Dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quản lý rừng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân sống dựa vào rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 34 - 36)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4.4. Dịch vụ môi trường rừng

1. Những loại dịch vụ môi trường rừng mà đơn vị đang triển khai, thực hiện

Với vị trí là đầu nguồn nước của sông Đà và nhiều hệ thống sông, suối khác, hiện nay, đơn vị đang cung ứng dịch vụ môi trường rừng như:

- Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng suối. - Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.

- Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh, dịch vụ.

2. Đánh giá tiềm năng cung cấp các loại dịch vụ môi trường

a) Những thuận lợi

- Tiềm năng về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng suối; điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội:

+ Cung ứng dịch vụ cho các nhà máy thủy điện: Diện tích rừng của huyện Tam Đường nằm trong lưu vực của nhiều nhà máy thủy điện lớn và nhiều thủy điện nhỏ trên địa bàn huyện do đó nguồn thu từ cung cấp dịch vụ môi trường rừng tương đối lớn so với các lưu vực khác trên địa bàn tỉnh.

+ Cung ứng nước sạch: Với hệ sông, suối nhiều trên địa bàn huyện đã cung cấp nước sinh hoạt cho các nhà máy nước có sử dụng nguồn nước trên địa bàn huyện, tỉnh và ngoài tỉnh.

- Tiềm năng về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh, dịch vụ: Diện tích rừng tự nhiên lớn, núi non hùng vĩ, có đỉnh Putaleng ở độ cao 3.049 m, đỉnh Ngũ Chỉ Sơn với năm ngọn núi cạnh nhau dựng thẳng đứng ở độ cao khoảng 2.850 m so với mực nước biển, được mệnh danh là một trong những ngọn núi hùng vĩ nhất Tây Bắc, đây đã trở thành điểm đến trong mơ của nhiều đoàn phượt ưa mạo hiểm, cũng là nơi phân bố tự nhiên của loài hoa Đỗ Quyên với sắc hồng, vàng đẹp kiêu hãnh của núi rừng Tây Bắc. Điều kiện tự nhiên và thiên nhiên ưu đãi có nhiều cảnh quan đẹp, kỳ vĩ, khí hậu mát mẻ, trong lành, với hệ thống giao thông thuận lợi khi di chuyển từ Sa Pa sang theo tuyến du lịc Sa Pa – Lai Châu; tiếp giáp với Sa Pa nơi hàng năm có trên 2,5 triệu lượt khách trong nước và quốc tế tới tham quan, du lịch, tạo điều kiện cho thuê môi trường rừng. Theo thống kê, tính đến hết năm 2018, toàn huyện có 10 điểm du lịch, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được công nhận. Lượng khách du lịch đến với huyện ngày càng tăng. Năm 2018, toàn huyện thu hút được gần

80.000 lượt khách, doanh thu đạt trên 24,2 tỷ đồng (tăng 6,4 lần so với năm 2015). Tính riêng 5 tháng đầu năm 2019, tổng lượt khách du lịch đến với huyện Tam Đường đạt gần 80.000 lượt, doanh thu từ các hoạt động du lịch ước đạt trên 28 tỷ đồng. Được thiên nhiên ưu đãi có thác nước, hang động, rừng nguyên sinh, là điều kiện thuận lợi để Tam Đường phát triển du lịch sinh thái. Lắm bắt được cơ hội này huyện đã đầu tư xây dựng các hạng mục, cải tạo cảnh quan phát triển điểm du lịch sinh thái bản Nà Khương; mở nhiều cung đường mới khám phá rừng, thác nước và hệ thống động thực vật tại bản Sì Thâu Chải, đỉnh Pu Ta Leng, đỉnh Tả Liên Sơn...; tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp khảo sát, lập dự án và đầu tư khai thác du lịch sinh thái.

b) Những khó khăn: Đa số những cảnh đẹp tự nhiên, nơi có khả năng cho thuê môi trường rừng nằm trong những khu rừng sâu, xa khu dân cư nên việc khai thác và quản lý các hoạt động khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gặp rất nhiều khó khăn, chưa thu hút được các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quản lý rừng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân sống dựa vào rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)