Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quản lý rừng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân sống dựa vào rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 27)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

1.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Ban quản lý huyện Tam Đường được giao diện tích đất nằm trên địa bàn của 11 xã và 01 thị trấn huyện Tam Đường, do đó cũng tương đồng về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn và thổ nhưỡng trên địa bàn huyện, cụ thể:

1. Vị trí địa lý, địa hình

- Tam Đường nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu, có vị trí giáp ranh như sau:

+ Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ và thành phố Lai Châu. + Phía Đông giáp huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.

+ Phía Nam giáp huyện Sìn Hồ và huyện Tân Uyên.

- Địa hình: Tam Đường là huyện miền núi có địa hình phức tạp, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Phía Đông Bắc là dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài hơn 80 km với đỉnh Pansipang cao 3.143 m; phía Đông Nam là dãy Pusamcap dài khoảng 60 km, xen giữa những dãy núi là các thung lũng và các dòng suối là nơi tập trung của những bản làng mang nét đặc trưng vùng núi Tây Bắc. Theo tài liệu điều tra, khảo sát về điều kiện tự nhiên của Viện Địa lý, huyện Tam Đường có các thành tạo trầm tích, macma xâm nhập trên đá nền, rất phức tạp, một số nơi có hang động Caster và dòng chảy ngầm như: Sùng Phài, Nùng Nàng, Bình Lư,… trong đó có quần thể hang động đẹp như động Tiên Sơn ở xã Bình Lư.

- Trong lâm phần được giao, độ dốc lớn nhất trên 600 và độ dốc nhỏ nhất khoảng 170.

2. Khí hậu

Tam Đường nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa núi cao Tây Bắc, ngày nóng, đêm lạnh; khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 có nhiệt độ và độ ẩm cao, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp.

Nhiệt độ bình quân hàng năm từ 22-260c, biên độ dao động nhiệt khá mạnh, trung bình khoảng 8-90c giữa ngày và đêm, mùa đông lên tới 9-100c, có nơi 11-120c. Nhiệt độ cao nhất 350c, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 00c, các tháng có nhiệt độ trên 220c phổ biến từ tháng 5 đến tháng 9.

Hướng gió chính về mùa Đông là gió Bắc và Đông Bắc thường khô lạnh. Hướng gió chính mùa hè là gió Đông Nam mang nhiều hơi ẩm và thường gây ra mưa lớn kéo dài.

3. Thủy văn

Lượng mưa bình quân năm: 1.800-2.000 mm nhưng phân bố không đều. Mưa lớn thường tập trung vào mùa hè, nhất là các tháng 6, 7, 8 và thường chiếm tới 90% lượng mưa của cả năm. Các tháng mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm. Sự phân bố lượng mưa tập trung theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông, lâm nghiệp cũng như việc thi công các công trình xây dựng trên địa bàn huyện. Vào các tháng 1, 12 có xuất hiện sương muối, các tháng 3, 4, 5 hàng năm thường hay có giông kèm theo mưa đá.

- Huyện Tam Đường là huyện có hệ thống thủy văn tương đối đa dạng và phong phú bao gồm các dòng suối chính sau:

+ Suối Tả Lèng có độ dài khoảng 7 km, theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.

+ Suối Nậm Mu có độ dài khoảng 18 km, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. + Suối Nậm Dê có độ dài khoảng 15 km, theo hướng Đông Bắc- Tây Nam.

+ Suối Nậm Đích có độ dài khoảng 12 km, theo hướng Tây Nam - Đông Bắc.

Nhìn chung do ảnh hưởng của địa hình, địa thế nên mạng lưới sông suối trong huyện tương đối dầy, có độ dốc cao, độ dài ngắn, lòng hẹp, có nước quanh năm, do độ dốc lớn và địa hình chia cắt mạnh bởi các dẫy núi cao nên mùa mưa nguồn nước dồi dào, nhiều thác nước đẹp, phù hợp cho việc phát triển nuôi các loài cá nước lạnh, Nông – Lâm nghiệp.

4. Địa chất và thổ nhưỡng

Là huyện có địa hình phức tạp được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài hơn 80 km với đỉnh Phanxipăng cao 3.143 m, phía Đông là dãy Pu Sam Cáp

kéo dài khoảng 60 km, xen kẽ những dãy núi cao là các thung lũng và sông suối... Theo nghiên cứu, đánh giá tài nguyên đất của Viện Nông nghiệp, huyện Tam Đường cũng có đầy đủ 06 nhóm đất chính của tỉnh Lai Châu:

- Nhóm đất phù sa: Gồm đất phù sa ngói suối.

- Nhóm đất đen: Gồm đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đã cacbonat. - Nhóm đất Feralit đỏ vàng: Gồm đất đỏ nâu trên đá vôi, đất nâu vàng trên đá vôi, đất đỏ vàng trên đá biến chất, đất vàng đỏ trên đá macma axit, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước.

- Nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi: Gồm đất mùn đỏ nâu trên đá vôi, đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất, đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit, đất mùn vàng nhạt trên đá dăm cuội kết.

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.

- Nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi cao và núi đá.

Với rất nhiều loại đất khác nhau, trong đó chủ yếu là đất phù sa bồi tụ, đất feralit đỏ vàng và vàng nhạt phân bố chủ yếu ở các khu vực trồng lúa nước, đất mùn trên núi cao… Nhìn chung, tính chất đất ở đây khá thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp và cây công nghiệp,cây ăn quả.

5. Nhận xét chung về ảnh hưởng điều kiện tự nhiên đến phát triển lâm nghiệp bền vững

a) Thuận lợi

- Huyện Tam Đường là cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu, có điều kiện thông thương với Trung Quốc qua cửa khẩu Quốc tế Cốc Lếu và thuộc tuyến hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, huyện Tam Đường có rất nhiều thuận lợi cho việc phát triển ngành lâm nghiệp và xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm sản.

- Sự đa dạng tài nguyên đất, tài nguyên sinh học sẽ tạo điều kiện cho huyện Tam Đường phát triển đa dạng các loài cây trồng lâm nghiệp và lâm

sản ngoài gỗ; có hệ sinh thái tự nhiên với nhiều cảnh quan có giá trị bảo tồn thiên nhiên, giá trị thẩm mỹ cao là động lực cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch tâm linh.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng khá phát triển mạnh tạo thuận lợi cho việc phát triển các chuỗi sản phẩm lâm sản và hạ giá thành sản phẩm.

b) Khó khăn

- Là huyện có địa hình núi cao rất phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học.

- Diễn biến thời tiết bất thường trong những năm gần đây gây tác động xấu đến mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững. Thời tiết hanh, khô, gió thổi mạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau làm tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy rừng và thảm thực vật.

- Công tác phát triển rừng gặp nhiều khó khăn do lượng mưa ít, mưa lớn thường tập trung trong thời gian ngắn từ tháng 6 đến tháng 8 dẫn tới thời vụ trồng rừng ngắn, hiện tượng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất cũng thường xuyên xảy ra; tình trạng chăn thả gia súc vẫn còn phổ biến cũng ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng.

1.4.2. Dân sinh, kinh tế, xã hội

1. Dân số, dân tộc, lao động

- Dân số, dân tộc: Toàn huyện có 56.497 người, gồm 12 dân tộc cùng chung sống (Kinh, Thái, Mông, Lự, Dao, Hoa, Giấy,...) sống xen kẽ nhau thành làng bản theo phong tục tập quán của từng dân tộc, đời sống chủ yếu là thuần nông, sản xuất mang tính tự cung tự cấp. Mật độ dân số là 83 người/km2 (Chi tiết có phụ biểu số 01 kèm theo).

- Lao động: Tổng số lao động trên 35.000 người, chủ yếu là lao động nông, lâm nghiệp, chưa qua đào tạo, trình độ dân trí và canh tác không đồng đều.

2. Kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp:

+ Trồng trọt: Lúa: Diện tích 5.085 ha, sản lượng 26.512 tấn; Ngô: diện tích 4.651 ha, sản lượng 16.688 tấn; Chè: Tổng diện tích 1.423,9 ha, sản lượng chè búp tươi 5.950 tấn; cây ăn quả: Tổng diện tích 564,7 ha (trồng mới 62,1 ha). Diện tích chăm sóc 265,7 ha; diện tích thu hoạch 237 ha, sản lượng 888 tấn, …

+ Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc 57.715 con, tổng đàn gia cầm 215.000 con.

+ Thuỷ sản: Diện tích 212,8 ha, sản lượng 740 tấn. Số cơ sở nuôi cá nước lạnh 06 cơ sở.

+ Tỷ lệ che phủ rừng đạt 45,3%.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng/người/năm.

3. Xã hội

Công tác giáo dục - đào tạo tiếp tục được chú trọng, toàn huyện hiện có 44 trường, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp, tổng số 709 lớp với 17.272 học sinh, tỷ lệ phòng học kiên cố và bán kiên cố là 98,4%, duy trì 22 trường đạt chuẩn quốc gia. Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS, xóa mù chữ…

Huyện có 01 Trung tâm y tế tuyến huyện và 14 trạm y tế xã, thị trấn đảm bảo công tác thường trực cấp cứu 24/24 giờ, cấp cứu ban đầu, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2018 là 27,27%

4. Nhận xét chung về ảnh hưởng điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội

đến phát triển lâm nghiệp bền vững

a) Thuận lợi: Đa số người dân có tinh thần cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất nông nghiệp, tích cực tham gia công tác quản lý, bảo vệ và phát

triển rừng. Một số dân tộc (dân tộc Dao, Lự, …) có truyền thống xây dựng và thực hiện nghiêm túc hương ước, quy ước bảo vệ rừng của cộng đồng bản.

b) Khó khăn: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người còn thấp. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc vào rừng; trình độ nhận thức của bộ phận lớn của người dân chưa cao cũng gây áp lực cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

1.4.3. Giao thông

1. Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực

Huyện Tam Đường có đường Quốc lộ 4D và quốc lộ 32 chạy qua, hệ thống đường liên huyện, xã, bản đã và đang được nâng cấp, trải nhựa và bê tông hóa tạo điều kiện phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp cũng như các ngành kinh tế - xã hội khác. Cụ thể:

- Quốc lộ: Quốc lộ 4D dài 50 km, quốc lộ 32 dài 7,5 km.

- Đường liên huyện: Tuyến đường Thèn Sin – Nậm Xe (huyện Phong Thổ) dài 21,1 km; đường Nùng Nàng – Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ) dài 12,2 km; đường Thành phố Lai Châu – Đông Pao – Bình Lư dài 20,6 km.

- Ngoài các tuyến Quốc lộ và các tuyến đường liên huyện thì với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” trong đó, Nhà nước đầu tư vật liệu xây dựng, nhân dân tích cực đóng góp ngày công lao động, hiến đất để tạo diện mạo mới cho mạng lưới giao thông, tạo sự kết nối liên thông trong cả 4 mùa. Đến nay, 141/152 bản trên địa bàn huyện Tam Đường có đường giao thông cứng hóa đi lại thuận lợi. Trong đó có 51,9 km đường đến xã; 172,8 km đường đi đến các bản, nội bản và 164,2 km đường nội đồng, đường mòn dân sinh.

Mặc dù là huyện miền núi gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm của Đảng bộ và chính quyền địa phương, cùng sự chung sức của người dân

trên địa bàn huyện Tam Đường, trong nhưng năm qua đã huyện đã cứng hóa được nhiều tuyến đường vào bản, đường nội đồng điều này đã thúc đẩy giao thương, góp phần vào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa của người dân và giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên địa bàn huyện.

2. Hệ thống giao thông đường thủy

Do các dòng sông, suối trên địa bàn nhỏ, độ dốc lớn nên thường xuyên không có hoạt động giao thông đường thủy trên địa bàn.

3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng của giao thông đến triển khai, thực hiện phương án

- Thuận lợi: Hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa nói chung và công tác trồng, chế biến, vận chuyển lâm sản, góp phần thúc đẩy nhân dân tích cực tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Khó khăn: Hệ thống đường giao thông đa số tập trung gần nơi dân cư, khu trung tâm, trong lâm phần của đơn vị phần lớn chưa có đường giao thông (đặc biệt là đường lâm nghiệp) mà chủ yếu là đường mòn; do đó ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng, hiệu quả công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và phát triển rừng.

1.4.4. Dịch vụ môi trường rừng

1. Những loại dịch vụ môi trường rừng mà đơn vị đang triển khai, thực hiện

Với vị trí là đầu nguồn nước của sông Đà và nhiều hệ thống sông, suối khác, hiện nay, đơn vị đang cung ứng dịch vụ môi trường rừng như:

- Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng suối. - Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.

- Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh, dịch vụ.

2. Đánh giá tiềm năng cung cấp các loại dịch vụ môi trường

a) Những thuận lợi

- Tiềm năng về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng suối; điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội:

+ Cung ứng dịch vụ cho các nhà máy thủy điện: Diện tích rừng của huyện Tam Đường nằm trong lưu vực của nhiều nhà máy thủy điện lớn và nhiều thủy điện nhỏ trên địa bàn huyện do đó nguồn thu từ cung cấp dịch vụ môi trường rừng tương đối lớn so với các lưu vực khác trên địa bàn tỉnh.

+ Cung ứng nước sạch: Với hệ sông, suối nhiều trên địa bàn huyện đã cung cấp nước sinh hoạt cho các nhà máy nước có sử dụng nguồn nước trên địa bàn huyện, tỉnh và ngoài tỉnh.

- Tiềm năng về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh, dịch vụ: Diện tích rừng tự nhiên lớn, núi non hùng vĩ, có đỉnh Putaleng ở độ cao 3.049 m, đỉnh Ngũ Chỉ Sơn với năm ngọn núi cạnh nhau dựng thẳng đứng ở độ cao khoảng 2.850 m so với mực nước biển, được mệnh danh là một trong những ngọn núi hùng vĩ nhất Tây Bắc, đây đã trở thành điểm đến trong mơ của nhiều đoàn phượt ưa mạo hiểm, cũng là nơi phân bố tự nhiên của loài hoa Đỗ Quyên với sắc hồng, vàng đẹp kiêu hãnh của núi rừng Tây Bắc. Điều kiện tự nhiên và thiên nhiên ưu đãi có nhiều cảnh quan đẹp, kỳ vĩ, khí hậu mát mẻ, trong lành, với hệ thống giao thông thuận lợi khi di chuyển từ Sa Pa sang theo tuyến du lịc Sa Pa – Lai Châu; tiếp giáp với Sa Pa nơi hàng năm có trên 2,5 triệu lượt khách trong nước và quốc tế tới tham quan, du lịch, tạo điều kiện cho thuê môi trường rừng. Theo thống kê, tính đến hết năm 2018, toàn huyện có 10 điểm du lịch, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được công nhận. Lượng khách du lịch đến với huyện ngày càng tăng. Năm 2018, toàn huyện thu hút được gần

80.000 lượt khách, doanh thu đạt trên 24,2 tỷ đồng (tăng 6,4 lần so với năm 2015). Tính riêng 5 tháng đầu năm 2019, tổng lượt khách du lịch đến với huyện Tam Đường đạt gần 80.000 lượt, doanh thu từ các hoạt động du lịch ước đạt trên 28 tỷ đồng. Được thiên nhiên ưu đãi có thác nước, hang động,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quản lý rừng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân sống dựa vào rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)