Tình hình nghiên cứu tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho tập đoàn thang máy thiết bị thăng long (Trang 29 - 31)

Chương 1 TỔNG QUAN

1.4. Tình hình nghiên cứu tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tại Việt Nam

Ở Việt Nam, từ khi đất nước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hội nhập phát triển, toàn cầu hóa, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có được sự quan tâm sâu sắc cũng như nâng cao công tác quản lý của nhà nước thì trong các lĩnh vực đời sống, xã hội đều được phân tích và nghiên cứu đưa ra các giải pháp làm thế nào để gia tăng nhanh năng suất lao động, đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, đưa đất nước vượt qua đói nghèo. Chính từ bối cảnh xã hội và điều kiện ấy, đã có nhà nghiên cứu cùng với các công trình nghiên cứu đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu từng khía cạnh, góc cạnh cụ thể về quản lý ATVSLĐ và đã có những công trình nghiên cứ được áp dụng trên thực tiễn, từ đó có những đề xuất, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ và đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác ATVSLĐ.

Thực tế ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về Hệ thống quản lý ATVSLĐ. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu ứng dụng quản lý ATVSLĐ theo hệ thống sau đây:

1) Các đề tài nghiên cứu khoa học

Luận án:“Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doannh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam” của tác giả Hà Tất Thắng [11].

Luận án đã phân tích, làm rõ và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác quản lý ATVSLĐ trong các Doanh nghiệp khai thác đá ở Việt Nam.

- Đã nêu ra và rút ra được một số kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về ngành nghề khai thác đá

- Tác giả đã nêu rõ được các nội dung, đặc điểm, vai trò, các nguyên tắc và các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về ATVSLĐ trong các DN khai thác đá tại Việt Nam

- Phân tích, đánh giá được thực trạng, từ đó chỉ ra những nguyên nhân và những mặt hạn chế trong công tác QLNN về ATVSLĐ trong lĩnh vực khai thác đá

- Tác giả đã đề xuất các giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác QLNN trong các doanh nghiệp khai thác đá ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ nội dung đó, ngăn chặn tới mức tối đa TNLĐ, BNN, góp phần bảo vệ được tính mạng, bảo vệ sức khỏe của người lao động và bảo vệ môi trường trong các khu vực khai thác đá xây dựng ở Việt Nam.

Đề tài: “An toàn sức khỏe của nhân viên y tế làm việc tại một số cơ sở truyền máu Hà Nộicủa tác giả Chử Nhất Hợp [8].

Đề tài đã phân tích, làm rõ và đánh giá được thực trạng của công tác quản lý ATVSLĐ trong khâu tiếp nhận máu tại 3 cơ sở truyển máu tại Hà Nội.

Phân tích rõ các nội dung: - Người hiến máu bị trì hoãn

- Các mẫu máu tiếp nhận không an toàn và các yếu tố liên quan,

- Kiến thức thái độ và thực hành của nhân viên y tế trong việc tuân thủ thực hiện các quy định về ATVSLĐ tại các Đơn vị.

Đề xuất được giải pháp tăng cường công tác QL ATVSLĐ trong khâu tiếp nhận máu của hoạt động truyền máu: Biện pháp tuyên truyền, giáo dục, biện pháp về công tác tổ chức quản lý và biện pháp về tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện bảo vệ cá nhân.

Đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất áp dụng hệ thống quản lý ISO 45001 cho các dự án xây dựng tại tập đoàn Hải Phát”của tác giả Nguyễn Duy Hùng [9].

Đề tài đã nêu được tổng quan các HT QL ATVSLĐ trên thế giới

Tác giả đã thực hiện phân tích chuyên sâu thực trạng công tác quản lý ATVSLĐ tại công Tập đoàn. Qua đó cho thấy được hiện trạng của bộ máy tổ chức, các quá trình kiểm soát ATVSLĐ được vận hành tại các Đơn vị, Phòng Ban.

Từ đó, Tác giả đã đề xuất việc áp dụng triển khai hệ HTQL ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001. Tác giả đã nêu và làm rõ cụ thể lộ trình xây dựng, áp dụng và đánh giá được sự phù hợp của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 cho các công trình/dự án xây dựng của Tập đoàn Hải Phát.

Một số kết luận rút ra từ tổng quan tình các HTQL ATVSLĐ trên thế giới, tại Việt Nam và 1 số đề tài nghiên cứu có liên quan đến luận văn.

Thứ nhất, hiện nay xã hội ngày càng phát triển, các đơn vị doanh nghiệp ngày càng hội nhập, chủ đề ATVSLĐ nói chung, quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO

45001:2018 nói riêng, trong các doanh nghiệp hiện nay đang rất được nhiều sự chú ý, cũng như quan tâm sâu sắc theo một tầm nhìn mới.

Thứ hai, xuất phát từ các khía cạnh và góc độ nghiên cứu khác nhau, đối tượng nghiên cứu khác nhau nhằm mục đích nghiên cứu riêng, song hầu hết các tác giả bên trong và bên ngoài nước đều tập trung nghiên cứu hệ thống quản lý ATVSLĐ đối với các đơn vị tổ chức kinh doanh với các khía cạnh: Bản chất, nội dung, nguyên tắc và cách thức vận hành, hoạt động của hệ thống để đảm bảo ATVSLĐ.

Thứ ba, muốn giảm thiểu tối đa TNLĐ, BNN cần thiết phải tăng cường quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn để giám thiểu sự thiếu sót các yêu cầu cần tuân thủ, các công việc cần thực hiện, giám sát và theo dõi.

Thứ tư, đẩy mạnh sự hiệu quả của ATVSLĐ, trong đó sự cam kết từ lãnh đạo cao nhất của tổ chức, bản thân NLĐ và các bên có liên quan.

1.5. Những lợi ích và khó khăn của doanh nghiệp khi áp dụng Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho tập đoàn thang máy thiết bị thăng long (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)