Dân sinh, kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quản lý rừng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân sống dựa vào rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 31 - 33)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4.2. Dân sinh, kinh tế, xã hội

1. Dân số, dân tộc, lao động

- Dân số, dân tộc: Toàn huyện có 56.497 người, gồm 12 dân tộc cùng chung sống (Kinh, Thái, Mông, Lự, Dao, Hoa, Giấy,...) sống xen kẽ nhau thành làng bản theo phong tục tập quán của từng dân tộc, đời sống chủ yếu là thuần nông, sản xuất mang tính tự cung tự cấp. Mật độ dân số là 83 người/km2 (Chi tiết có phụ biểu số 01 kèm theo).

- Lao động: Tổng số lao động trên 35.000 người, chủ yếu là lao động nông, lâm nghiệp, chưa qua đào tạo, trình độ dân trí và canh tác không đồng đều.

2. Kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp:

+ Trồng trọt: Lúa: Diện tích 5.085 ha, sản lượng 26.512 tấn; Ngô: diện tích 4.651 ha, sản lượng 16.688 tấn; Chè: Tổng diện tích 1.423,9 ha, sản lượng chè búp tươi 5.950 tấn; cây ăn quả: Tổng diện tích 564,7 ha (trồng mới 62,1 ha). Diện tích chăm sóc 265,7 ha; diện tích thu hoạch 237 ha, sản lượng 888 tấn, …

+ Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc 57.715 con, tổng đàn gia cầm 215.000 con.

+ Thuỷ sản: Diện tích 212,8 ha, sản lượng 740 tấn. Số cơ sở nuôi cá nước lạnh 06 cơ sở.

+ Tỷ lệ che phủ rừng đạt 45,3%.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng/người/năm.

3. Xã hội

Công tác giáo dục - đào tạo tiếp tục được chú trọng, toàn huyện hiện có 44 trường, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp, tổng số 709 lớp với 17.272 học sinh, tỷ lệ phòng học kiên cố và bán kiên cố là 98,4%, duy trì 22 trường đạt chuẩn quốc gia. Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS, xóa mù chữ…

Huyện có 01 Trung tâm y tế tuyến huyện và 14 trạm y tế xã, thị trấn đảm bảo công tác thường trực cấp cứu 24/24 giờ, cấp cứu ban đầu, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2018 là 27,27%

4. Nhận xét chung về ảnh hưởng điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội

đến phát triển lâm nghiệp bền vững

a) Thuận lợi: Đa số người dân có tinh thần cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất nông nghiệp, tích cực tham gia công tác quản lý, bảo vệ và phát

triển rừng. Một số dân tộc (dân tộc Dao, Lự, …) có truyền thống xây dựng và thực hiện nghiêm túc hương ước, quy ước bảo vệ rừng của cộng đồng bản.

b) Khó khăn: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người còn thấp. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc vào rừng; trình độ nhận thức của bộ phận lớn của người dân chưa cao cũng gây áp lực cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quản lý rừng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân sống dựa vào rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)