Diễn biến sử dụng đất nông nghiệp huyện Phù Cừ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 40)

Đơn vị tính: ha 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng diện tích 9.382,33 9.38 2, 33 9.382,33 9.382,33 9.382,33 9.382,33 9.382,33 Diện tích đất nông nghiệp 6.549,25 6. 547 ,75 6.547,75 6.527,39 6.525,79 6.524,39 6.524,07 1.Đất trồng trọt 5.880,15 5.832,4 5.805,17 5.721,30 5.719,70 5.718,30 5.692,65 Đất trồng hằng năm 5.799,2 5.751,2 5.723,15 5.433,53 5.431,89 5.430,49 5.404,84 Lúa 5.541,2 5.493,2 5.464,48 5.177,68 5.176,04 5.174,64 5.149,05 Cây hằng năm khác 258 258 258,67 255,85 255,85 255,85 255,79

Cây trồng lâu năm 80,95 81,2 82,02 287,77 287,81 287,81 287,81

Cât ăn quả 5,35 6,1 7,75 217,70 214,44 214,44 214,44

Cây lâu năm khác 75,6 75,1 74,27 70,07 73,37 73,37 73,37

2.Đất chăn nuôi 669,1 715,35 742,58 804,10 804,10 804,10 804,07

Đất chăn nuôi gia

súc, gia cầm 499,8 503,5 507,7 568,05 572,33 572,33 573,05

Đất có mặt nước để

chăn nuôi thủy sản 169,3 211,85 234,88 236,05 231,77 231,77 231,02

3.Đất nông nghiệp

khác 0 0 0 1,99 1,99 1,99 27,35

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phù Cừ (2017) Ngành trồng trọt

Tổng diện tích gieo, trồng cây hàng năm 2106 đạt 5.692,65 ha giảm 25,65 ha so với năm 2015.

Diện tích lúa cả năm: 5149,05 ha, năng suất lúa cả năm ước 122,2 tạ/ha . Sản lượng ước đạt 6.292 tấn . Diện tích lúa chất lượng 4.352 ha chiếm 85 % diện tích (kế hoạch 60 % diện tích).

+ Lúa mùa: Diện tích 2791 ha, năng suất ước đạt 55 tạ/ha, sản lượng ước 1.535 tấn.

Chăn nuôi:

- Đàn gia cầm của huyện trên 700.000 con các loại

- Đàn trâu, bò trên 7.800 con, 100% bò lai sind. Chăn nuôi bò chuyển hướng từ sản xuất bê cái lai sind giống hàng hóa sang sản xuất bê thịt chất lượng, áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho ra đàn bò thịt chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, cho hiệu quả kinh tế cao.

- Đàn lợn khoảng trên 70.000 con, tỷ lệ lợn hướng nạc đạt trên 95%. Phát triển đàn lợn theo hướng trang trại quy mô lớn theo phương pháp công nghiệp phát triển.

- Thực hiện có hiệu quả chương trình dự án, đề án giống vật nuôi chất lượng cao, chăn nuôi theo hướng VietGap, nâng cao chất lượng đàn vật nuôi, tạo thu nhập cho người chăn nuôi và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Một số giống vật nuôi chính như: Gà đông tảo lai, bò thịt Brahman chất lượng cao, gà quý phi...

Năm 2016 huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, các phòng, ban, ngành liên quantích cực tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ nuôi trồng thủy sản để chăm sóc và bảo vệ đàn cá giống, cá thịt. Đến nay tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện đạt 850 ha, diện tích nuôi thâm canh phát triển mạnh, khoảng 500 ha, ước tính diện tích ươm nuôi cá giống trên 35 ha, số lượng cá hương trên 25 triệu con; sản lượng cá thịt ước đạt trên 6.000 tấn, tương đương so với cùng kỳ năm trước, giá trị thu được ước đạt trên 120 tỷ đồng.

Lĩnh vực sản xuất CN-TTCN: Năm 2016, các doanh nghiệp trên địa bàn

đã và đang mở rộng sản xuất kinh doanhh đem lại giá trị sản xuất tăng đã thúc đẩy toàn ngành CN-TTCN trên địa bàn huyện phát triển. Một số ngành nghề được duy trì và phát triển ổn định như may mặc, vật liệu xây dựng; sản xuất vừa và nhỏ phát triển đa dạng tạo ra khu vực sản xuất hàng hoá ngay tại các làng xã, giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho nhiều lao động.

Hiện tại phòng đang tham mưu UBND huyện triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân cư gắn với Cụm Công nghiệp Trần Cao – Quang Hưng dự kiến đầu năm 2017 sẽ triển khai thi công.

Giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2016 ước đạt 1.280 tỷ đồng; tăng 18%. so với năm 2015 (1.090 tỷ đồng); thấp hơn 5% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện làn thứ XXV đề ra (23%).

Lĩnh vực thương mại dịch vụ: Thương mại dịch vụ của huyện đã có bước phát triển tương đối khá, từng bước thích ứng với hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Kịp thời cung cấp đủ vật tư để nhân dân yên tâm sản xuất, công tác tiêu thụ sản phẩm ngày càng được cải thiện đã đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân. Chợ đầu mối nông sản Trần Cao tiếp tục là nơi phục vụ tốt cho các hộ kinh doanh buôn bán.

Giá trị doanh thu của ngành thương mại dịch vụ năm 2016 ước đạt 1.380 tỷ đồng. Tăng 17,6% so với năm 2015. Thấp hơn 3,4% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện làn thứ XXV đề ra (21%).

Lĩnh vực Khoa học & công nghệ:

Phối hợp cùng các sở: Khoa học & công nghệ tỉnh, Công thương tỉnh và trường Học viên Nông nghiệp Việt Nam tổ chức thành công hội nghị công bố nhãn hiệu “Vải lai chín sớm Phù Cừ”. Cùng sở KH&CN tỉnh thực hiện mô hình Cá chép lai V1 tại xã Quang Hưng.

4.1.2.2. Đánh giá tình hình sản xuất lúa trên địa bàn huyện Phù Cừ

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp bình quân 6,3%/năm (mục tiêu 5,5%/năm) vượt 0,8%/năm so với mục tiêu đề ra.

- Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực theo hướng phát triển những loại cây, con hàng hoá.

- Năng suất lúa bình quân 5 năm: 126 tạ/ha/năm (mục tiêu 125tạ/ha/năm), vượt 01tạ/ha/năm so với mục tiêu.

4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUỐC BVTV TẠI HUYỆN PHÙ CỪ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 6. Các loại thuốc bảo vệ thực vật không được phép đăng ký ở Việt Nam 1. Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam (sau đây gọi là Danh mục cấm).

2. Thuốc thành phẩm hoặc hoạt chất trong thuốc thành phẩm có độc cấp tính loại I, II theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS), trừ thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật dùng để

xông hơi khử trùng, thuốc trừ chuột; thuốc trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều; thuốc bảo quản lâm sản mà lâm sản đó không dùng làm thực phẩm và dược liệu.

3. Thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường, gồm:

a) Thuốc bảo vệ thực vật được cảnh báo bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Thuốc bảo vệ thực vật có trong Phụ lục III của Công ước Rotterdam;

b) Thuốc bảo vệ thực vật hoá học là hỗn hợp của các loại thuốc bảo vệ thực vật có công dụng khác nhau (trừ sâu, trừ cỏ, trừ bệnh, điều hoà sinh trưởng) trừ thuốc xử lý hạt giống;

c) Thuốc bảo vệ thực vật chứa vi sinh vật gây bệnh cho người;

d) Thuốc bảo vệ thực vật gây đột biến gen, ung thư, độc sinh sản cho người; đ) Thuốc bảo vệ thực vật hóa học đăng ký phòng trừ sinh vật gây hại thực vật hoặc điều hoà sinh trưởng cho cây ăn quả, cây chè, cây rau hoặc để bảo quản nông sản sau thu hoạch có độ độc cấp tính của hoạt chất hoặc thành phẩm thuộc loại III, IV theo GHS; thuộc nhóm clo hữu cơ; có thời gian cách ly ở Việt Nam trên 07 ngày.

4. Thuốc bảo vệ thực vật trùng tên thương phẩm với tên hoạt chất hoặc tên thương phẩm của thuốc bảo vệ thực vật khác trong Danh mục.

5. Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất methyl bromide.

6. Thuốc bảo vệ thực vật đăng ký để phòng trừ các loài sinh vật không phải là sinh vật gây hại thực vật ở Việt Nam.

7. Thuốc bảo vệ thực vật được sáng chế ở nước ngoài nhưng chưa được phép sử dụng ở nước ngoài.

Điều 7. Thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục

1. Thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục trong các trường hợp sau:

a) Thuốc bảo vệ thực vật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 49; điểm b, c khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

b) Thuốc bảo vệ thực vật trong Phụ lục III của Công ước Rotterdam, cảnh báo bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), Chương trình

Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO). 2. Quy trình loại thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục

a) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Cục Bảo vệ thực vật báo cáo và đề xuất với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng văn bản loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục;

b) Trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 49 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật tổng hợp thông tin, thành lập Hội đồng khoa học để xem xét, tư vấn việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật, báo cáo và đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục;

c) Trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 49; điểm b, c khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn loại bỏ khỏi Danh mục.

3. Thuốc bảo vệ thực vật quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; điểm a, b khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật chỉ được sản xuất, nhập khẩu tối đa 01 năm, được buôn bán, sử dụng tối đa 02 năm kể từ ngày quyết định loại thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hiệu lực.

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 43. Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu 1. Thuốc bảo vệ thực vật phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng bao gồm thuốc kỹ thuật và thuốc thành phẩm nhập khẩu trừ các trường hợp: thuốc bảo vệ thực vật mẫu; thuốc bảo vệ thực vật triển lãm hội chợ; thuốc bảo vệ thực vật tạm nhập tái xuất, gia công xuất khẩu; thuốc bảo vệ thực vật quá cảnh chuyển khẩu; thuốc bảo vệ thực vật gửi kho ngoại quan; thuốc bảo vệ thực vật sử dụng với mục đích nghiên cứu, thử nghiệm, khảo nghiệm; thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu theo giấy phép nhập khẩu để sử dụng trong các dự án đầu tư nước ngoài và các loại thuốc khác nhập khẩu theo giấy phép không nhằm mục đích kinh doanh.

2. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền.

3. Kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu do các tổ chức đánh giá sự phù hợp được Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Bảo vệ thực vật chỉ định thực hiện kiểm tra, được công bố trên website của Cục Bảo vệ thực vật.

4. Lô hàng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu chỉ được thông quan khi có Thông báo của cơ quan hoặc tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này về kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu đáp ứng yêu cầu theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Thuốc bảo vệ thực vật được phép đưa về kho bảo quản trước khi có kết quả kiểm tra được thực hiện theo quy định tại Điều 35 Thông tư 38/2015/TT- BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

BẢO QUẢN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 56. Quy định chung về kho thuốc bảo vệ thực vật

1. Kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các yêu cầu của TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

2. Đủ khả năng để chứa toàn bộ lượng thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bất cứ thời điểm nào;

3. Kho chuyên dùng bảo quản thuốc bảo vệ thực vật sinh học không bắt buộc phải tuân thủ quy định tại Mục này nhưng phải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.

Điều 76. Nội dung tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 1. Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả;

2. Cách đọc nhãn thuốc bảo vệ thực vật;

3. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật với người sử dụng và cách phòng ngừa; 4. Bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm;

5. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng thuốc.

Điều 77. Trách nhiệm tổ chức tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

1. Cục Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình tập huấn về hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

2. Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chủ trì hoặc phối hợp với các cơ sở đào tạo, dạy nghề, các doanh nghiệp tổ chức tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng nội dung chương trình quy định tại Điều 76 của Thông tư này.

3. Các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật chủ động tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phòng ngừa sự cố do thuốc bảo vệ thực vật gây ra khi sử dụng.

4.2.1 Hệ thống tổ chức quản lý thuốc BVTV tại địa bàn huyện Phù Cừ

Hệ thống bộ máy QLNN về thuốc BVTV được thành lập từ Trung Ương đến cấp xã phường. Mỗi cơ quan trong hệ thống được phân công trách nhiệm cụ thể về công tác quản lý, phối kết hợp với các cơ quan khác trong hệ thống. Theo các văn bản liên quan, hệ thống quản lý thuốc BVTV ở Huyện Phù Cừ được minh họa theo hình 4.1.

Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống quản lí thuốc BVTV tại huyện Phù Cừ

Nguồn: phỏng vấn sâu cán bộ ban ngành liên quan Chi cục BVTV tỉnh: Căn cứ vào Pháp lệnh bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Dự thảo chức năng, nhiệm vụ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên, Chi cục BVTV Hưng Yên có chức năng giúp Giám đốc Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về sản xuất trồng trọt; giống cây trồng nông nghiệp; sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp; phân bón; bảo vệ thực vật; kiểm dịch thực vật nội địa; thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng và quản lý dịch vụ công thuộc phạm vi lĩnh vực được giao trên địa bàn tỉnh.

Chi cục trồng trọt và BVTV Hưng Yên

Phòng NN và PTNT TT ƯDKHKT huyện Đội quản lí thị trường huyện Phù Cừ

Ban nông nghiệp xã

Cửa hàng buôn bán thuốc BVTV UBND Người sử dụng thuốc BVTV UBND huyện Phù Cừ

- Trạm BVTV huyện Phù Cừ: nằm trong hệ thống ngành dọc của Chi Cục Trồng trọt và BVTV. Trạm có vai trò chủ yếu là tham gia vào công tác BVTV trên đia bàn huyện, theo dõi sát sao các kênh phân phối thuốc trên địa bàn huyện và kịp thời thông báo cho các xã khi phát hiện dịch bệnh dịch hại xảy ra trên địa bàn huyện.

Trạm chỉ đạo các đoàn thanh tra về thuốc BVTV phối hợp với các cán bộ UBND xã thường xuyên kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn. Thông thường các đoàn kiểm tra liên ngành về thuốc BVTV do các đơn vị cấp tỉnh hoặc UBND huyện tổ chức trong đó Trạm trưởng là người trực tiếp tham gia với vai trò là người tham mưu về kĩ thuật. Trạm có nhiệm vụ tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)