nhằm chỉ rõ nguyên nhân biến động của hiện tượng nghiên cứu.
Phương pháp này dùng để so sánh sự sự khác nhau về thu nhập từ các ngành nghề khác nhau, cơ cấu thu nhập... giữa các hộ tham gia dự án và không tham gia dự án.
2.4.3.4. Phương pháp luận đánh giá tác động và sinh kế
Hai cách tiếp cận đánh giá tác động:
1) Đánh giá tác tình hình sản xuất và đời sống của người dân có cuộc sống dựa vào rừng tại các xã điều tra.
2) Đánh giá mức thu nhập của người dân sống dựa vào rừng trong giai đoạn nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này chúng tôi vận dụng việc đánh giá tác động dựa trên cơ sở sự khác biệt giữa nhóm các nhóm hộ.
a) Các tiêu chí đánh giá sinh kế
1) Nguồn lực tự nhiên: Đất, nước, không khí, rừng, khoáng sản, … 2) Nguồn lực con người: Kiến thức, kỹ năng trong quản lý sản xuất và kinh doanh, số nhân khẩu, số lýợng lao ðộng của hộ.
2.4.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích đánh giá trong nghiên cứu
a) Đánh giá về thu nhập
- Tính toán thu nhập năm 2021 của các hộ thuộc 03 nhóm điều tra từ các nguồn khác nhau:
+ Nông nghiệp: Thu nhập từ các hoạt động trồng trọt bao gồm: Lúa, hoa màu.
+ Chăn nuôi: thu nhập từ các hoạt động chăn nuôi như: Lợn, trâu bò, gia cầm v.v…
+ Thu nhập từ rừng: Gỗ, củi đốt, các lâm sản ngoài gỗ.
- Thông qua việc nghiên cứu các nguồn thu nhập giữa hai nhóm hộ có và không tham gia tập huấn về QLTNR, tác giả phân tích để thấy được sự khác biệt trong cơ cấu thu nhập của hai nhóm hộ với cùng điều kiện nguồn lực như nhau. Từ đó thấy được sự tác động của dự án đối với sinh kế của người dân với mục tiêu chính là phát triển kinh tế hộ gia đình kết hợp với việc nâng cao nhận thức bảo vệ và phát triển rừng, dần loại bỏ sự phụ thuộc vào việc khai thác các tài nguyên rừng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.
b) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân sống dựa vào rừng.
Nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA 14PM để phân tích số liệu và mô hình hồi quy tuyến tính, từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân/hộ/năm của người dân sống dựa vào rừng. Mô hình phân tích có dạng hàm như sau:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + €
Trong đó: Biến phụ thuộc Y là thu nhập bình quân/hộ gia đình/năm. Các biến X1, X2, X3, X4, X5, là các biến độc lập (biến giải thích).
Bảng 2.2: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính Tên
biến Diễn giải Căn cứ chọn biến
Kỳ
vọng
X1 Độ tuổi của chủ hộ là tuổi của chủ hộ gia đình
Nguyễn Quốc Nghi, 2010; Nguyễn Quốc Nghi & Bùi Văn Trịnh, 2011;
Mehdi Yadollahi et al, 2011.
+
X2
Số nhân khẩu của hộ là tổng số người trong 01 hộ, cả trẻ em và người già
Nguyễn Quốc Nghi, 2010; Nguyễn Quốc Nghi & Bùi Văn Trịnh, 2011; Mai Văn Nam, 2009;
+
X3
Số lao động trong hộ, nhận giá trị tương ứng với số người trong hộ có khả năng lao động tạo ra thu nhập;
Nguyễn Quốc Nghi & Bùi Văn Trịnh, 2011; Mai Văn Nam, 2009; Vũ Ánh Tuyến, 2007 +
X4
Diện tích là tổng diện tích nông lâm nghiệp của hộ gia đình (m2);
Nguyễn Quốc Nghi, 2010; Nguyễn Quốc Nghi & Bùi Văn Trịnh, 2011
+
X5 Biến giả: hộ nhận giá trị 1 là Nam, 2 là Nữ
Nguyễn Quốc Nghi & Bùi Văn Trịnh, 2011; Mehdi Yadollahi et al, 2011.
Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở các xã thuộc ban quản lý rừng phòng hộ Tam Đường là căn cứ quan trọng để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân trên địa bàn, hơn nữa đề xuất các giải pháp phát triển lâm nghiệp cho địa phương.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình hoạt động của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tam Đường
Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tam Đường là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện Tam Đường và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Chức năng: Tham mưu giúp UBND huyện quản lý, phát triển vốn rừng phòng hộ, sản xuất và các chương trình, dự án bảo vệ và phát triển rừng khác trên địa bàn huyện Tam Đường khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nhiệm vụ và quyền hạn
+ Quản lý, phát triển vốn rừng phòng hộ theo quy hoạch trên địa bàn huyện; Giao khoán đất, rừng phòng hộ cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư để thực hiện công tác khoanh nuôi tái sinh rừng, bảo vệ rừng và trồng rừng mới theo quy hoạch của Nhà nước.
+ Hướng dẫn các hợp tác xã, doanh nghiệp lập dự án đầu tư, thoả thuận hỗ trợ đầu tư khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư phát triển