Đặc điểm cơ bản của 04 quận trung tâm nội thành thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố hà nội (Trang 66)

1. Quận Ba Đình

Vị trí địa lý: Quận Ba Đình bắc giáp quận Tây Hồ, nam giáp quận Đống Đa, đông giáp sông Hồng, đông nam giáp quận Hoàn Kiếm, tây giáp quận Cầu Giấy. Diện tích 9,22 km² với dân số khoảng 225.910 người. Quận Ba Đình có 14 phường: Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc.

Trụ sở UBND quận: số 25 phố Liễu Giai.

Đặc điểm chung: Quận là nơi có Quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi từng vang lên Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Quận Ba Đình được Chính phủ xác định là Trung tâm hành chính - chính trị quốc gia, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Đây còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại. Ba Đình có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi thường xuyên diễn ra các hội quan trọng của Nhà nước, quốc tế và khu vực.

Di tích lịch sử - văn hóa: Quận có những di tích nổi tiếng như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Hội trường Ba Đình, Chùa Một Cột, Đền Quán Thánh, Chùa Trấn Quốc v.v... (UBND quận Ba Đình, 2016).

2. Quận Hoàn Kiếm

Vị trí địa lý: Quận Hoàn Kiếm (tên của quận được đặt theo tên của Hồ Hoàn Kiếm) nằm ở trung tâm Thủ đô của Hà Nội, phía Tây giáp quận Đống Đa, phía Tây Bắc giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa, phía Nam giáp quận Hai Bà Trưng, dọc từ phía Bắc xuống phía Nam là sông Hồng. Diện tích 5,29 km2 với dân số 147.334 người (số liệu tháng 4/2009). Quận Hoàn Kiếm hiện có 18 đơn vị hành chính phường gồm: Cửa Nam, Hàng Bài, Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Đồng Xuân, Hàng Mã, Cửa Đông, Hàng Gai, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Trống, Chương Dương, Phúc Tân.

Đặc điểm chung: Quận là nơi tập trung nhiều Bộ, Sở, Ban, ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước (10 Bộ trong tổng số 17 Bộ của Trung ương đóng trên địa bàn toàn Thành phố Hà Nội) và cũng là nơi tập trung của nhiều đại sứ quán và nhà riêng đại sứ (17 đại sứ trong tổng số 60 nước có đại sứ quán tại Hà Nội), các văn phòng đại diện nước ngoài, nơi tập trung của các cơ quan chính trị - xã hội - tôn giáo, Với chợ Đồng Xuân - một khu thương mại và dịch vụ lớn, là đầu mối giao lưu hàng hoá của cả khu vực phía Bắc. Quận Hoàn Kiếm xứng đáng là trung tâm hành chính, chính trị và thương mại lớn của Thủ đô Hà Nội.

Di tích lịch sử - văn hóa: Quận có các công trình kiến trúc - văn hóa có giá trị, tiêu biểu như Hồ Gươm, Tháp Rùa, nhà tù Hỏa Lò, đình Kim Ngân, chùa Báo Ân (còn gọi là chùa Liên Trì), Tháp Báo Thiên, đền Vua Lê, đền Ngọc Sơn, cửa Ô Quan Chưởng, Nhà hát Lớn Hà Nội và Quảng trường 19-8, Nhà Thờ Lớn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Tượng đài Lý Thái Tổ, Bưu điện Hà Nội, Chợ Đồng Xuân... Đặc biệt, toàn bộ khu phố cổ trong mục bảo tồn di sản đều nằm trong quận này (UBND quận Hoàn Kiếm, 2016).

3. Quận Đống Đa

Vị trí địa lý: Quận Đống Đa Phía Bắc giáp quận Ba Đình; phía Đông Bắc giáp quận Hoàn Kiếm; phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng; phía Nam giáp quận Thanh Xuân; phía Tây giáp quận Cầu Giấy.Diện tích 9,96 km2 với dân số: khoảng 410.117 người. Quận Đống Đa hiện có 21 phường: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Nam Đồng, Trung Liệt, Khâm Thiên, Phương Liên, Phương Mai, Khương Thượng, Ngã Tư Sở, Láng Thượng, Cát Linh, Văn Chương, Ô Chợ Dừa, Quang Trung, Thổ Quan, Trung Phụng, Kim Liên, Trung Tự, Thịnh Quang, Láng Hạ.

Trụ sở UBND quận tại 279 phố Tôn Đức Thắng.

Đặc điểm chung: Quận Đống Đa là địa bàn có số doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều nhất thành phố Hà Nội. Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn được đẩy mạnh, hình thành một số trung tâm buôn bán sôi động: Khâm Thiên, Nam Đồng, Giảng Võ…

Di tích lịch sử - văn hóa: Quận có những di tích lịch sử nổi tiếng như: Văn Miếu - Quốc Tử Giám trường Đại học đầu tiên của Việt Nam; Gò Đống Đa nơi ghi dấu ấn Quang Trung đại phá quân Thanh; Đàn xã tắc; Pháo Đài Láng; Chùa Bộc; Chùa Láng; Ô Chợ Dừa; Sân vận động Hàng Đẫy; Ga xe lửa Hà Nội; Chợ Kim Liên v.v... (UBND quận Đống Đa, 2016).

4. Quận Hai Bà Trưng

Vị trí địa lý: Quận Hai Bà Trưng phía Đông giáp sông Hồng, qua bờ sông là quận Long Biên; phía Tây giáp quận Đống Đa và một phần nhỏ giáp quận Thanh Xuân; phía Nam giáp quận Hoàng Mai; phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm. Diện tích 9,62km² với dân số: 370.726 người (năm 2009). Quận Hai Bà Trưng hiện có 20 phường: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm.

Trụ sở UBND quận: số 32 phố Lê Đại Hành.

Đặc điểm chung: Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có nhiều nhà máy, xí nghiệp của Trung ương và Hà Nội như: Dệt Kim Đồng Xuân; cảng Hà Nội; cụm công nghiệp Minh Khai - Vĩnh Tuy với hàng chục xí nghiệp nhà máy, chủ yếu thuộc các ngành dệt, cơ khí, chế biến thực phẩm.

Di tích lịch sử - văn hóa: Quận có những di tích lịch sử nổi tiếng như: Chùa Hương Tuyết, Chùa Liên Phái, Chùa Thiền Quang - Quang Hoa - Pháp Hoa, Đền Hai Bà Trưng, Đình Tương Mai, Di tích cách mạng 152 Bạch Mai, Khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ, Khu tưởng niệm nạn đói năm 1945, Di tích lịch sử cách mạng kháng chiến 18 Nguyễn Du v.v... (UBND quận Hai Bà Trưng, 2016).

Bảng 3.1. Diện tích dân số và mật độ dân số các quận nội thành Hà Nội

Stt Tên Quận Số lượng

Phường Diện tích (km²) Dân số (người) ngày 1/4/2009 Mật độ (người/ km²) 1 Ba Đình 14 9,22 225.910 24.502 2 Hoàn Kiếm 18 5,29 147.334 27.851 3 Đống Đa 21 9,96 410.117 41.176 4 Hai Bà Trưng 20 9,62 370.726 38.617

Nguồn: UBND thành phố Hà Nội (2016) 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu a. Dữ liệu thứ cấp a. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thức cấp phục vụ cho nghiên cứu này là các tài liệu có liên quan đến đặc điểm cơ bản của thành phố Hà Nội và 4 quận trung tâm, các số liệu về tài nguyên du lịch văn hóa, lượng khách du lịch, các nghiên cứu và báo cáo tổng kết.

- Nguồn cung cấp các dữ liệu này từ các báo cáo của Chính phủ, các Bộ, ngành, của các cơ quan thống kê được công bố chính thức và công khai trên các trang Web của Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Du lịch Việt nam, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội.

- Các số liệu tham khảo của các báo cáo nghiên cứu của các cơ quan chuyên ngành, viện, trường đại học. Các bài viết đăng trên báo, các tạp chí khoa học chuyên ngành, niêm giám thống kê, tài liệu giáo trình, các xuất bản khoa học….liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các báo cáo hay luận văn của các sinh viên khác (khóa trước) trong trường hoặc ở các trường khác.

b. Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này gồm: các dữ liệu về nhu cầu khách du lịch, ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý, cơ sở kinh doanh du lịch về thực thi các văn bản pháp luật, về các khó khăn, thuận lợi và các nguyên nhân ảnh hưởng đến các nội dung quản lý nhà nước về du lịch văn hóa ở khu vực nội thành thành phố Hà Nội.

Bảng 3.2. Đối tượng và phương pháp thu thập số liệu

ĐVT : Phiếu

STT Đối tượng Số lượng

1 Cán bộ quản lý 25

2 Khách du lịch 90

Tổng cộng 115

Nguồn : Nghiên cứu và thu thập thông tin của tác giả (2016) Các dữ liệu này được thu thập bằng thảo luận nhóm, phỏng vấn bản cấu trúc đại diện cán bộ quản lý, khách du lịch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ và khách du lịch trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội, cụ thể:

- Chúng tôi phỏng vấn sâu 5 cán bộ văn hóa/1 quận: Tổng số 25 cán bộ bao gồm: Trưởng hoặc Phó phòng văn hóa của quận; cán bộ phụ trách các lễ hội của quận; cán bộ lập kế hoạch; cán bộ lãnh đạo của quận và cán bộ tuyên truyền. Các cán bộ này được chọn chủ đích theo gợi ý của cán bộ Sở VHTT&DL.

- Phỏng vấn sâu 5 cán bộ quản lý của 5 khu di tích văn hóa đại diện của khu vực nội thành thành phố Hà Nội về các vấn đề khó khăn trong quản lý các khu di tích văn hóa của Hà Nội. Các khu di tích này là:

1. Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật thuộc địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội.

2. Khu Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch - Di tích lịch sử thuộc địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội.

3. Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội - Khu di tích lịch sử và khảo cổ thuộc địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội.

4. Khu phố cổ Hà Nội - Di tích văn hóa kiến trúc nằm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

5. Khu phố đi bộ Hoàn Kiếm - Không gian văn hóa Thủ đô thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

- Phỏng vấn 90 khách du lịch thăm quan 5 khu di tích văn hóa đại diện được chọn nêu trên. Các khách du lịch này được chọn ngẫu nhiên. Số lượng khách được chọn thuộc các khu di tích này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.3. Số lượng khách du lịch được chọn phỏng vấn ở 5 khu di tích văn hóa thuộc khu vực nội thành thành phố Hà Nội

Diễn giải SL (người) Khu di tích Văn Miếu - Quốc tử giám Lăng Chủ tịch Hoàng Thành Phố Cổ Phố đi bộ Tổng số 90 20 20 20 20 10 Theo giới tính Nam 15 10 5 10 5 Nữ 5 10 15 10 5

Theo địa phương

Trong Hà Nội 60 20 10 10 10 10

Ngoài Hà Nội 30 - 10 10 10 -

3.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu

Các dữ liệu sau khi thu thập được, chúng tôi tiến hành kiểm tra, phát hiện sai sót. Nếu có sai sót chúng tôi thực hiện hiệu chỉnh và nhập vào máy tính với sự trợ giúp của phần mềm Excel. Sử dụng các công cụ của phần mềm này, chúng tôi tiến hành sắp xếp hệ thống hóa và phân tổ dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu như:

- Đơn vị hành chính.

- Theo các vấn đề khó khăn, thuận lợi,…

Sau khi phân tổ theo các tiêu thức nêu trên, chúng tôi tính toán thêm các chỉ tiêu của từng tổ, nhóm và trình bày trên các bảng số liệu, các đồ thị và sơ đồ. 3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Các dữ liệu sau khi thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp lại, kiểm tra và hiệu chỉnh theo yêu cầu đầy đủ, chính xác và logic, các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:

3.2.3.1. Thống kê mô tả

Dựa vào các tham số thống kê mô tả như các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, giá trị lớn nhất, bé nhất, v.v… để phân tích mức độ về tài nguyên du lịch văn hóa, mức độ tham dự của khách du lịch, mức độ thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về du lịch văn hóa trên địa bàn nghiên cứu.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp so sánh trong nghiên cứu này, chúng tôi so sánh mức độ thực hiện so với kế hoạch, so sánh mức độ thực hiện về các chức năng quản lý giữa các quận, giữa các nội dung nghiên cứu nhằm phát hiện các điều kiện khác nhau khi thực thi các chức năng quản lý.

3.2.3.3. Phương pháp SWOT (Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức)

Sử dụng các kết quả thảo luận nhóm với các cán bộ quản lý du lịch văn hóa ở các quận nội thành Hà Nội, chúng tôi đã tổng hợp các kết quả này theo các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản lý nhà nước về du lịch văn hóa ở khu vực nội thành Hà Nội trên ma trận SWOT sau:

Bảng 3.4. Ma trận SWOT

SWOT S: Điểm mạnh nhất W: Điểm yếu nhất

O: Cơ hội lớn nhất SO: Kết hợp điểm mạnh

với cơ hội nhằm tìm giải pháp phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội

WO: Kết hợp điểm yếu với cơ hội nhằm tìm giải pháp tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu T: Thách thức lớn nhất ST: Kết hợp điểm mạnh với thách thức nhằm tìm giải pháp phát huy điểm mạnh để vượt qua thách thức

WT: Kết hợp điểm yếu với thách thức nhằm tìm giải pháp khắc phục điểm yếu và vượt qua thách thức

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

a. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng du lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố Hà Nội:

- Số lượng khu di tích văn hóa.

- Số lượng lễ hội được tổ chức hàng năm.

- Số lượng khách du lịch tham quan di tích văn hóa. - Doanh thu du lịch văn hóa thu được hàng năm.

b. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố Hà Nội:

- Số lượng các văn bản pháp luật được phổ biến.

- Số lượng các hội nghị được triển khai du lịch văn hóa. - Số lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch văn hóa. - Số cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch văn hóa.

- Số lượng giấy phép được cấp cho các cơ sở kinh doanh du lịch văn hóa. - Số lần thanh tra, kiểm tra du lịch văn hóa.

- Số đơn vị được thanh tra, kiểm tra, vi phạm quy định nhà nước.

c. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố Hà Nội:

- Số lượng các văn bản pháp luật được thực thi. - Tốc độ tăng, giảm khách du lịch hàng năm.

- Tốc độ tăng, giảm doanh thu về du lịch văn hóa hàng năm.

- Số lượng và tỷ lệ ý kiến đánh giá về mức độ phù hợp, thực thi của các văn bản pháp luật.

- Số lượng và tỷ lệ ý kiến đánh giá về kết quả xây dựng quy hoạch và kế hoạch du lịch văn hóa.

- Số lượng và tỷ lệ ý kiến đánh giá về đào tạo nguồn nhân lực. - Số lượng và tỷ lệ ý kiến đánh giá về thanh tra, kiểm tra.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT VỀ TÀI NGUYÊN VÀ CƠ SỞ KINH DOANH DU LỊCH KHU VỰC NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHU VỰC NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1. Tổng quan tài nguyên du lịch văn hóa tại Hà Nội

Hiện nay theo ước tính trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng hơn 5.000 di tích lịch sử văn hoá lớn nhỏ, điều đáng chú ý là đa số các di tích có giá trị nghệ thuật cao đều tập trung ở khu vực 4 quận nội thành cũ (Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng) của Hà Nội. Hầu hết các di tích này đã được nhà nước xếp hạng di tích trong đó có những di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt là: Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý), Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Di sản Văn hóa thế giới), Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm).

Có thể khẳng định, nói đến du lịch văn hóa của Hà Nội là nói đến Văn Miếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố hà nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)