Chương 1 TỔNG QUAN
2.2. Hiện trạng công tác quản lý an toànvệ sinh lao động tại Tập đoàn Thang
2.2.7. Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động và tuyên truyền truyền thông
truyền thông
Để NLĐ hiểu được và thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách đảm bảo an toàn họ cần được cung cấp đầy đủ những thông tin, các kỹ năng cần thiết. Việc này đặc biệt quan trọng đối với người lao động thực hiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
Các nhu cầu đào tạo, huấn luyện được xác định hàng năm căn cứ theo các quy định pháp lý, tình hình sản xuất cũng như các nhu cầu thực tế hàng năm nhằm giúp cho NLĐ hiểu được Hệ thống quản lý ATVSLĐ của Công ty, đào tạo nhân sự chuyên trách các nghiệp vụ liên quan đến các thiêt lập các điều kiện làm việc ATVSLĐ cần thiết. Các nhu cầu về đào tạo, huấn luyện tạo nâng cao trình độ được cung cấp thông qua các khóa đào tạo nội bộ hoặc bên ngoài tổ chức. Việc đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo được thực hiện bởi nhân viên có đủ năng lực, trình độ để thực hiện công việc phù hợp. Hồ sơ đào tạo, huấn luyện được lưu trữ, cập nhật và theo dõi bởi Phòng An toàn lao động và giám sát công trình.
Qua quá trình quan sát, khảo sát cho thấy, Công ty chú trọng cao và quan tâm lớn đến công tác đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng và công tác huấn luyện về ATVSLĐ và nghiệp vụ PCCN cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Hiện nay, Phòng ATLĐ&GSCT phối hợp với Đơn vị huấn luyện ATVSLĐ là TCS Hanoi và Giáo dục Việt Nam để tổ chức mở các lớp huấn luyện theo Nghị định NĐ 44/2016 ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng CP về công tác huấn luyện ATVSLĐ. Việc tổ chức huấn luyện ATVSLĐ được thực hiện theo định kỳ 02 năm/lần và huấn luyện mới theo quy định. Nội dung huấn luyện ATVSLĐ người lao động thuộc nhóm 3 được chia làm 4 nội dung bám sát theo công việc thực hiện: an toàn làm việc trên cao, an toàn điện, an toàn thiết bị nâng và an toàn trong công tác hàn-cắt kim loại. Phòng ATLĐ&GSCT thực hiện việc lưu trữ các hồ sơ liên quan đến đào tạo, huấn luyện theo đúng quy định, bao gồm: Quyết định mở lớp, quyết định cộng nhận kết quả và cấp thẻ, Hồ sơ giảng viên, chương trình huấn luyện; nội dung huấn luyện, Bài kiểm tra có chấm điểm, lập sổ theo dõi và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Bảng 2.1: Bảng theo dõi nhân sự huấn luyện an toàn vệ sinh lao động hàng năm
Nhóm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 71 89 29
2 28 38 42
3 475 649 548
4 150 170 172
Nguồn: [7]
- 100% Số NLĐ tuyển dụng mới đều được Phòng ATLĐ&GSCT đào tạo ATVSLĐ và đạt yêu cầu trước khi bố trí công việc.
- 100% Số NLĐ khi chuyển đổi sang công việc khác hoặc có sự thay đổi về thiết bị, công nghệ đều được Phòng ATLĐ&GSCT đào tạo, huấn luyện ATVSLĐ.
Ngoài chương trình huấn luyện theo quy định pháp lý, Công ty đã xây dựng khu đào tạo thực tế có cơ sở vật chất dầy đủ phục vụ công tác Đào tạo huấn luyện: Phòng đào tạo lý thuyết cho phép số lượng nguời tham gia tối đa là 50người/1 lớp học, còn khu đào tạo thực tế gồm các trang thiết bị máy móc, phương tiện phục vụ đào tạo kỹ thuật song hành cùng đào tạo ATVSLĐ. Phòng ATLĐ&GSCT chủ động đẩy mạnh nội dung đào tạo ATVSLĐ nội bộ cụ thể là: xây dựng khung chương trình đào tạo an toàn nội bộ, xây dựng bài giảng ATVSLĐ theo các dòng thang máy, thang cuốn, theo các nội dung công việc thực tế của Công ty nhằm bám sát với công việc của Người lao động. Định kỳ hàng năm Phòng ATLĐ&GSCT phối hợp với Phòng Nhân sự, Phòng ĐTKT tổ chức các lớp đào tạo ATVSLĐ nội bộ, cung cấp các kiến thức cho người lao động, cập nhật các quy định mới về ATVSLĐ.
Về đào tạo, huấn luyện, tuyên truyền, truyền thông qua các đợt đánh giá định kỳ hàng năm cho thấy: 86% số NLĐ đánh giá và phản hồi cho rằng khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, truyền thông có hiệu quả cao, trong khi đó có vẫn có đến 10% số NLĐ được hỏi cho là lớp huấn luyện về ATVSLĐ còn mang tính hình thức, chưa đáp ứng được các nội dung mong muốn của NLĐ. Kết quả đánh giá về hiệu quả của các đợt huấn luyện ATVSLĐ của Công ty thể hiện như biểu đồ 2.1.
4% 10%
86%
Rất có ích Ít có ích Không có ích
Biểu đồ: 2.1: Kết quả đánh giá về hiệu quả của các đợt huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của Công ty
Nguồn: [7]
Để nâng cao công tác kiểm soát an toàn trên công trình, dự án Công ty còn quy định hàng ngày vào đầu giờ sáng trước các tổ thi công tổ chức thảo luận an toàn đầu giờ, Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro cho công việc thực hiện trong ngày,việc thực hiện được ghi chép và lưu hồ sơ thông qua Biên bản Thảo luận an toàn đầu giờ/Nhật ký an toàn.
Tuy nhiên việc thực hiện thường xuyên và liên tục các buổi thảo luận an toàn đầu giờ của các tổ thi công vẫn chưa nghiêm túc và đầy đủ. Theo các số liệu thống kê về sự tham gia, có mặt của các tổ thi công tại các buổi họp của dự án, thông qua các hồ sơ thực hiện trong quý 3 năm 2019 của các tổ thi công trải dài tại khu vực Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam thì có:
- 60% Số tổ thi công thực hiện Nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro, thảo luận an toàn đầu giờ và viết biên bản thảo luận.
- 30% Có thực hiện viết biên bản nhưng không Nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro, không thảo luận an toàn đầu giờ.
-10% Không tổ chức Nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro, không thảo luận an toàn đầu giờ, không viết biên bản thảo luận.
Mô tả kết quả thống kê số liệu báo cáo về số người tham dự các buổi thảo luận an toàn thường ngày trên các công trường dự án như trên biểu đồ hình 2.2:
60 30
10
Thực hiện thảo luận Viết biên bản, không họp Không thảo luận, không viết biên bản
Biểu đồ 2.2: Kết quả thống kê về thực hiện các buổi họp an toàn vệ sinh lao động hàng ngày trên các công trường dự án
Nguồn: [7]
Qua biểu đồ thể hiện kết quả được tổng hợp, thống kê và báo cáo cho thấy công tác họp an toàn đầu giờ - thảo luận an toàn tại các dự án vẫn chưa có sự nhìn nhận, sự quan tâm đúng mực của toàn thể người lao động, đặc biệt là đối với một số chỉ huy công trình trên công trường tại dự án còn đang chưa nhận thây rõ được vai trò cũng như trách nhiệm cũng như hiệu quả mang lại của công tác thực hiện này. Đây cũng là điểm thiếu sót trong việc QL ATVSLĐ của tại các dự án TCLĐ của Công ty.
Qua đó có thể thấy rằng công tác huấn luyện ATVSLĐ theo quy định pháp lý và công tác đào tạo ATVSLĐ nội bộ, truyền thông về ATVSLĐ luôn được song hành và bổ trợ lẫn nhau nhằm phát huy tối đa sự hiệu quả nâng cao nhận thức NLĐ là 1 yếu tố then chốt cho mục tiêu phát triển bền vững theo định hướng quản lý an toàn.