TT tượng Đối Vai trò
1 Ban quản lý rừng phòng hộ
- Đây là đơn vị chính được thành lập với mục tiêu bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, tài nguyên đa dạng sinh học của BQL. Đây là đơn vị trung tâm, có vai trò kết nối các lực lượng khác tham gia vào bảo vệ tài nguyên rừng, định hướng và đưa ra các quyết sách liên quan tới sự phát triển của BQL.
- Là đơn vị có trọng trách chủ yếu và có quyền đưa ra những định hướng, quyết định sự phát triển của Khu, được sự chỉ đạo chặt chẽ của chi cục Kiểm lâm Lai Châu, Huyện ủy, UBND huyện, sự phối hợn của các ban, ngành UBND các xã, thị trấn, sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ trong đơn vị BQL rừng phòng hộ.
2 Cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ rừng/Hộ gia đình
Đây là đối tượng chính có tác động tiêu cực hoặc tích cực tới công tác QLBVR. Có thể nói rằng, công tác QLBVR có thuận lợi hay không là phụ thuộc rất lớn vào ý thức của đối tượng này.
- Là những người dân bản địa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, sử dụng rừng. Người dân đã gắn bó với rừng từ bao đời, rừng là nguồn sống chính của họ nên họ cũng có nhu cầu QLBVR nên công tác tuần tra bảo vệ rừng được tăng cường, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm ngay tại cơ sở khi mới phát sinh.
3
Các tổ đội quản lý
bảo vệ rừng
- Được thành lập với mục đích ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm lâm luật xảy ra trên địa bàn các thôn, nhằm phát hiện và xử lý những vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên rừng ở thôn, hoặc báo cáo cho các cấp có thẩm quyền khi sự việc xãy ra ngoài khả năng của tổ, đây là lực lượng nòng cốt mà chính quyền địa phương xã có thể huy động bất kỳ lúc nào khi xảy ra cháy rừng hoặc những vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên rừng, là những tuyên truyền viên của cộng đồng cần được đào tạo để nâng cao khả năng vận động người dân địa phương tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng. Có khả năng trực tiếp tham gia hoặc giám sát các hoạt
4 Kiểm lâm
Là một trong những lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giữ vai trò quan trọng gắn kết hoạt động của cơ quan Kiểm lâm với cơ sở.
Là cầu nối đưa những chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước đến với quần chúng nhân dân, lực lượng kiểm lâm làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng đến người dân.
Lực lượng Kiểm lâm cũng đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, chính quyền địa phương và những đơn vị chủ rừng tổ chức các đợt kiểm tra rừng, truy quét tâm tặc, tuần tra kiểm soát lâm sản tại khu vực xung yếu, tụ điểm khai thác gỗ, phá rừng làm nương rẫy, xâm chiếm đất lâm nghiệp, mua bán, tàng trữ, vận chuyển lâm sản.
3.3.8. Kế hoạch khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ cộng đồng dân cư tại chỗ
Kế hoạch khoán bảo vệ và phát triển rừng
a) Khoán ổn định
Tổ chức khoán ổn định diện tích rừng trồng: 127,34 ha b) Khoán công việc, dịch vụ
Tổ chức khoán công việc, dịch vụ cho cộng đồng dân cư tại chỗ đối với diện tích đất có rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên.
Kế hoạch, nội dung thực hiện đồng quản lý
Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tam Đường không có kế hoạch thực hiện nội dung đồng quản lý.
3.3.9. Kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học đa dạng sinh học
a) Bảo vệ rừng:
Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có là 17.298,4 ha rừng phòng hộ, trong đó: Rừng tự nhiên: 17.207,25 ha, rừng trồng: 91,15 ha.
Đến năm 2025 diện tích rừng được bảo vệ 18.000 ha rừng, trong đó: Rừng tự nhiên: 17.872,7 ha, rừng trồng: 127,34 ha; đến năm 2030 diện tích rừng được bảo vệ 18.500 ha rừng, trong đó: Rừng tự nhiên: 18.372,7 ha, rừng trồng: 127,34 ha.
- Thiết lập hồ sơ quản lý bảo vệ rừng, phát ranh giới lô, khoảnh, cắm mốc, bảng chỉ dẫn, quy định về quản lý bảo vệ rừng.
- Người dân nhận khoán thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng được nhận khoán. Kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng đồng thời báo với chính quyền địa phương, Ban quản lý để có biện pháp ngăn chặn, xử lý.
- BQL tổ chức theo dõi, kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng của hộ gia đình, cộng đồng; hướng dẫn kỹ thuật phòng chống cháy rừng, họp dân tuyên truyền chính sách hưởng lợi, tham gia quản lý bảo vệ rừng.
- Phòng trừ sinh vật gây hại rừng, tuân thủ các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh gâu hại rừng theo quy định; có kế hoạch và thực hiện các biện pháp quản lý và phòng trừ sâu, bệnh hại tổng hợp dựa trên các biện pháp lâm sinh, sinh học và hóa học; khuyến khích áp dụng biện pháp quản lý sinh học thân thiện với môi trường; thông báo với có quan chức năng khi phát hiện hiện tượng lây lan sâu, bệnh gây hại để phối hợp xử lý.
b) Kế hoạch xây dựng phương án bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng Phương án bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng được Ban quản lý xây dựng, xin ý kiến tham gia của cấp có thẩm quyền trước khi triển khai, thực hiện. Việc xây dựng phương án cần xác định vùng trọng điểm có nguy cơ dễ xảy ra cháy rừng đó là các khu vực rừng trồng, diện tích rừng tự nhiên ven các khu vực sản xuất nông nghiệp, ven các cộng đồng dân cư, ven các trục đường chính.
Hàng năm, tổ chức thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy rừng; xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình, trang thiết bị. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cộng đồng dân cư và người dân địa phương.
c) Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và khu rừng có giá trị bảo tồn cao Trên cơ sở phỏng vấn người dân địa phương, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số sống gần rừng hoặc trong rừng (là người có sự hiểu biết rất kỹ về hiện trạng rừng, các kiểu rừng, tình trạng phân bố của một số loài động thực vật,...)
cùng với kết quả quan sát sơ bộ tại hiện trường của đơn vị; đơn vị sử dụng phương pháp tổng hợp kết quả quan sát tại hiện trường, các thông tin thu thập được để thống nhất về quy mô, vị trí của khu rừng có giá trị bảo tồn cao.
3.3.10. Đánh giá tổ chức thực hiện chính sách chi trả DVMTR
3.3.10.1. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Tam Đường được thể hiện bằng sơ đồ cụ thể sau:
Hình 3.1. Bộ máy tổ chức thực hiện chi trả DVMTR trên địa bàn huyện
- Cơ quan quản lý:
Ban Chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cấp huyện (BCĐ chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững) gồm thành viên gồm đại diện các phòng, ban liên quan, lãnh đạo UBND các xã, thị trấn tham gia để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện. Cụ thể:
+ Trưởng ban: Lãnh đạo UBND huyện phụ trách khối kinh tế,
+ Các Phó Trưởng ban: Lãnh đạo Công an huyện, Hạt Kiểm lâm huyện, + Các thành viên gồm lãnh đạo các cơ quan, đơn vị: BQL rừng phòng hộ, BCH Quân sự, Đài Truyền thanh – Truyền hình; các phòng: Tài nguyên và môi trường, Tài chính – Kế hoạch, Giáo dục và Đào tạo; các đoàn thể: Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ và UBND các xã, thị trấn.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện là cơ quan tham mưu cho UBND huyện về lĩnh vực lâm nghiệp, trực tiếp tham gia, thẩm định phương án khoán bảo vệ rừng để chi trả DVMTR trên địa bàn huyện do BQL rừng phòng hộ xây dựng.
Hạt Kiểm lâm huyện: Từ năm 2018 trở về trước, phối hợp với BQL rừng phòng hộ tham gia nghiệm thu kết quả bảo vệ rừng của bên nhận khoán. Từ năm 2020, phối hợp với Quỹ BV&PTR xác định điện tích chi trả DVMTR cho cấp xã, chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng.
- Đơn vị triển khai, thực hiện: Ban quản lý rừng phòng hộ huyện với 20 người là đơn vị được giao trực tiếp tham mưu tổ chức thực hiện chi trả DVMTR trên địa bàn huyện từ năm 2012-2018. Năm 2019, thực hiện Quyết định số 41/2019/QĐ-UBND ngày 04/11/2019 của UBND tỉnh Lai Châu, Ban quản lý rừng phòng hộ chủ trì, phối hợp với Hạt Kiểm lâm, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, quán triệt đến nhân dân những nội dung mới trong thực hiện chính sách để nhân dân biết và đồng thuận thực hiện; đồng thời tổ chức bàn giao diện tích rừng do UBND các xã quản lý để tiếp tục thực hiện hợp đồng khoán bảo vệ rừng theo hướng dẫn của Sở NN và PTNT. Theo đó, việc tổ chức triển khai, thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện gồm:
+ Ban quản lý rừng phòng hộ huyện tổ chức khoán bảo vệ rừng cho các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng trên diện tích thuộc lâm phần quản lý và diện tích rừng trồng do nhà nước đầu tư.
+ UBND các xã, thị trấn tổ chức hợp đồng bảo vệ rừng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng trên diện tích đất do UBND xã quản lý và diện tích đất đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân nhưng không xác định được chủ sử dụng đất trên thực tế.
+ Chủ rừng là doanh nghiệp trồng rừng.
3.3.10.2. Tác động của chính sách chi trả DVMTR
a. Công tác truyền thông về quản lý bảo vệ rừng đến với người dân
Huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã tổ chức, phối hợp tổ chức tuyên truyền, tập huấn với nội dung, chương trình phù hợp với trình độ nhận thức của nhân dân trên địa bàn huyện, được thể hiện ở bảng 3.6.