Di tích văn hóa vật thể và phi vật thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố hà nội (Trang 74 - 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Khái quát về tài nguyên và cơ sở kinh doanh du lịch khu vực nội thành

4.1.2. Di tích văn hóa vật thể và phi vật thể

Trong tổng số di tích văn hóa của cả nước thì Hà Nội có đến khoảng 2.352 di tích lịch sử văn hóa và được bảo tồn khá tốt. Nếu so sánh với cả nước về số lượng di tích văn hóa được xếp hạng thì Hà Nội chiếm khoảng 23,52% tổng di tích văn hóa cả nước và như vậy là dẫn đầu cả nước (bảng 4.1.).

Bảng 4.1. Số lượng di tích văn hóa được xếp hạng ở thành phố lớn của Việt Nam thành phố lớn của Việt Nam

STT Địa điểm Số di tích xếp hạng Tỷ lệ (%)

1. Cả nước 10.000 100,00

2. Hà Nội 2.352 23,52

3. Thành phố Hồ Chí Minh 145 1,45

4. Thừa Thiên Huế 120 1,20

Nguồn: Tổng cục du lịch (2016) Số lượng di tích đặc biệt quan trọng của Hà Nội chủ yếu nằm tập trung trên địa bàn thuộc các quận nội thành Hà Nội, được thể hiện ở bảng 4.2.

Số liệu ở bảng 4.2 cho thấy, đến 2016 khu vực nội thành Hà Nội có 142 khu di tích văn hóa được xếp hạng, trong đó tập trung chủ yếu quận Hai Bà Trưng. Trong tổng số các khu di tích, khu di tích văn hóa tâm linh (61/142) chiếm 42% phân bố đều ở 4 quận. Các di cảnh quan có 31 khu trên tổng số 142, chiếm 21%

so với tổng di tích. Như vậy đây là hai loại hình du lịch phổ biến ở các quận nội thành Hà Nội chiếm 63% tổng số di tích.

Bảng 4.2. Số lượng các khu di tích và các loại hình văn hóa khu vực nội thành Hà Nội đến năm 2016 STT Diễn giải ĐVT Quận Tổng Hoàn Kiếm Ba Đình Đống Đa Hai Bà Trưng I Các khu di tích 25 36 35 46 142 1 Di tích lịch sử văn hóa Di tích 6 7 8 11 32 2 Di tích văn hóa tâm linh Di tích 10 13 15 23 61 3 Di tích kiến trúc Di tích 1 3 3 1 8 4 Di tích lịch sử cách mạng Di tích 1 3 3 1 8 5 Di tích văn hóa, cảnh quan Di tích 7 8 6 10 31

6 Di tích khảo cổ Di tích 0 2 0 0 2

II Các loại hình văn hóa 41 50 21 52 164

1 Lễ hội truyền thống Lễ hội 9 4 8 7 28 2 Ẩm thực nổi tiếng Quán 32 45 11 42 130

3 Phố làng nghề Phố 0 1 2 3 6

Nguồn: Sở VHTT&DL Hà Nội (2016) Một số tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn ở khu vực nội thành Hà Nội thể hiện ở bảng 4.3 như sau:

+ Khu phố cổ Hà Nội: Khu phố cổ Hà Nội là một di sản kiến trúc quí báu mang đậm bản sắc truyền thống văn hoá của dân tộc, là niềm tự hào và xứng đáng tượng trưng cho cốt cách linh hồn của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Với tổng diện tích khoảng 100ha, khu phố cổ Hà Nội được hình thành từ thế kỷ 11 và có bề dày gần một nghìn năm lịch sử của một khu đô thị buôn bán sầm uất, tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành nên những phố nghề đặc trưng mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Và sản phẩm được buôn bán đã trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước như Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối... Chính vì vậy người Việt quen gọi Hà Nội là Hà Nội 36 phố phường với ý nghĩa phường là nơi tập trung những người làm cùng một nghề thủ công, bán cùng mặt hàng theo kiểu “buôn có bạn, bán có phường”. Đến với khu phố cổ Hà Nội, du khách dù khó tính đến đâu cũng vẫn bị hấp dẫn bởi những giá trị văn hoá chứa

đựng trong khoảng 100 công trình kiến trúc lâu đời gồm đình, đền, chùa, hội quán. Điển hình trong các di tích lịch sử và văn hoá này là ngôi đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm, được coi là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long.

Bảng 4.3. Một số tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn du khách du lịch nội thành thành phố Hà Nội

TT Tài nguyên du lịch Địa chỉ

I Các di tích

1 Khu phố cổ Hà Nội

Bao gồm 76 tuyến phố: phía bắc là phố Hàng Đậu; phía tây là phố Phùng Hưng; phía nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía đông là đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

2 Chùa Trấn Quốc Đường Thanh Niên, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình , Hà Nội

3 Đền Ngọc Sơn Đường Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

4 Nhà hát lớn Hà Nội Số 1 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 5 Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí

Minh tại Phủ Chủ tịch

Số 1 Bách Thảo, quận Ba Đình, Hà Nội

6 Văn Miếu - Quốc Tử Giám 58 Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội

7

Di tích lịch sử và khảo cố Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội

18 Hoàng Diệu, phường Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội

8 Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm Khu vực hồ Hoàn Kiếm

II Lễ hội

1 Lễ hội Gò Đống Đa (ngày 5/1 âm lịch

Đường Tây Sơn, phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội

2 Lễ hội Đình và Đền Kim Liên (từ ngày 15-16/3 âm lịch)

Phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội

3 Lễ hội đền Voi phục (từ 9-10/2 âm lịch) Làng Thủ Lệ, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội 4 Lễ hội đền Bạch Mã (từ 12-13/2 âm lịch)

Số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Nguồn: Tổng cục Du lịch (2016)

+ Chùa Trấn Quốc: Chùa Trấn Quốc có kiến trúc giống như một bông sen đang nở. Chùa nằm ở bán đảo phía đông Hồ Tây, Hà Nội, được xây dựng từ thời

vua Lý Nam Đế.Chùa Trấn Quốc có lịch sử 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã, tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang.

Là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần, với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.

+ Đền Ngọc Sơn: Nằm trên đảo Ngọc Sơn thuộc hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên đảo là Ngọc Tượng và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền được dựng lên để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Về sau lâu ngày ngôi đền bị sụp đổ. Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thuỵ Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), một hội từ thiện đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, năm 25 - 55 sau công nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử).

Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa được đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cây cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên.

+ Nhà hát lớn Hà Nội: Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình lớn mà người Pháp đã xây dựng tại Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20. Nhà hát Lớn được khởi công xây dựng ngày 7/6/1901 và hoàn thành năm 1911 theo mẫu của “Nhà hát Opera Paris” (Pháp), do hai kiến trúc sư Harlay và Broyer thiết kế nhưng tầm vóc nhỏ hơn, các vật liệu sử dụng được thay đổi theo những điều kiện kinh tế và khí hậu địa phương, đồng thời mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các

Nhà hát ở miền Nam nước Pháp. Nhà hát lớn Hà Nội có diện tích 2.600m2, chiều dài 87m, chiều rộng 30m, điểm cao nhất của công trình so với mặt đường là 34m.

Không chỉ là một không gian văn hoá, Nhà hát Lớn Hà Nội còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại của đất nước. Đó là nơi đã chứng kiến những giây phút hoà bình đầu tiên trên đất nước, là một nhân chứng cách mạng của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.

+ Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch: Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người (từ ngày 19 tháng 12 năm 1954 đến ngày 02 tháng 9 năm 1969), đồng thời là trụ sở làm việc của Trung ương Đảng và Nhà nước Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (1945).Tổng diện tích Khu lưu niệm rộng hơn 10ha, gồm hệ thống nhà cửa, sân, vườn, thảm cỏ, ao cá, đường đi, trong đó nổi bật là 3 điểm di tích thành phần: Nhà 54, Nhà sàn của Bác và Nhà 67.

Có thể khẳng định rằng, Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là một trong những di tích có giá trị đặc biệt trên nhiều phương diện.

+ Văn Miếu - Quốc Tử giám: Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Trường Quốc học đầu tiên ở nước ta, đã đào tạo được nhiều thế hệ hiền tài từ thời Lý đến thời Lê. Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội.

Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước đầu tư phục dựng năm 1999 - 2000. Di tích lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu quý, đặc biệt là 82 bia tiến sĩ đã được UNESCO vinh danh là “Di sản tư liệu thế giới”.

Hiện nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách, đang có những đóng góp tích cực vào sự phát triển về mọi mặt của thủ đô cũng như của cả nước.

+ Di tích lịch sử và khảo cổ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội: Với diện tích quy hoạch bảo tồn vùng lõi là 18,395ha (bao gồm Khu di tích

thành cổ Hà Nội và Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu) và diện tích vùng đệm là 108ha. Trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi, biến dạng…, nhưng đến nay vẫn còn lưu giữ được một số di tích lịch sử và khảo cổ học, tiêu biểu như: Kỳ đài (Cột cờ Hà Nội), cổng thành phía Nam (Đoan môn), cổng thành phía Bắc (chính Bắc môn), nền móng của điện Kính thiên, hai bậc thềm rồng bằng đá có niên đại thế kỷ XV… Riêng khu Di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu có diện tích 4,530ha, bắt đầu khai quật từ tháng 12 năm 2002, tại đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện dấu tích nền móng của các công trình kiến trúc cổ thuộc Hoàng thành Thăng Long cùng nhiều hiện vật có giá trị, như vật liệu trang trí kiến trúc bằng đất nung, cột gỗ, đồ gốm sứ của các triều đại phong kiến Việt Nam và nhiều đồ dùng, vật dụng của nước ngoài, như các loại đồ sứ của Tây Á, Trung Quốc, Nhật Bản… Thành cổ Thăng Long - Hà Nội là di tích lịch sử và khảo cổ tiêu biểu chứa đựng các giá trị về lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật thể hiện qua rất nhiều hiện vật lịch sử, công trình kiến trúc, cảnh quan đô thị mang bề dày hàng ngàn năm lịch sử.

+ Phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm: Thời gian tổ chức phố đi bộ từ 19h -24h vào các ngày từ thứ 6, thứ 7 và chủ nhật hàng tuần tại 16 tuyến phố quanh hồ Gươm.

Đến với không gian đi bộ này, các du khách còn được tham gia các hoạt động văn hóa thể thao biểu diễn hoạt động nghệ thuật dân gian truyền thống như: Ca trù, xẩm, chầu văn, hát chèo, nhạc cụ dân tộc, âm nhạc đương đại, triển lãm tranh ảnh, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, phố sách, tổ chức các trò chơi dân gian và nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật khác. Mọi hoạt động được diễn ra tại các di tích, trung tâm văn hóa như khu vực vườn hoa tượng đài vua Lý Thái Tổ, nhà bát giác vườn hoa Lý Thái Tổ, khu vực đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, đền Bà Kiệu, vườn hoa Bà Kiệu, khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, đình Nam Hương… xung quanh hồ Hoàn Kiếm tạo nên một không gian văn hóa đặc trưng của Thủ đô, hài hòa thân thiện giữa con người với thiên nhiên.

Ngoài các khu di tích văn hóa, khu vực nội thành còn có 28 lễ hội truyền thống tiêu biểu là các lễ hội như:

+ Lễ Hội Gò Đống Đa: được tổ chức vào ngày 5/1 âm lịch, tại Gò Đống Đa, quận Đống Đa - Hà Nội. Nhằm suy tôn Vua Quang Trung.

Cách đây hơn 2 thế kỷ (1789), Ðống Ða là nơi hơn 29 vạn quân Thanh bị tiêu diệt. Gò Ðống Ða trở thành di tích lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

Sáng sớm ngày 5, đám rước thần mừng chiến thắng từ đình Khương Thượng về Gò Ðống Ða trong rừng cờ, tàn, tán, lọng, kiệu,... rực rỡ màu sắc cùng chiêng, trống, thanh la....diễu hành chậm rãi mang tính hoành tráng của cuộc mừng đón chiến công.

Ðặc biệt nhất là rước "Rồng lửa" được bện bằng nùi rơm, mo nang và giấy bồi trang trí thành hình con rồng, một tốp thanh niên bận võ phục đi quanh, biểu diễn côn, quyền như tái hiện lại cuộc chiến đấu đã qua. "Rồng lửa Thăng Long" trở thành biểu tượng chiến thắng của dân tộc Việt Nam. Khi đám rước về đến gò Ðống Ða, có lễ dâng hương, lễ đọc văn kể lại sự tích chiến công năm Kỷ Dậu, ca ngợi thiên tài quân sự của anh hùng dân tộc Quang Trung.Hội còn có nhiều trò chơi vui khoẻ, đua tài, đua trí trên bãi rộng trước gò.

+ Lễ Hội Đình và Đền Kim Liên: được tổ chức vào này 15-16/3 âm lịch, tại Làng Kim Liên cũ, nay thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Nhằm suy tôn: Thờ Cao Sơn Đại Vương một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long.

Đình và đền Kim Liên (hay còn gọi là đền Cao Sơn) là trấn phía Nam trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long. Đền vốn được lập nên để thờ Cao Sơn Đại Vương (theo tín ngưỡng dân gian, thì đây là một người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ). Theo tài liệu lưu giữ tại đền, đền này được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tổ ngay khi Hoàng đế rời đô tới Thăng Long với mục đích để bảo vệ kinh thành mới ở hướng Nam.

Đình mang uy danh của thần Cao Sơn nên lễ hội rất náo nhiệt. Trước đây, lễ hội đình Kim Liên thường diễn ra từ ngày 11/3 đến 16/3 âm lịch nhưng nay chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố hà nội (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)