Bài học kinh nghiệm rút ra đối với quản lý nhà nước về du lịchvăn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố hà nội (Trang 61)

hóa tại Hà Nội

Thông qua những phân tích kinh nghiệm về quy hoạch phát triển du lịch của một số địa phương trong nước và Quốc gia trên thế giới có thể rút ra cho Hà Nội kinh nghiệm như sau:

Đối với nội dung quy hoạch, kế hoạch du lịch cần tập trung những vấn đề thực tế hơn cho giai đoạn trung hạn nhằm đảm bảo tính khả thi của các mục tiêu quy hoạch đặt ra.

Tổ chức không gian du lịch phải được xác định trong chiến lược du lịch, theo đó nội dung này là nhằm xác định rõ các địa bàn, không gian trọng điểm du lịch với chức năng du lịch chính. Ví dụ: Khu vực Phố cổ, Đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, Lăng Bác,… được xác định là địa bàn trọng điểm về du lịch di sản.

Quy trình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của một điểm điều có sự tham gia của cộng đồng ngay từ giai đoạn đầu nhằm bảo đảm các nội dung quy hoạch, kế hoạch có thể thực thi. Chính quyền tôn trọng ý kiến cộng đồng trong quá trình xây dựng cũng như trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch du lịch.

Để có thể thực hiện thành công các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước về hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, cần có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

Trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cần chú trọng việc nghiên cứu đề xuất những trọng tâm phát triển cho từng giai đoạn, chú trọng đề xuất những loại hình du lịch mới phù hợp với nhu cầu thị trường. Cần coi trọng công tác thống kê du lịch phục vụ xây dựng và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch.

Việc bảo tồn các di tích phải được tiến hành đúng quy định và phải dựa trên nguyên tắc giữ nguyên trạng trọng nguyên bản. Tuy nhiên, có “ba xu hướng sai lệch xuất hiện thường xuyên hiện nay trong lĩnh bảo tồn. Đó là đơn giản giao trách nhiệm bảo tồn cho ngành xây dựng (thường có hiểu biết rất hạn chế về di sản), việc tôn tạo không đúng phương pháp và qui cách (tự ý thêm thắt, làm mới lung tung) và nhất làm xu hướng rất đáng báo động hiện nay là “du lịch hóa di sản” (biến dạng các di sản để thu lợi kinh tế).

Tính thương mại hóa đang trở thành xu thế phổ biến trong các lễ hội truyền thống và đây chính là lý do khiến khách du lịch xa lánh các lễ hội đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

- Tài nguyên du lịch nhân văn là tài nguyên du lịch đặc biệt có thể suy giảm và biến mất kể cả khi không khai thác hay khai thác không đúng mức. Do đó cần phải tổ chức, quản lý chặt chẽ có hiểu biết khi khai thác các giá trị văn hóa phục vụ hoạt động du lịch.

- Tài nguyên du lịch nhân văn là sản phẩm của cộng đồng dân cư. Vì vậy, phát triển du lịch văn hóa không thể chỉ tập trung vào mục tiêu kinh tế mà cần phai quan tâm đến chân kiềng xã hội, phải góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cư dân địa phương.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ.

Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.

Hình 3.1. Bản đồ thành phố Hà Nội

Diện tích tự nhiên: 3.324,5 km². Dân số: 7.216,0 nghìn người (2015).

Các quận/huyện gồm: 12 Quận là: Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông, Nam từ Liêm, Bắc Từ Liêm; 1 thị xã là: Sơn Tây; 17 huyện là: Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Gia Lâm (Hà Nội cũ); Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa (Hà Tây cũ) và Mê Linh (từ Vĩnh Phúc).

Khí hậu: Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng. Mùa tham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà Nội là mùa thu. Phần địa hình của Hà Tây (cũ) sáp nhập với Hà Nội, có những đặc điểm riêng nên hình thành những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò đồi và đồng bằng. Nhưng nói chung sự khác biệt thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ giữa các địa phương của Hà Nội hiện nay không lớn (Tổng cục Du lịch, 2015).

Địa hình: Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông của Hà Tây (cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Một số đỉnh núi cao như: Ba Vì 1.281m; Gia Dê 707m; Chân Chim 462m; Thanh Lanh 427m; Thiên Trù 378m; Bà Tượng 334m; Sóc Sơn 308m; Núi Bộc 245m; Dục Linh 294m…

Sông ngòi: Hà Nội nằm cạnh hai con sông lớn ở miền Bắc: sông Đà và sông Hồng. Sông Hồng dài 1.183km từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống. Ðoạn sông Hồng qua Hà Nội dài 163km (chiếm khoảng 1/3 chiều dài trên đất Việt Nam, khoảng 550km. Ngoài hai con sông lớn, trên địa phận Hà Nội còn có các sông: Đuống, Cầu, Cà Lồ, Đáy, Nhuệ, Tích, Tô Lịch, Kim Ngưu, Bùi. Hồ đầm ở địa bàn Hà Nội có nhiều. Những hồ nổi tiếng ở nội thành Hà Nội như hồ Tây, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Bảy Mẫu. Hàng chục hồ đầm thuộc địa phận Hà Nội cũ: hồ Kim Liên, hồ Liên Đàm, đầm Vân Trì... và nhiều hồ lớn thuộc địa phận Hà Tây (cũ): Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn... (Tổng cục Du lịch, 2015).

Dân cư: Theo số liệu 1/4/1999 cư dân Hà Nội và Hà Tây (cũ) chủ yếu là người dân tộc Việt (Kinh) chiếm tỷ lệ 99,1%; các dân tộc khác: Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2006 cũng trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây (cũ) cư dân đô thị chiếm tỷ lệ 41,1% và cư dân nông thôn là 58,1%; tỷ lệ nữ chiếm 50,7% và nam là 49,3%. Mật độ dân cư bình quân hiện nay trên toàn thành phố là 1875 người/km2, cư dân sản xuất nông nghiệp khoảng 2,5 triệu người.

Giao thông: Từ thủ đô Hà Nội, có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng các loại phương tiện giao thông đều thuận tiện.

Đường không: sân bay quốc tế Nội Bài (nằm ở địa phận huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội chừng 35km). Sân bay Gia Lâm, vốn là sân bay chính của Hà Nội từ trước những năm 70 thế kỷ 20. Bây giờ là sân bay trực thăng phục vụ bay dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch.

Đường bộ: Xe ô tô khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình toả đi khắp mọi miền trên toàn quốc theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam; quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang; quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh; quốc lộ 6 đi Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu…

Đường sắt: Hà Nội là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt trong nước. Có đường sắt liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc), đi nhiều nước châu Âu.

Đường thuỷ: Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì; bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.

Văn hóa - Du lịch: Hà Nội hiện có trên 4.000 di tích và danh thắng, trong đó được xếp hạng quốc gia trên 1.000 di tích và danh thắng (hàng trăm di tích,

danh thắng mới được sáp nhập từ Hà Tây và Mê Linh) với hàng trăm đền, chùa, công trình kiến trúc, danh thắng nổi tiếng (Tổng cục Du lịch, 2015).

3.1.2. Đặc điểm cơ bản của 04 quận trung tâm nội thành thành phố Hà Nội 1. Quận Ba Đình 1. Quận Ba Đình

Vị trí địa lý: Quận Ba Đình bắc giáp quận Tây Hồ, nam giáp quận Đống Đa, đông giáp sông Hồng, đông nam giáp quận Hoàn Kiếm, tây giáp quận Cầu Giấy. Diện tích 9,22 km² với dân số khoảng 225.910 người. Quận Ba Đình có 14 phường: Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc.

Trụ sở UBND quận: số 25 phố Liễu Giai.

Đặc điểm chung: Quận là nơi có Quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi từng vang lên Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Quận Ba Đình được Chính phủ xác định là Trung tâm hành chính - chính trị quốc gia, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Đây còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại. Ba Đình có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi thường xuyên diễn ra các hội quan trọng của Nhà nước, quốc tế và khu vực.

Di tích lịch sử - văn hóa: Quận có những di tích nổi tiếng như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Hội trường Ba Đình, Chùa Một Cột, Đền Quán Thánh, Chùa Trấn Quốc v.v... (UBND quận Ba Đình, 2016).

2. Quận Hoàn Kiếm

Vị trí địa lý: Quận Hoàn Kiếm (tên của quận được đặt theo tên của Hồ Hoàn Kiếm) nằm ở trung tâm Thủ đô của Hà Nội, phía Tây giáp quận Đống Đa, phía Tây Bắc giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa, phía Nam giáp quận Hai Bà Trưng, dọc từ phía Bắc xuống phía Nam là sông Hồng. Diện tích 5,29 km2 với dân số 147.334 người (số liệu tháng 4/2009). Quận Hoàn Kiếm hiện có 18 đơn vị hành chính phường gồm: Cửa Nam, Hàng Bài, Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Đồng Xuân, Hàng Mã, Cửa Đông, Hàng Gai, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Trống, Chương Dương, Phúc Tân.

Đặc điểm chung: Quận là nơi tập trung nhiều Bộ, Sở, Ban, ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước (10 Bộ trong tổng số 17 Bộ của Trung ương đóng trên địa bàn toàn Thành phố Hà Nội) và cũng là nơi tập trung của nhiều đại sứ quán và nhà riêng đại sứ (17 đại sứ trong tổng số 60 nước có đại sứ quán tại Hà Nội), các văn phòng đại diện nước ngoài, nơi tập trung của các cơ quan chính trị - xã hội - tôn giáo, Với chợ Đồng Xuân - một khu thương mại và dịch vụ lớn, là đầu mối giao lưu hàng hoá của cả khu vực phía Bắc. Quận Hoàn Kiếm xứng đáng là trung tâm hành chính, chính trị và thương mại lớn của Thủ đô Hà Nội.

Di tích lịch sử - văn hóa: Quận có các công trình kiến trúc - văn hóa có giá trị, tiêu biểu như Hồ Gươm, Tháp Rùa, nhà tù Hỏa Lò, đình Kim Ngân, chùa Báo Ân (còn gọi là chùa Liên Trì), Tháp Báo Thiên, đền Vua Lê, đền Ngọc Sơn, cửa Ô Quan Chưởng, Nhà hát Lớn Hà Nội và Quảng trường 19-8, Nhà Thờ Lớn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Tượng đài Lý Thái Tổ, Bưu điện Hà Nội, Chợ Đồng Xuân... Đặc biệt, toàn bộ khu phố cổ trong mục bảo tồn di sản đều nằm trong quận này (UBND quận Hoàn Kiếm, 2016).

3. Quận Đống Đa

Vị trí địa lý: Quận Đống Đa Phía Bắc giáp quận Ba Đình; phía Đông Bắc giáp quận Hoàn Kiếm; phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng; phía Nam giáp quận Thanh Xuân; phía Tây giáp quận Cầu Giấy.Diện tích 9,96 km2 với dân số: khoảng 410.117 người. Quận Đống Đa hiện có 21 phường: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Nam Đồng, Trung Liệt, Khâm Thiên, Phương Liên, Phương Mai, Khương Thượng, Ngã Tư Sở, Láng Thượng, Cát Linh, Văn Chương, Ô Chợ Dừa, Quang Trung, Thổ Quan, Trung Phụng, Kim Liên, Trung Tự, Thịnh Quang, Láng Hạ.

Trụ sở UBND quận tại 279 phố Tôn Đức Thắng.

Đặc điểm chung: Quận Đống Đa là địa bàn có số doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều nhất thành phố Hà Nội. Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn được đẩy mạnh, hình thành một số trung tâm buôn bán sôi động: Khâm Thiên, Nam Đồng, Giảng Võ…

Di tích lịch sử - văn hóa: Quận có những di tích lịch sử nổi tiếng như: Văn Miếu - Quốc Tử Giám trường Đại học đầu tiên của Việt Nam; Gò Đống Đa nơi ghi dấu ấn Quang Trung đại phá quân Thanh; Đàn xã tắc; Pháo Đài Láng; Chùa Bộc; Chùa Láng; Ô Chợ Dừa; Sân vận động Hàng Đẫy; Ga xe lửa Hà Nội; Chợ Kim Liên v.v... (UBND quận Đống Đa, 2016).

4. Quận Hai Bà Trưng

Vị trí địa lý: Quận Hai Bà Trưng phía Đông giáp sông Hồng, qua bờ sông là quận Long Biên; phía Tây giáp quận Đống Đa và một phần nhỏ giáp quận Thanh Xuân; phía Nam giáp quận Hoàng Mai; phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm. Diện tích 9,62km² với dân số: 370.726 người (năm 2009). Quận Hai Bà Trưng hiện có 20 phường: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm.

Trụ sở UBND quận: số 32 phố Lê Đại Hành.

Đặc điểm chung: Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có nhiều nhà máy, xí nghiệp của Trung ương và Hà Nội như: Dệt Kim Đồng Xuân; cảng Hà Nội; cụm công nghiệp Minh Khai - Vĩnh Tuy với hàng chục xí nghiệp nhà máy, chủ yếu thuộc các ngành dệt, cơ khí, chế biến thực phẩm.

Di tích lịch sử - văn hóa: Quận có những di tích lịch sử nổi tiếng như: Chùa Hương Tuyết, Chùa Liên Phái, Chùa Thiền Quang - Quang Hoa - Pháp Hoa, Đền Hai Bà Trưng, Đình Tương Mai, Di tích cách mạng 152 Bạch Mai, Khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ, Khu tưởng niệm nạn đói năm 1945, Di tích lịch sử cách mạng kháng chiến 18 Nguyễn Du v.v... (UBND quận Hai Bà Trưng, 2016).

Bảng 3.1. Diện tích dân số và mật độ dân số các quận nội thành Hà Nội

Stt Tên Quận Số lượng

Phường Diện tích (km²) Dân số (người) ngày 1/4/2009 Mật độ (người/ km²) 1 Ba Đình 14 9,22 225.910 24.502 2 Hoàn Kiếm 18 5,29 147.334 27.851 3 Đống Đa 21 9,96 410.117 41.176 4 Hai Bà Trưng 20 9,62 370.726 38.617

Nguồn: UBND thành phố Hà Nội (2016) 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu a. Dữ liệu thứ cấp a. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thức cấp phục vụ cho nghiên cứu này là các tài liệu có liên quan đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố hà nội (Trang 61)