Quan điểm tăng cường QLNN về du lịchvăn hóa khu vực nội thành Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố hà nội (Trang 108 - 113)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Quan điểm và giải pháp tăng cường qlnn về du lịchvăn hóa khu vực nộ

4.4.2. Quan điểm tăng cường QLNN về du lịchvăn hóa khu vực nội thành Hà Nội

Hà Nội

Thứ nhất, tăng cường quản lý nhà nước về du lịch văn hóa gắn với đổi mới nhận thức và tư duy kinh tế về vai trò du lịch văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Thứ hai, tăng cường quản lý nhà nước về du lịch văn hóa phải đặt trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, tăng cường theo hướng đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành và cải cách thủ tục hành chính.

Thứ tư, đổi mới nhanh, mạnh bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch văn hóa.

4.4.3. Một số giải pháp tăng cường QLNN về du lịch văn hóa khu vực nội thành Hà Nội

Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên tuyền.

Đổi mới tư duy, tăng cường nâng cao nhận thức về phát triển du lịch văn hóa ở các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân.

Xây dựng chiến lược tuyên truyền, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch văn hóa trong và ngoài nước với quy mô và trình độ chuyên nghiệp có nội dung cụ thể gắn với nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường, phù hợp với mục tiêu đã được xác định.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội và các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan truyền thông, các hãng hàng không và các hãng lữ hành lớn trong và ngoài nước để kết nối, giới thiệu, quảng bá, hợp tác, khai thác, phát triển thị trường du lịch văn hóa của Thủ đô. Đẩy mạnh kết nối tour, tuyến với các doanh nghiệp, tổ chức tại thị trường quốc tế và ngược lại.

Chủ động liên kết, hợp tác các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường. Chủ động đón các đoàn lữ hành lớn tại các thị trường trọng điểm, các đoàn báo chí, phóng viên quốc tế đến khảo sát sản phẩm, viết bài, tuyên truyền quảng bá về du lịch văn hóa tại Thủ đô. Nâng cao chất lượng các ấn phẩm phục vụ quảng bá du lịch văn hóa.

Xây dựng trang thông tin điện tử du lịch văn hóa tại Hà Nội, kết nối thông tin toàn cầu để các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động

trong lĩnh vực du lịch văn hóa và du khách trao đổi, phản hồi, góp ý, khám phá, giao dịch, mua bán sản phẩm. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chương trình liên kết, hợp tác, kết nối tour du lịch văn hóa với các tỉnh, thành phố trong nước với Thủ đô, thành phố các nước, các quốc gia, vùng lãnh thổ.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại bằng nhiều hình thức theo hướng chuyên nghiệp, thiết thực, hiệu quả.

Huy động các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân Thủ đô tích cực chủ động tham gia và phát huy vai trò để mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Thứ hai, nâng cao chất lượng quy hoạch du lịch văn hóa.

Để phát triển du lịch văn hóa thực sự trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, thành phố Hà Nội cần có hệ thống chính sách phát triển du lịch phù hợp bao gồm chính sách dài hạn và chính sách cấp bách và thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, các chương trình, đề án phát triển du lịch văn hóa. Chính sách phải đảm bảo khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của đất nước; bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Các nhóm chính sách ưu tiên chủ yếu sau:

a. Chính sách dài hạn

Nhóm chính sách khuyến khích du lịch văn hóa: Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch trong nuớc và khách quốc tế đến Hà Nội; tăng cường năng lực, ứng dụng công nghệ cao, đơn giản hóa thủ tục xuất, nhập cảnh, miễn thị thực; khuyến khích đầu tư khu vực tư nhân vào các lĩnh vực, ngành nghề du lịch văn hóa, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch; ưu đãi đầu tư và chú trọng du lịch cao cấp, điều tiết hợp lý du lịch đại chúng.

Nhóm chính sách kiểm soát chất lượng du lịch văn hóa: nâng cao nhận thức, kiến thức về quản lý chất lượng, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống kiểm định, công nhận chất lượng; phát triển, tôn vinh thương hiệu.

Nhóm chính sách tăng cường hợp tác đối tác Công - Tư: Cơ chế liên kết giữa đại diện cơ quan quản lý nhà nuớc về du lịch văn hóa với khu vực tư nhân theo mô hình tham gia, đại diện, góp vốn, chuyển giao, BOT, BT; tham gia trong tư vấn hoạch định chính sách (hội đồng tư vấn PTDLVH); quỹ phát triển/quỹ xúc

tiến du lịch văn hóa; chia sẻ trách nhiệm trong thực hiện chương trình phát triển (xúc tiến, quảng bá, phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực); huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân cho hoạt động chung của Thủ đô; xã hội hoá đầu tư phát triển hạ tầng du lịch văn hóa; ưu đãi đối với những dự án đầu tư lĩnh vực du lịch văn hóa; huy động doanh nghiệp đóng góp quỹ xúc tiến du lịch theo tỷ lệ doanh thu hoặc tỷ lệ theo số lượng khách du lịch.

Nhóm chính sách phát triển du lịch bền vững: khuyến khích bằng công cụ tài chính và hỗ trợ đối với các mô hình tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu địa phương, ứng dụng công nghệ sạch, mô hình “3R”; khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án phát triển du lịch văn hóa; khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát môi trường tại các khu, tuyến, điểm và cơ sở dịch vụ du lịch văn hóa; cơ chế tạo lập quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn phục vụ hoạt động du lịch văn hóa. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch văn hóa tại Thủ đô.

b. Chính sách cấp bách

Chính sách đầu tư đầu tư tập trung cho các khu du lịch văn hóa trọng điểm của thành phố Hà Nội có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế: ưu đãi bằng các công cụ tài chính, thu hút FDI, hỗ trợ trực tiếp của thành phố về cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm dịch vụ, phân cấp quản lý đối với khu du lịch văn hóa.

Chính sách đầu tư phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của Hà Nội có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế: tăng cường nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm; khuyến khích sản phẩm mới có tính chiến lược; hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch văn hóa của Hà Nội; liên kết khai thác giá trị văn hóa, những tài nguyên nhân văn nổi bật của Thủ đô.

Chính sách bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch văn hóa: áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; kiểm tra xử lý vi phạm về môi trường du lịch; kiểm định, đánh giá, tôn vinh những thương hiệu, nhãn hiệu du lịch văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh du lịch.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hóa: Khuyến khích đào tạo và chuyển giao kỹ năng tại chỗ; thu hút chuyên gia, nhân tài, nghệ nhân trong và ngoài nước phục vụ cho đào tạo du lịch văn hóa; tăng cường chuẩn hóa kỹ năng, chương trình đào tạo đối với lĩnh vụ du lịch văn hóa; sử dụng phí dịch vụ vào việc đào tạo và phát triển nhân lực.

Chính sách về xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm: tăng cường nghiên cứu thị trường, phân đoạn các thị trường mục tiêu; hỗ trợ về tài chính đối với thị trường trọng điểm; liên kết, tập trung nguồn lực trong và ngoài nước cho xúc tiến quảng bá tại thị trường trọng điểm; hình thành các kênh quảng bá toàn cầu đối với những thị trường trọng điểm (văn phòng đại điện du lịch, thông tin đại chúng toàn cầu); chiến dịch quảng bá tại các thị trường trọng điểm.

Chính sách phát triển du lịch văn hóa; Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch văn hóa dựa vào cộng đồng; tăng cường năng lực tham gia của động đồng; tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ thuật; hỗ trợ trang thiết bị cơ bản cho cộng đồng, phát triển mô hình nghỉ tại nhà dân (homestay); tăng cường trách nhiệm kinh tế, chia sẻ lợi ích với cộng đồng; hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch văn hóa.

Thứ ba, củng cố bộ máy quản lý du lịch văn hóa

Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan, đất đai, xây dựng, tín dụng, quản lý cơ sở lưu trú, quản lý hoạt động lữ hành và vận chuyển, thống kê du lịch… thực hiện liên kết cải cách thủ tục hành chính giữa các lực lượng Công an, Hải quan, Thuế vụ, cảng Hàng không Nội bài và các doanh nghiệp để tạo điều kiện cao nhất cho khách du lịch.

Xây dựng, hoàn thiện các quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch văn hoá. Xây dựng quy chế phối hợp các lực lượng liên ngành để phát triển du lịch văn hóa tại Thủ đô. Xử lý nghiêm và triệt để các hành vi, vi phạm trong lĩnh vực du lịch văn hóa. Xây dựng quy tắc ứng xử văn minh khi tham gia các hoạt động, các dịch vụ du lịch văn hóa ở Hà Nội, góp phần xây dựng môi trường du lịch an ninh, an toàn, thân thiện, văn minh.

Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch văn hóa của Thành phố bảo đảm đủ năng lực vận hành và phát huy vai trò quan trọng của du lịch văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể tăng cường phối hợp liên kết các ngành, các địa phương trong nước và các quốc gia có tiềm năng du lịch văn hóa. Khai thác triệt để các lợi thế, mối quan hệ, sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế và trong nước cho phát triển du lịch văn hóa của Hà Nội. Hàng năm, thành phố tổ chức gặp gỡ, đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia phát triển du lịch văn hóa.

Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, nhận thức chính trị, trách nhiệm công dân, ý thức, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa giao tiếp tham gia hoạt động du lịch văn hóa tại Thủ đô. Tăng cường đào tạo về nghiệp vụ ngoại ngữ và kỹ năng phục vụ cho các cán bộ quản lý du lịch văn hóa, nâng cao nhận thực, khả năng giao tiếp, thái độ ứng xử văn hóa, văn minh, thân thiện.

Hỗ trợ đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm trong lĩnh vực du lịch văn hóa tham gia các khóa tập huấn, đào tạo nâng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn.

Thứ tư, tăng cường thu hút đầu tư.

Hỗ trợ từ ngân sách thành phố đầu tư cho chương trình phát triển du lịch văn hóa để tạo dựng cơ sở hạ tầng du lịch văn hóa thuận lợi, chất lượng dịch vụ du lịch cao, hỗ trợ cho các dự án về bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị văn hóa của các di tích, lễ hội, nghệ thuật, nghề truyền thống.

Đa dạng hóa các loại hình đầu tư; tạo cơ chế thuận lợi, thông thoáng cho các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, đồ lưu niệm, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch văn hóa. Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để phát triển du lịch văn hóa. Khai thác tốt các nguồn hỗ trợ quốc tế cho du lịch văn hóa, kêu gọi các dự án hỗ trợ kỹ thuật từ nước ngoài gắn với phát triển du lịch văn hóa.

Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch và công đồng dân cư làm du lịch văn hóa, trong đó ưu tiên hỗ trợ tạo dựng các doanh nghiệp chủ lực, doanh nghiệp đầu tư vận chuyển du lịch quốc tế và đầu tư phương tiên thân thiện môi trường (như: xe điện, tàu điện…) tại các điểm du lịch văn hóa được thành phố ưu tiên thu hút trong khu vực nội đô.

Hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, thủ tục visa, liên kết, tạo dựng sản phẩm hoàn chỉnh, dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng. Kết nối tour, tuyến quốc tế với Hà Nội, các tỉnh, thành phố trong nước đảm bảo có chất lượng và sức cạnh tranh cao, thu hút khách đến du lịch văn hóa tại Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố hà nội (Trang 108 - 113)