Những lợi ích và khó khăn của doanh nghiệp khi áp dụng Hệ thống Quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho tập đoàn thang máy thiết bị thăng long (Trang 31 - 36)

Chương 1 TỔNG QUAN

1.5. Những lợi ích và khó khăn của doanh nghiệp khi áp dụng Hệ thống Quản lý

1.5.1. Lợi ích

Về mặt quản lý

Hệ thống quản lý An toàn sức khỏe, nghề nghiệp (OHS) theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 sẽ cho phép tổ chức cải thiện hiệu quả công tác QL ATVSLĐ của mình bằng cách:

-Xây dựng và triển các khai các chính sách, mục tiêu về An toàn vệ sinh lao động (OHS);

-Thiết lập các quy trình có tính hệ thống, xem xét bối cảnh của tổ chức và tính đến các rủi ro, cơ hội cũng như đáp ứng các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác;

-Xác định các mối nguy và các rủi ro OHS liên quan đến các hoạt động của tổ chức, tìm cách loại bỏ hoặc kiểm soát để giảm thiểu tác động tiềm tàng của chúng;

- Thiết lập những biện pháp kiểm soát hoạt động để quản lý các rủi ro OHS, các yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác của tổ chức;

-Nâng cao nhận thức trong tổ chức về các rủi ro OHS trong tổ chức;

-Đảm bảo sự tham gia, đóng góp và phát huy sự tích cực của người lao động trong các vấn đề của OHS.

Kết hợp các biện pháp trên sẽ đảm bảo sự uy tín của Đơn vị tổ chức/doanh nghiệp, là nơi làm việc an toàn để phát huy và có nhiều lợi ích trực tiếp hơn, như:

-Cải thiện khả năng đáp ứng sự tuân thủ quy định;

-Giảm chi phí giải quyết các sự cố, rủi ro không mong muốn; -Giảm chi phí bảo hiểm;

-Đạt được sự công nhận hay chứng nhận một trong những tiêu chuẩn quốc tế (điều này tăng uy tín có ảnh hưởng đến khách hàng quan tâm đến trách nhiệm xã hội của họ, nâng cao hình ảnh của Đơn vị, tổ chức/doanh nghiệp);

Về mặt các yêu cầu liên quan đến pháp luật và yêu cầu khác

Hiện tại, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có nhiều các VBPL quy định và yêu cầu Doanh nghiệp phải tuân thủ thực hiện để đảm bảo ATVSLĐ trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, vì vậy khi áp dụng áp dụng hệ thống Quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 đảm bảo cho Công ty đáp ứng và tuân thủ các quy định pháp lý và yêu cầu khác, nâng cao sự hiệu quả trong công tác thực hiện quản lý doanh nghiệp.

Yêu cầu mong đợi của Khách hàng

Hiện tại, ở một số thị trường, tuân thủ tiêu chuẩn OHSAS 18000/ ISO 45001 như là một điều kiện bắt buộc. Vì vậy rất nhiều khách hàng đã yêu cầu tổ chức cần phải áp dụng và đạt được chứng nhận ISO 45001.Ngoài ra, doanh nghiệp khi đạt được chứng nhận ISO 45001 nâng cao vị trí cũng như sự tin tưởng, sự uy tín của mình với khách hàng, đối tác.

Về mặt thị trường:

-Được sự đảm bảo của một bên thứ ba, vượt qua các rào cản trong thương mại tạo ra tiền đề và các cơ hội cho quảng cáo, quảng bá;

-Cải thiện các cơ hội xuất nhập khẩu và thâm nhập vào thị trường quốc tế; -Nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng;

-Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động quản lý ATVSLĐ;

-Phát triển bền vững nhờ đáp ứng, thỏa mãn được nhu cầu, mong muốn và các điều kiện khác của lực lượng lao động, đây là yếu tố quan trọng và then chốt nhất trong một tổ chức cũng như trong các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ, giảm thiểu các cuộc thanh, kiểm tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.

 Về mặt kinh tế

- Tránh được các chi phí phạt do vi phạm các quy định pháp luật về ATVSLĐ, trách nhiệm xã hội;

-Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng, nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ;

-Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý, tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên;

-Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ sức khỏe được đảm bảo trong MT làm việc an toàn và giảm thiểu các vụ TNLĐ và bệnh nghề nghiệp;

-Giảm thiểu các chi phí cho việc đền bù, giải quyết các vụ TNLĐ và BNN, hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.

1.5.2. Khó khăn

Khó khăn về nguồn lực

-Đối với hầu hết các doanh nghiệp, năng suất và chất lượng là vấn đề được quan tâm hàng dầu, nên việc áp dụng HTQL OH&S là điều mà doanh nghiệp phải cân nhắc rất kỹ về chi phí và hiệu quả khi triển khai.

-Trước đây các doanh nghiệp chưa có sự nhìn nhận cao, đúng đắn về hệ thống QL ATVSLĐ, nên do vậy khi áp dụng tiêu chuẩn vào quản lý trong doanh nghiệp, điều này là mới sẽ gây 1 áp lực trong tổ chức.

-Để áp dụng được hệ thống QL ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018, đòi hỏi Doanh nghiệp phải xây dựng được một Ban phụ trách ISO, vì là 1 tiêu chuẩn kỹ thuật nên nhân sự thuộc ban cần co những sự am hiểu và kiến thức nhất định để thuận lợi cho việc triển khai vận hành hệ thống.

Khó khăn về Nhận thức

-Đây là 1 tiêu chuẩn tương đối mới nên việc nhìn nhận cũng như đánh giá sự hiệu quả của tiêu chuẩn vẫn còn hạn chế trên nhiều phương diện nên các Doanh nghiệp còn chưa nhìn nhận đánh giá đúng được vị trí và vai trò của tiêu chuẩn.

-Nhiều đơn vị đang thấy việc áp dụng HTQL sẽ gây cản trở vì nó nhiều thủ tục gây cồng kềnh bộ máy, các công việc phát sinh nên các Doanh nghiệp cũng e ngại khi áp dụng ISO 45001:2018. Tuy nhiên, thực tế nó lại giúp các oanh nghiệp tăng năng suất lao động và làm giảm các tác động không mong muốn khi có TNLD, sự cố xảy ra.

- Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp cũng là các vấn đề cần phải quan tâm và tính đến. Các Doanh nghiệp lớn có tiềm năng về tài chính thì họ có sự quan tâm cao về các chế độ, chương trình quản lý sức khỏe. Tuy nhiên đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ mà nói thì chất lượng là vấn đề đang tập trung lo lắng hàng đầu, nên việc áp dụng thêm hệ thống ISO 45001:2018 là điều mà các DN vừa và nhỏ thường cân nhắc.

-Một số bộ phận doanh nghiệp áp dụng hệ thống để cho “bằng” với các doanh nghiệp khác hoặc là do yêu cầu của đối tác, mà bản thân Đơn vị/oanh nghiệp chưa nhận thấy được lợi ích mà tiêu chuẩn ISO 45001 đem lại cho sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp.

Khó khăn trong quá trình áp dụng

-Các cấp lãnh đạo Doanh nghiệp chưa tính đến đến lợi ích lâu dài do tiêu chuẩn ISO 45001:2018 mang lại mà chỉ tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn. Một số lãnh đạo hoặc đại diện lãnh đạo giao khoán việc vận hành hệ thống ISO 45001:2018 cho Ban/nhóm phụ trách, không quan tâm, xem xét thường xuyên việc vận hành hệ thống, dẫn đến việc thực hiện theo một khuôn mẫu, không có sự cải tiến liên tục, nên hiệu quả đạt được cũng không cao.

-Không đủ nhân lực để đánh giá, theo dõi sự thực hiện, không phát hiện được các lỗi, các điểm không phù hợp của hệ thống để đưa ra các hành động khắc phục, phòng ngừa kịp thời.

-Không thực hiện duy trì và vận hành sau chứng nhận, điều này thường gặp đối với các DN áp dụng một cách hình thức hoặc áp dụng mà không nhận ra được lợi ích mà ISO 45001 đem lại, dẫn đến việc không tiếp tục duy trì cũng như cải tiến liên tục hệ thống của mình dẫn đến sau một thời gian vận hành, hệ thống bị trì trệ không phù hợp và cuối cùng là hệ thống bị đứng lại.

Tiểu kết chương 1

Trong các năm gần đây, công tác quản lý ATVSLĐ ở nước ta đã có nhiều sự thay đổi mạnh và chuyển biến. Về mặt QLNN, Bộ luật và các văn bản dưới luật đã và đang dần được hoàn thiện về cơ cấu, nội dung, quá trình thực hiện, bộ máy QL ATVSLĐ được kiện toàn từ các cấp trung ương tới các Đơn vị, tổ chức doanh nghiệp. Về mặt các Đơn vị doanh nghiệp cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp chủ động quan tâm hơn tới việc xây dựng môi trường làm việc an toàn thân thiện cho người lao động. Người lao động đã nâng cao ý thức hơn trong việc tự đảm bảo an toàn cho cá nhân, chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động góp phần giảm thiểu TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay do tình hình tai nạn, BNN có những diễn biến khá phức tạp về cả số lượng, tính chất, do vậy có nhiều Bộ/Ban, ngành cùng tham gia vào công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động. Chính vì lí do như vậy, nhiều khi tạo ra nhiều sự chồng chéo khi xây dựng, đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật cũng như công tác thực hiện, quản lý, thanh, kiểm tra. Nhiều tổ chức còn chưa xây dựng được hệ thống quản lý ATVSLĐ nên còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc khi đáp ứng các yêu cầu của luật và các yêu cầu khác.

Trên thế giới và Việt Nam, có nhiều các hệ thống quản lý ATVSLĐ đang được áp dụng, có nhiều những điểm khác nhau trong các hệ thống quản lý, nhưng đều có một số đặc điểm chung sau:

- Tất cả các tiêu chuẩn cho hệ thống quản lý ATVSLĐ được xây dựng và phát triển dựa vào chu trình PDCA, bao gồm bốn bước chính: Hoạch định –Thực hiện – Kiểm tra – Hành Động. Quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001 tương thích và phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, vv do vậy có thể tích hợp chúng trong một hệ thống quản lý chung của tổ chức (doanh nghiệp).

- Lãnh đạo cao nhất của tổ chức chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác ATVSLĐ, là người có vai trò quan trọng trong sự thành công của hệ thống.

Chương 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI TẬP ĐOÀN THANG MÁY THIẾT BỊ THĂNG LONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho tập đoàn thang máy thiết bị thăng long (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)