Chương 1 TỔNG QUAN
1.3. Hệ thống Quản lý an toànvệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018
45001:2018
Các tổ chức trên thế giới đều nhận thức được việc cần xây dựng và cung cấp môi trường làm việc an toàn, hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ gây TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và thể hiện sự chủ động của mình trong việc quản lý rủi ro. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018, tiêu chuẩn quốc tế mới về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp sẽ cung cấp mô hình được chấp nhận trên toàn thế giới giúp bảo vệ NLĐ cũng như bảo vệ các tổ chức trong các hoạt động sản xuất và đã có hơn 70 quốc gia đã tham gia trực tiếp vào việc soạn thảo và ban hành tài liệu quan trọng này. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018tạo nền tảng vững chắc và hiệu quả cải thiện an toàn vệ sinh lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tiêu chuẩn chỉ rõ các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, với hướng dẫn sử dụng. Mục đích của tiêu chuẩn này là cho phép các tổ chức cung cấp một nơi làm việc an toàn và lành mạnh
và ngăn ngừa thương tích liên quan đến công việc và sức khỏe kém, bằng cách khuyến khích cách tiếp cận chủ động để thực hiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tiêu chuẩn rất linh hoạt và có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với các nhu cầu cụ thể và các mục tiêu an toàn của tổ chức đó, tạo điều kiện liên tục cải thiện hiệu suất và đáp ứng các yêu cầu pháp lý. Tiêu chuẩn là áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào "bất kể quy mô, loại hình và các hoạt động của nó" bao gồm: tổ chức và doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức công và phi lợi nhuận, tổ chức phi chính phủ (NGO) và tổ chức từ thiện và có thể áp dụng cho các rủi ro nghề nghiệp nằm trong tầm kiểm soát của tổ chức có tính đếnvề cách thức hoạt động của tổ chức và mong đợi của nhân viên và nó không mang tính quy định về thiết kế của hệ thống quản lý.
Tuy nhiên, nó cho phép một tổ chức phát triển một hệ thống quản lý hiệu quả và hệ thống quản lý an toàn được tích hợp với các khía cạnh an toàn rộng lớn hơn như phúc lợi của người lao động, tập trung quản lý rủi ro thay vì giải quyết nó.
Thực tế cho thấy,tiêu chuẩn ISO 45001 sẽ dẫn tới sự chuyển đổi lớn trong thực tiễn làm việc và tạo điều kiện cho một môi trường làm việc an toàn cho người lao động và các bên có liên quan thông qua việc liên tục cải thiện kết quả thực hiện của OH&S. Tiêu chuẩn quản lý ATVSLĐ dựa trên nền tảng cơ sở chung như tất cả các tiêu chuẩn HTQL và sử dụng mô hình PDCA nhằm cung cấp một khuôn khổ thống nhất cho các tổ chức để hoạch định và quản lý rủi ro trong các hoạt động.
ISO 45001 được dựa trên Cấu trúc cấp cao (HLS) của ISO về tiêu chuẩn HTQL với những lợi ích sau:
-Cung cấp và hoàn thiện một môi trường làm việc an toàn cho NLĐ và các bên liên quan khác.
-Lập hồ sơ cho một HTQL ATVSLĐ cho nhân viên và các bên có liên quan. -Gia tăng sự phát triển bền vững của tổ chức thông qua việc phòng ngừa rủi ro chủ động, sự đổi mới và cải tiến thường xuyên.
-Tăng cường sự tuân thủ các yêu cầu của luật pháp và quy định, đồng thời giảm sự thua lỗ trong kinh doanh
-Thể hiện trách nhiệm thương hiệu bằng việc cam kết mang đến môi trường làm việc an toàn.
-Một hệ thống ATVSLĐ toàn cầu cho mọi doanh nghiệp với các quy mô khác nhau và không bị giới hạn.
Hệ thống QL ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 được thiết lập dựa trên mô hình PDCA: ‘Hoạch định, Thực hiện, Kiểm tra, Hành động’. Cũng giống như các tiêu chuẩn khác, tiêu chuẩn ISO 45001 phù hợp với “Cấu trúc cao cấp” (cấu trúc, các mô-đun và định nghĩa được tiêu chuẩn hóa).
Hình 1.6: Sơ đồ cấu trúc hệ thống ISO 45001:2018
Nguồn: [17]
Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 có cấu trúc theo 10 điều khoản chính và được thể hiện như sau:
Điều khoản 1: Phạm vi
Điều khoản 2: Tài liệu viện dẫn
Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
Điều khoản 5: Khả năng lãnh đạo và sự tham gia của người lao động Điều khoản 6: Hoạch định
Điều khoản 7: Hỗ trợ
Điều khoản 8: Vận hành
Điều khoản 9: Đánh giá kết quả hoạt động Điều khoản 10: Cải tiến
Tiêu chuẩn kết luận bằng việc nhấn mạnh sự thực là việc quản lý OH&S hiệu lực không phải là một quá trình tĩnh và nên được cải tiến thường xuyên cũng như hỗ trợ bởi một văn hóa chủ động.