Bài học kinh nghiệm rút ra đối với quản lý nhà nước về du lịchvăn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố hà nội (Trang 61 - 63)

Phần 2 Cở sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước đối với du lịchvăn hóa

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với quản lý nhà nước về du lịchvăn hóa

hóa tại Hà Nội

Thông qua những phân tích kinh nghiệm về quy hoạch phát triển du lịch của một số địa phương trong nước và Quốc gia trên thế giới có thể rút ra cho Hà Nội kinh nghiệm như sau:

Đối với nội dung quy hoạch, kế hoạch du lịch cần tập trung những vấn đề thực tế hơn cho giai đoạn trung hạn nhằm đảm bảo tính khả thi của các mục tiêu quy hoạch đặt ra.

Tổ chức không gian du lịch phải được xác định trong chiến lược du lịch, theo đó nội dung này là nhằm xác định rõ các địa bàn, không gian trọng điểm du lịch với chức năng du lịch chính. Ví dụ: Khu vực Phố cổ, Đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, Lăng Bác,… được xác định là địa bàn trọng điểm về du lịch di sản.

Quy trình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của một điểm điều có sự tham gia của cộng đồng ngay từ giai đoạn đầu nhằm bảo đảm các nội dung quy hoạch, kế hoạch có thể thực thi. Chính quyền tôn trọng ý kiến cộng đồng trong quá trình xây dựng cũng như trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch du lịch.

Để có thể thực hiện thành công các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước về hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, cần có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

Trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cần chú trọng việc nghiên cứu đề xuất những trọng tâm phát triển cho từng giai đoạn, chú trọng đề xuất những loại hình du lịch mới phù hợp với nhu cầu thị trường. Cần coi trọng công tác thống kê du lịch phục vụ xây dựng và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch.

Việc bảo tồn các di tích phải được tiến hành đúng quy định và phải dựa trên nguyên tắc giữ nguyên trạng trọng nguyên bản. Tuy nhiên, có “ba xu hướng sai lệch xuất hiện thường xuyên hiện nay trong lĩnh bảo tồn. Đó là đơn giản giao trách nhiệm bảo tồn cho ngành xây dựng (thường có hiểu biết rất hạn chế về di sản), việc tôn tạo không đúng phương pháp và qui cách (tự ý thêm thắt, làm mới lung tung) và nhất làm xu hướng rất đáng báo động hiện nay là “du lịch hóa di sản” (biến dạng các di sản để thu lợi kinh tế).

Tính thương mại hóa đang trở thành xu thế phổ biến trong các lễ hội truyền thống và đây chính là lý do khiến khách du lịch xa lánh các lễ hội đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

- Tài nguyên du lịch nhân văn là tài nguyên du lịch đặc biệt có thể suy giảm và biến mất kể cả khi không khai thác hay khai thác không đúng mức. Do đó cần phải tổ chức, quản lý chặt chẽ có hiểu biết khi khai thác các giá trị văn hóa phục vụ hoạt động du lịch.

- Tài nguyên du lịch nhân văn là sản phẩm của cộng đồng dân cư. Vì vậy, phát triển du lịch văn hóa không thể chỉ tập trung vào mục tiêu kinh tế mà cần phai quan tâm đến chân kiềng xã hội, phải góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cư dân địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố hà nội (Trang 61 - 63)