Đánh giá của cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố hà nội (Trang 95 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du

4.3.1. Đánh giá của cán bộ quản lý

a. Về kết quả đạt được

Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu

vực nội thành Hà Nội đã được đẩy mạnh, quan tâm và chú trọng tạo nên nhiều

thành tựu và kết quả khả quan đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về du lịch văn hóa cũng bộc lộ nhiều

hạn chế. Có thể thấy chất lượng, số lượng, quy mô, phương thức triển khai công

tác quản lý về du lịch văn hóa khu vực nội thành Hà Nội vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, chưa theo kịp thực tiễn hoạt động du lịch và đang đặt ra nhiều

vấn đề cần được quan tâm giải quyết một cách thấu đáo.

Trước hết, cần nhìn nhận rằng, quản lý nói chung, quản lý du lịch văn hóa nói riêng dù ngày càng được chú trọng ở tính khoa học, chuyên sâu, thực ra cũng là một hoạt động du lịch chuyên biệt, đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển chung của ngành du lịch. Do đó, để khai thác và phát huy lợi thế tiềm năng du lịch văn hóa khu vực nội thành Hà Nội thì công tác quản lý du lịch văn hóa, phải luôn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Thành phố Hà

Nội và Sở VHTT&DL Hà Nội.

Tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ quản lý của Sở VHTT&DL cũng như cán bộ quản lý tại các quận nội thành Hà Nội về kết quả trong quản lý nhà nước về du lịch văn hóa trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi thể hiện ở bảng 4.11 sau:

Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý về kết quả trong quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành Hà Nội

STT Nội dung Số ý kiến

(n=25)

Tỷ lệ (%)

I Công tác phổ biến văn bản pháp luập

Rất tốt 7 28,00

Tốt 13 52,00

Chưa tốt 5 20,00

II Quy hoạch và kế hoạch

Có và tốt 9 36,00

Có chưa tốt 15 60,00

Chưa có 1 4,00

III Sắp xếp tổ chức các doanh nghiệp

Rất kịp thời 3 12,00 Bình thường 14 56,00 Chưa tốt 8 32,00 IV Liên kết Có sự liên kết cụ thể 2 8,00 Bình thường 16 64,00 Chưa có liên kết 7 28,00

V Đào tạo, bồi dưỡng

Rất tốt 3 12,00

Tốt 17 68,00

Chưa tốt 5 20,00

VI Thanh tra, kiểm tra

Rất tốt 4 16,00

Tốt 4 16,00

Chưa tốt 17 68,00

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2016) Số liệu ở bảng 4.11 cho thấy, công tác quản lý nhà nước những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn song công tác quản lý nhà nước về du lịch ở thành phố Hà Nội đã có bước chuyển biến rất tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Cụ thể là:

Thứ nhất, công tác tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực du lịch từ thành phố đến cơ sở được chú trọng. Bên cạnh đó, việc chỉ đạo

xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, dự án phát triển du lịch của thành phố có tiến bộ hơn từ các quy định từ trung ương đến các văn bản quản lý của thành phố Hà Nội (như quyết đinh số 42/QĐ- UBND về quy định giá vé gửi xe tại các khu di tích tại Hà Nội….) Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố. Đánh giá về công tác này có 80% ý kiến đánh giá từ tốt và rất tốt.

Thứ hai, công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch của thành phố có sự đổi mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình sát hợp với thị trường và phù hợp với định hướng phát triển chung của thủ đô. Ngoài ra, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức, góp phần thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thu hút đầu tư của thành phố, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn như Chương trình số 76/Ctr-UBND ngày 19/4/2016 của UBND thành phố Hà Nội về Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của thành phố Hà Nội năm 2016; Văn bản số 6335/VP-KT ngày 26/7/2016 về việc chấp thuận cho phép Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp cùng Tổng cục Du lịch triển khai tổ chức Chương trình xúc tiến du lịch tại Úc. Tuy nhiên đánh giá về công tác quy hoạch và kế hoạch này chỉ chiếm 36% có và tốt, ý kiến chưa có và chưa tốt chiếm 64%.

Thứ ba, công tác sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được quan tâm thực hiện theo phương án, kế hoạch đã đề ra, góp phần lành mạnh hóa hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Đánh giá về công tác này có đến 56% ý kiến bình thường.

Thứ tư, công tác tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong hoạt động du lịch, giữa địa phương và trung ương trong quản lý nhà nước về du lịch có sự chuyển biến tích cực. Đã ký kết nhiều chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước và một số nước trên thế giới. Đánh giá về công tác này có đến 64% cho bình thường, 28% cho chưa có sự liên kết.

Thứ năm, công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được tăng cường, đã tạo điều kiện để các cơ sở

đào tạo đa dạng hóa chuyên ngành đào tạo, nâng cao kiến thức về văn hóa, lịch sử, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn du lịch... cho lực lượng lao động ngành du lịch của thành phố. Đánh giá về công tác này chiếm đến 80% là tốt và rất tốt, ý kiến chưa tốt chỉ chiếm 20%.

Thứ sáu, công tác kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch được duy trì thường xuyên, góp phần ổn định thị trường, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh du lịch, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên đánh giá về công tác này chỉ có 32% ý kiến từ tốt và rất tốt, 68% ý kiến chưa tốt.

Có được những kết quả trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch như trên là do ảnh hưởng của các yếu tố sau:

Một là: Thời gian qua, Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội luôn năng động trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương; Đẩy mạnh hoàn thiện và ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền quản lý về du lịch; Chủ động tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch với các địa phương trong và ngoài nước. Bên cạnh sự phối hợp, nỗ lực và quyết tâm giữa các cấp, các ngành cụ thể là Sở VHTT&DL Hà Nội đối với công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm du lịch trên địa bàn.

Hai là: Công tác xây dựng cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và cải cách thủ tục hành chính đối với hoạt động du lịch đã có sự chuyển biến tích cực. Cơ chế, chính sách, pháp luật của nhà nước về du lịch từng bước được hoàn thiện, cụ thể là Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện, tạo sự thuận lợi cho quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở thành phố Hà Nội.

Ba là: Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch tại các phòng Văn hóa và Thông tin của quận từng bước được kiện toàn sắp xếp theo hướng chuyên môn hóa. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được chú trọng quan tâm qua đó chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý du lịch được nâng cao.

b. Các hạn chế cần khắc phục

Tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ quản lý của Sở VHTT&DL cũng như cán bộ quản lý tại các quận nội thành Hà Nội về hạn chế trong quản lý nhà nước về du lịch văn hóa trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.12. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý về hạn chế trong quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành Hà Nội

STT Nội dung Số ý kiến

(n=25)

Tỷ lệ (%)

I Công tác phổ biến văn bản pháp luập

Bất cập về đối tượng phổ biến 17 68,00 Bất cập về về phương pháp phổ biên 3 12,00

Bất cập về số lượng phổ biến 5 20,00

II Quy hoạch và kế hoạch

Quy hoạch vẫn còn chưa kịp thời 11 44,00 Quy hoạch vẫn còn chưa sát thực tế 9 36,00

Kế hoạch xa rời thực tế 5 20,00

III Sắp xếp tổ chức các doanh nghiệp

Chưa rõ ràng 1 4,00

chưa khoa học 5 20,00

Chưa kịp thời 19 76,00

IV Liên kết

Bất cập về liên kết trong và ngoài nước 16 64,00

Bất cập về liên kết nội địa 6 24,00

Bất cập về hoạt động xúc tiến thương mại 3 12,00 V Đào tạo, bồi dưỡng

Bất cập về quy định đào tạo hướng dẫn viên 6 24,00 Bất cập về thời lượng đào tạo hướng dẫn viên 12 48,00 Bất cập về yêu cầu đào tạo Hướng dẫn viên 7 28,00 VI Thanh tra, kiểm tra

Bất cập về thanh tra đăng ký 10 40,00

Bất cập về thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật 6 24,00 Bất cập về quy định thanh tra, kiểm tra 9 36,00 Nguồn: Tổng hợp điều tra (2016) Số liệu ở bảng 4.12 cho thấy yếu tố sắp xếp tổ chức doanh nghiệp chưa rõ ràng được đánh giá là mặt bất cập lớn nhất khi chiếm tỷ lệ tới 76% số khảo sát và sau đó là bất cập về hoạt động liên kết trong và ngoài nước chiếm tỷ lệ 64%.

Qua tiến hành kiểm tra: Các cơ sở kinh doanh lưu trú đều chấp hành và tuân thủ đầy đủ các quy định về lưu trú du lịch, niêm yết đầy đủ nội quy, quy chế của cơ sở, nội quy bảo vệ môi trường, bảng giá, quyết định công nhận hạng cơ sở lưu

hầu hết tuân thủ đầy đủ các quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành. Tuy nhiên, Phòng thanh tra du lịch - Sở VHTT&DL Hà Nội vẫn phải nhắc nhở các cơ sở lưu trú du lịch một số vấn đề như sau:

- Bổ sung biển hiệu cơ sở lưu trú vào Giấy đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật; Bổ sung giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy, chỉnh sửa lại Giấy chứng nhận an ninh đúng theo quy định mới và bổ sung thêm giấy xác nhận đăng ký Đề án bảo vệ môi trường của cơ sở lưu trú du lịch và niêm yết nội quy bảo vệ môi trường; Đề nghị một số cơ sở liên hệ với Sở VHTT&DL Hà Nội để làm hồ sơ thẩm định công nhận loại hạng cơ sở lưu trú.

- Chỉnh sửa lại tên cơ quan quản lý trên biển đồng công nhận hạng (Sở Du lịch - Thương mại thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho phù hợp; Chỉnh sửa và bố trí các bảng nội quy, bảng giá tại khu vực lễ tân cho rõ ràng, trang trọng và thẩm mỹ.

- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú phải gửi thông báo mức giá dịch vụ lưu trú đến Sở Tài chính thành phố Hà Nội được quy định tại khoản 1, Điều 2 Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 10/01/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với khách sạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về du lịch văn hóa khu vực nội thành thành phố hà nội (Trang 95 - 100)