Thunhập bình quân các hộ điều tra qua các hoạt động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quản lý rừng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân sống dựa vào rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 69)

Số liệu bảng 3.10 và hình 3.2 trên cho thấy: Trong tổng số các nguồn thu (Từ nông nghiệp, chăn nuôi, LN và nghề khác), thì sinh kế của người dân tại khu vực nghiên cứu có sự khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu, nhóm hộ nghèo và cận nghèo thu nhập từ Lâm nghiệp là cao nhất, trong khi đó hai nhóm hộ còn lại thu nhập chủ yếu lại là từ ngành nghề khác đó là làm thuê, công nhân, buôn bán nhỏ. Như vậy, để đảm bảo sinh kế của người dân khu vực nghiên cứu, đặc biệt đối với các hộ nghèo và cận nghèo, việc giao thêm đất rừng và rừng là hướng đi hiệu quả, đặc biệt là rừng sản xuất. Hộ trợ phát triển lâm nghiệp bằng việc tạo điều kiện vay vốn, cung cấp giống để các hộ dân có thể phát triển lâm nghiệp hiệu quả.

Trong chính sách giao đất giao rừng theo Thông tư 21/VBHN- BNNPTN, ngày 06 tháng 5 năm 2014 về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng cư thôn, thì nếu xã còn quỹ đất có thể chia sẻ từ rừng cộng đồng, từ các hộ có nhiều diện tích rừng sang cho các hộ nghèo, tạo điều kiện cho hộ có thêm nguồn thu từ rừng. Ngoài ra, cần phải có sự hỗ trợ từ bên ngoài, như: Vốn, khoa học kỹ thuật…đặc biệt là phải phát triển chăn nuôi gia xúc, gia cầm…

3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn sinh kế của người dân tại địa điểm nghiên cứu

Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình có cuộc sống dựa vào rừng ở các xã thuộc BQL rừng phòng hộ Tam Đường là căn cứ quan trọng để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân trên địa bàn, đề xuất các giải pháp phát triển lâm nghiệp cho địa phương.

Mô hình hồi quy tuyến tính được áp dụng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình. Kết quả phân tích cho thấy, mô hình có

hệ số Sig. = 0,00 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α = 1% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng để phân tích được, tức là biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Hệ số R2 hiệu chỉnh = 30,45%, tức là sự biến thiên của thu nhập/người/tháng của các hộ gia đình được giải thích bởi các yếu tố được đưa vào trong mô hình, cụ thể tại phụ lục 4.

Mô hình hồi quy tuyến tính được áp dụng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tại BQL rừng phòng hộ huyện Tam Đường. Kết quả phân tích cho thấy, mô hình có hệ số Sig. = 0,452 lớn hơn so với mức ý nghĩa α = 5% nên mô hình hồi quy ít phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng để phân tích được, tức là biến độc lập ít có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Hệ số R2 hiệu chỉnh = 30,45%, tức là sự biến thiên của thu nhập/hộ gia đình/năm được giải thích bởi các yếu tố được đưa vào trong mô hình.

Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính đa biến của các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình sống dựa vào rừng ta rừng phòng hộ huyện Tam Đường có dạng như sau.

THU NHẬP = 4,46 + 0,261Tổngdiệntích + 1,88 Sốlaođộng + 0,452Sốkhẩu – 0,164Tuổi + 0,785Giớitính

Kết quả phân tích còn cho thấy, trong 5 biến đưa vào trong mô hình thì có duy nhất 01 biến có ý nghĩa thống kê (Sig, <5%) và 4 biến còn lại không có ý nghĩa thống kê.

Biến số hoạt động tạo ra thu nhập (lao động) có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ gia đình ở mức ý nghĩa 5%. Trong điều kiện các biến độc lập khác không thay đổi, nếu hộ gia đình có số lao động tăng lên 1 đơn vị thì yếu tố thu nhập sẽ tăng lên 1,88 đơn vị. Số hoạt động tạo ra thu nhập của hộ gia đình tăng sẽ làm tăng thu nhập là điều hiển nhiên. Trong quá trình khảo sát

thực tế cho thấy, ngoài hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp thì các hộ gia đình còn tham gia vào các hoạt động làm thuê, làm mướn theo thời vụ, hoặc làm kinh doanh, và nguồn thu này lại là nguồn thu lớn/năm của các hộ. Nguồn thu từ Lâm nghiệp theo giải thích từ các hộ điều tra, là theo chu kì trồng rừng hoặc theo các hoạt động khoán bảo vệ rừng. Nguồn thu từ nông nghiệp thì rải rác quanh năm, khó xác định được cụ thể, và khó tiết kiệm và sử dụng vào những vấn đề lớn như sửa nhà, mua sắm trang thiết bị, chỉ phục vụ chi tiêu hàng ngày là chính.

3.6. Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng và sinh kế của người dân sống dựa vào rừng kế của người dân sống dựa vào rừng

3.6.1. Giải pháp về công tác quản lý, nguồn nhân lực

- Thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong đơn vị; tạo điều kiện để công chức, viên chức và người lao động tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng được đội ngũ công chức, viên chức và người lao động có trình độ và năng lực, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đảm bảo quyền và điều kiện làm việc của viên chức và người lao động (đảm bảo công bằng, quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định; đảm bảo điều kiện làm việc; tôn trọng quyền tham gia của tổ chức Công đoàn và các thỏa thuận lao động; có cơ chế giải quyết khiếu nại,)

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 19- NQ/TW của cấp trên trong công tác tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đơn vị.

3.6.2. Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan

- Phối hợp Hạt Kiểm lâm huyện trong công tác tuyên truyền đến nhân dân trong các quy định của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp;

phối hợp tuần tra, kiểm tra rừng, xác minh các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học theo quy định. Kịp thời phát hiện, lập biên bản hiện trường, báo cáo Hạt Kiểm lâm xác minh, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp.

- Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện trong việc thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ và phát triển rừng.

- UBND các xã, thị trấn.

+ Phối hợp trong công tác tuyên truyền đến nhân dân trong các quy định của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp; phối hợp tuần tra, kiểm tra rừng, xác minh các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học theo quy định.

+ Phối hợp trong việc thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ và phát triển rừng, nghiệm thu, thanh toán cho người nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng. Kịp thời phát hiện, lập biên bản hiện trường, đề nghị UBND xã, thị trấn xác minh, xử lý các hành vi vi phạm lĩnh vực lâm nghiệp, đất đai.

- Cộng đồng dân cư địa phương.

Để tổ chức quản lý rừng bền vững cần xem xét nhu cầu của cộng đồng về tài nguyên rừng, cần chia làm 3 nhóm để quản lý:

+ Nhu cầu có thể thay thế như: Thu hái các loại dược liệu thực vật quý, săn bẫy các loại thú nhỏ… Các nguồn thu này không thường xuyên và chủ yếu là thu hái và săn bẫy để sử dụng, do đó phối hợp với các bên liên quan để triển khai các chương trình, dự án để phát triển sinh kế cho người dân, giúp người dân tự sản xuất để thay thế, giảm dần sự phụ thuộc và tự nhiên.

+ Nhu cầu không thể/chưa thể thay thế đối với các cộng đồng còn phụ thuộc cao vào rừng như: đất canh tác, gỗ, củi...

+ Nhu cầu có thể đáp ứng như: các loại thực phẩm từ rừng như rau, măng, nấm, tre…

Tôn trọng quyền của cộng đồng dân cư và người dân địa phương (đảm bảo quyền sử dụng đất và rừng hợp pháp hoặc theo phong tục, truyền thống; có trách nhiệm giải quyết tranh chấp về quyền sử hữu, sử dụng rừng và đất rừng theo quy định; tạo cơ hội việc làm và cải thiện sinh kế; đáp ứng nhu cầu cơ bản về văn hóa, tín ngưỡng và giải trí của cộng đồng dân cư và người dân địa phương liên quan đến đất và rừng mà chủ rừng đang quản lý theo quy định,…)

Để quản lý rừng bền vững, Ban quản lý huyện phối hợp với UBND xã, Hạt Kiểm lâm tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân rà soát, bổ sung quy ước, hương ước của bản, xây dựng quy chế quản lý rừng của bản.

- Tiếp tục tham gia và thực hiện có hiệu quả trách nhiệm của bên tham gia quy chế phối hợp giữa 04 Hạt Kiểm lâm và 02 Ban quản lý vùng giáp ranh Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Lào Cai.

3.6.3. Giải pháp về khoa học, công nghệ

- Tăng cường ứng dụng ảnh viễn thám - GIS, ảnh vệ tinh, công nghệ thông tin trong quản lý tài nguyên rừng để đánh giá đúng diễn biến rừng, thay đổi hiện trạng sử dụng đất; cập nhật và sử dụng phềm mềm theo dõi và cảnh báo nguy cơ mất rừng, suy thoái rừng.

- Bố trí kinh phí nâng cấp, mua sắm máy móc thiết bị và duy tu, bảo dưỡng các hạng mục công trình đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo dõi, quản lý, bảo vệ rừng. Tiếp tục phối hợp với các đơn vị khoa học trong nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới vào phát triển cải tạo giống, ươm giống.

- Sản xuất, sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định (quy định về khảo nghiệm giống, công nhận giống mới; sản xuất, kinh doanh giống; sử dụng giống; xuất khẩu, nhập khẩu giống;), phù hợp với điều kiện lập địa và mục tiêu quản lý rừng bền vững.

3.6.4. Giải pháp về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư

- Nguồn kinh phí theo Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.

- Nguồn dịch vụ môi trường rừng từ việc cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho các nhà máy thủy điện, nước sinh hoạt có sử dụng nguồn nước trong lưu vực.

- Nguồn kinh phí cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê môi trường rừng để đầu tư thực hiện các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

- Nguốn vốn tài trợ của các chương trình, dự án khác để thực hiện giao rừng, cắm mốc ranh giới quản lý rừng, điều tra đa dạng sinh học và thực hiện được cấp chứng chỉ rừng về quản lý rừng bền vững.

3.6.5. Giải pháp phát triển sinh kế

Việc giao rừng, đất rừng cho người dân ở những nơi có rừng để bà con phát triển sản xuất là một quyết sách rất đúng đắn, sẽ bảo đảm được sinh kế cho người dân, hạn chế tối đa việc xâm hại rừng.

Tổ chức đánh giá, lựa chọn các hoạt động phát triển sinh kế phù hợp; lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án có liên quan; quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp có năng lực đầu tư trồng - chế biến - tiêu thụ sản phẩm nông, lâm sản; khuyến khích sử dụng các nguồn lực sẵn có tại địa phương về tài nguyên, nhân lực, kinh nghiệm bản địa,…; rà soát, bổ sung xây dựng hương ước sát thực với từng cộng đồng để bảo vệ rừng; tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật để nâng cao năng lực cho cán bộ, người dân; hỗ trợ vốn, thông tin thị trường…; thường xuyên tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tam Đường là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện Tam Đường và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu.

Diện tích rừng tại địa điểm nghiên cứu là rừng phòng hộ đầu nguồn và chủ yếu là rừng tự nhiên nên có khả năng phát huy hiệu quả phòng hộ. Tuy nhiên, diện tích chưa thành rừng ở đây còn khá lớn, trên 6 nghìn ha, hiện đang thực hiện biện pháp khoanh nuôi tái sinh là chính.

Tài nguyên rừng phong phú, đa dạng về hệ sinh thái, thành phần loài, tập trung; đa số là rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới, khả năng tái sinh, phục hồi cao.

Công tác giao đất lâm nghiệp chưa gắn với giao rừng nên trong công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng gặp nhiều khó khăn. Chất lượng rừng chưa cao, rừng được hình thành chủ yếu qua khai thác cạn kiệt.

việc thực hiện chính sách DVMTR, công tác truyền thông về chính sách chi trả DVMTR đến với người dân đã được các cấp chính quyền, các ngành, cộng đồng thôn bản triển khai thực hiện đồng bộ, với nhiều hình thức phong phú và đa dạng hơn.

Số hoạt động sinh kế mà hộ cư dân khu vực nghiên cứu tham gia gồm nhiều hoạt động, cho thấy tính đa dạng hóa sinh kế của người dân, tuy nhiên, nghiên cứu tập trung vào 04 nhóm hoạt động chính là Nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp và nghệ khác.

Sinh kế của người dân tại khu vực nghiên cứu có sự khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu, nhóm hộ nghèo và cận nghèo thu nhập từ Lâm nghiệp là cao nhất, trong khi đó hai nhóm hộ còn lại thu nhập chủ yếu lại là từ ngành nghề khác.

Mô hình hồi quy tuyến tính được áp dụng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình. Kết quả phân tích cho thấy, mô hình có hệ số Sig. = 0,00 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α = 1% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng để phân tích được, tức là biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Hệ số R2 hiệu chỉnh = 30,45%, tức là sự biến thiên của thu nhập/người/tháng của các hộ gia đình được giải thích bởi các yếu tố được đưa vào trong mô hình.

THU NHẬP = 4,46 + 0,261Tổngdiệntích + 1,88 Sốlaođộng + 0,452Sốkhẩu – 0,164Tuổi + 0,785Giớitính

2. Kiến nghị

Để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ nói chung, và sinh kế người dân sống dựa và rừng nói riêng, đòi hỏi phải áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có phương pháp nghiên cứu đa ngành. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và điều kiện thực hiện nên đề tài chỉ đi sâu phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng tài nguyên rừng và thực trạng quản lý bảo vệ rừng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ huyện Tam Đường, đồng thời phân tích một số hoạt động sinh kế chính của người dân tại địa bàn nghiên cứu.

- Tiếp tục mở rộng hướng nghiên cứu sâu hơn tác động của phương thức quản lý rừng hiện nay của khu tới môi trường và đa dạng sinh học, ảnh hưởng của phương thức quản lý rừng tới sinh kế và tác động của nó tới công tác bảo vệ rừng của rừng phòng hộ huyện Tam Đường.

- Cần có chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội kết hợp với bảo tồn văn hóa và bảo tồn đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quản lý rừng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân sống dựa vào rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)