Bộ máy An toànvệ sinh lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho tập đoàn thang máy thiết bị thăng long (Trang 43 - 46)

Chương 1 TỔNG QUAN

2.2. Hiện trạng công tác quản lý an toànvệ sinh lao động tại Tập đoàn Thang

2.2.1. Bộ máy An toànvệ sinh lao động

Để đảm bảo tuân thủ, đáp ứng các yêu cầu của luật định, tiêu chuẩn hệ thống Quản lý ATVSLĐ, Ban lãnh đạo Tập đoàn đã có định hướng cũng như chú trọng cao tới bộ máy làm công tác ATVSLĐ. Năm 2014 Phòng An toàn Lao động & Giám sát Công trình (Phòng ATLĐ & GSCT) được thành lập với tổng số 8 nhân sự. Để nâng cao hiệu quả bộ máy ATVSLĐ hơn nữa Phòng Giám sát chất lượng và An toàn lao động (Phòng GSCL&ATLĐ) tại các Đơn vị TCLĐ thuộc Trung tâm TCLĐ, mạng lưới An toàn vệ sinh viên được thành lập.

Sơ đồ 2.3. Tổ chức an toàn vệ sinh lao động của công ty

Nguồn: Sổ tay OHS – TLE Group 2.2.1.1. Phòng An toàn Lao động & Giám sát Công trình

Hiện nay Phòng An toàn Lao động & Giám sát Công trình gồm 15 nhân sự chia làm 2 bộ phận: Bộ phận quản lý ATVSLĐ và bộ phận ATLĐ&GSCT và được trải dài tại 3 Khu vực Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam

Chức năng:

-Phòng An toàn Lao động & Giám sát Công trình (Phòng ATLĐ & GSCT) là đơn vị chức năng giúp Ban Tổng Giám đốc Công ty thực hiện các chức năng quản lý và tổ chức thực thi công tác thực hiện an toàn vệ sinh lao động.

-Phòng ATLĐ & GSCT đồng thời là đơn vị chức năng giám sát sự tuân thủ nội quy, quy định của Công ty đối với các đơn vị sản xuất, thi công lắp đặt thang máy, thang cuốn.

-Thực hiện thanh, kiểm tra các công trường theo yêu cầu của Ban Tổng Giám đốc.

Nhiệm vụ:

-Xây dựng các nội quy, quy định, các quy trình và biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, biện pháp PCCC.

-Xây dựng và đôn đốc, đánh giá việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hàng năm.

-Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về tài liệu ATVSLĐ.

-Xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng ngừa tại nạn lao động trên cơ sở các biện pháp thi công lắp đặt đang thực hiện.

-Tổ chức đào tạo, huấn luyện ATVSLĐ theo quy định hiện hành, tổ chức đào tạo ATVSLĐ nội bộ.

-Hướng dẫn, kiểm tra công tác ATLĐ trong các khâu kỹ thuật thi công xây lắp, lắp đặt và bảo hành bảo trì hệ thống thang máy, thang cuốn.

-Phối hợp với các Trung tâm, Phòng, Ban chức năng triển khai và duy trì áp dụng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHS) tại các đơn vị.

-Nghiên cứu, tìm kiếm các thiết bị, dụng cụ, biện pháp hỗ trợ kỹ thuật đảm bảo an toàn trong thi công lắp đặt, bảo hành bảo trì.

-Lập báo cáo định kỳ gửi Phòng An toàn lao động thuộc Sở LĐTBXH – HN theo các quy định hiện hành.

-Giám sát việc thực hiện theo các quy định trong công tác triển khai thi công lắp đặt, nghiệm thu bàn giao thang máy, thang cuốn tại công trình.

-Giám sát việc thực hiện nội quy công ty và các yêu cầu về việc sử dụng đồ nghề, vật tư TCLĐ, tiến độ TCLĐ tại công trường.

-Kiểm tra công tác thực hiện nội quy, quy định ATVSLĐ tại công trường -Kiểm tra VSLĐ, phòng chống cháy nổ tại kho công trình, tại khu vực thi công và phòng máy.

-Kiểm tra giờ làm việc của các tổ thi công trên công trường.

-Giám sát tiến độ thi công do thi công lắp đặt (căn cứ theo kế hoạch, tiến độ thi công của các Trung tâm TCLĐ khi bắt đầu triển khai thi công) làm cơ sở đối chiếu, tổng hợp báo cáo Nhật ký công trình hàng tháng.

-Phối hợp cùng phòng Vật tư & Kho kiểm soát và quản lý máy/thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Thanh kiểm tra công trình khi có yêu cầu.

-Giám sát công tác bàn giao thang khi chưa đủ điều kiện bàn giao (không đảm bảo an toàn khi vận hành, chưa có giấy xác nhận đủ điều kiện bàn giao hoặc phiếu yêu cầu xử lý công việc).

-Ngăn ngừa việc sử dụng hệ thống thang máy vận hành cho các đơn vị khác hoặc thực hiện các công việc cho Chủ Đầu tư hoặc các đơn vị khác không trong phạm vi thực hiện của hợp đồng kinh tế khi chưa có sự đồng ý của Ban Tổng Giám đốc.

- Kiểm tra công tác giao nhận thiết bị thang máy chuyển về công trình.

Công ty xác định nền tảng việc quản lý ATVSLĐ là hàng đầu nên việc quản lý ATVSLĐ trên các mặt rất được chú trọng đặc biệt là khối thi công trực tiếp. Định hướng rõ ràng nên trong công tác thực hiện, bộ máy Kiểm tra ATVSLĐ thường xuyên có mặt tại các Công trường, dự án để phối hợp cùng phòng/Ban chức năng kiểm soát ATVSLĐ.

2.2.1.2. Phòng Giám sát chất lượng và An toàn lao động

-Phòng Giám sát chất lượng và An toàn lao động là đơn vị bán chuyên trách của Trung tâm thi công lắp đặt thực hiện chức năng quản lý và tổ chức thực thi công tác thực hiện an toàn vệ sinh lao động của Trung tâm

-Phòng Giám sát chất lượng và An toàn lao động có chức năng giám sát sự tuân thủ nội quy, quy định, triển khai thực hiện kế hoạch an toàn của Đơn vị

2.2.1.3. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên

Căn cứ theo Luật ATVSLĐ và điều kiện thực tế cần thiết, Công ty thành lập mạng lưới ATVSV theo Quyết định số 01/QĐ-TLMLATVSV ngày 12 tháng 12 năm 2019 của CT-Tổng giám đốc, Công ty có 153 ATVSV. Các An toàn-vệ sinh viên là những nhân sự thi công, sản xuất trực tiếp (kiêm nhiệm nhiệm vụ làm ATVSV). Đây là những người lao động có kinh nghiệm trong sản xuất và các kinh nghiệm về công tác ATVSLĐ, có kiến thức, con sự hiểu biết và có sức khỏe, uy tín trong các tổ đội thi công. Đồng thời họ là những người gương mẫu và nhiệt tìn trong việc thực hiện các nội quy, quy định ATVSLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho tập đoàn thang máy thiết bị thăng long (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)