Hệ thống quản lí thuốc bvtv ở việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 30 - 33)

Phần 2 Tổng quan nghiên cứu

2.5. Hệ thống quản lí thuốc bvtv ở việt nam

Theo chức năng nhiệm vụ đã được nhà nước phân công, thuốc BVTV được phân công quản lí bởi các cơ quan nhà nước theo Bảng dưới đây:

Hình 2.2. Sơ đồ mạng lưới tổ chức quản lí thuốc BVTV Ghi chú: Thông báo: Ghi chú: Thông báo:

Kết hợp:

Chi cục BVTV tỉnh Sở nông nghiệp và phát

triển nông thôn tỉnh Hội nông dân tỉnh

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện

Trạm BVTV huyện Hội nông dân huyện

UBND xã HTX dịch vụ nông

nghiệp

Cửa hàng kinh doanh thuốc

BVTV Người nông dân

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cục Bảo vệ thực vật

Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý là Cục Bảo vệ thực vật, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực bảo vệ thực vât, phòng trừ sinh vật gây hại rừng, kiểm dịch thực vật thuốc hóa học bảo vệ thực vật, thanh tra chuyên ngành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNN.

- Dưới Bộ NN&PTNN là Cục Bảo vệ thực vật. Cục Bảo vệ thực vật là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.

Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan trực thuộc bộ và chịu trách nhiệm trước bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cục Bảo vệ thực vật ngày nay, tiền thân là Cục Bảo vệ và kiểm dịch thực vật được thành lập ngày 05 tháng 10 năm 1961 theo Nghị định số 152/CP của Hội đồng Chính phủ.

Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục bảo vệ thực vật được quy định rõ trong Quyết định số 664/QĐ-BNN-TCCB. Quyết định này thay thế Quyết định số 17/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 1 năm 2008. Cục BVTV có quyền hạn và chịu trách nhiệm về toàn bộ các lĩnh vực bảo vệ và kiểm

định thuốc BVTV bao gồm 21 quyền hạn và nhiệm vụ được quy định trong điều 2 Nhiệm vụ và quyền hạn. Các đơn vị quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp

của Cục Bảo vệ thực vật bao gồm 09 Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng được đặt tại địa phương, 09 Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng. Về ngành dọc, Cục Bảo vệ thực vật quản lý nhà nước về mặt chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật của 63 chi cục bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tại mỗi tỉnh, chi cục trồng trọt và bvtv chịu trách nhiệm chính về bảo vệ và kiểm dịch thuốc BVTV tại địa phương. Các tỉnh thường có các quyết định tại cấp tỉnh ghi rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi chi cục.

- Trung tâm BVTV vùng: là đơn vị trực thuộc Cục BVTV, phụ trách về công tác BVTV ở các vùng trên cả nước.

- Chi cục BVTV tỉnh mà cụ thể là các Trạm BVTV huyện là đơn vị thuộc ngành dọc của Cục BVTV, có trách nhiệm quản lí trực tiếp việc sử dụng thuốc BVTV tại địa bàn đó.

- UBND xã: Nhận ủy quyền của các cơ quan quản lí cấp trên trong việc xử lí một số vi phạm, giám sát các của hàng kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn xã.

- HTXDV nông nghiệp/ Ban nông nghiệp trực thuộc UBND xã, vai trò chủ yếu là trực tiếp tham gia vào công tác BVTV trên địa bàn xã.Tại xã không có ban riêng phụ trách về thuốc BVTV mà cán bộ của xã phối hợp với cán bộ của trạm BVTV, khuyến nông, phòng nông nghiệp chỉ đạo hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc. Tại xã có một cán bộ khuyến nông chung về nông nghiệp của xã. Cán bộ này có nhiệm vụ tham mưu ứng dụng khoa học vào sản xuất, kiểm tra theo dõi, bảo vệ sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, tham mưu cho chính quyền về phát triển nông nghiệp. Như vậy, cán bộ này cũng có trách nhiệm trong quản lý và hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV.

- Ngoài ra còn có các cơ quan liên quan phối hợp trong công tác quản lí sử dụng thuốc BVTV như: Hội nông dân tỉnh, UBND huyện,....

Về kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật được quy định trong pháp lệnh, quy định liên quan như Thông tư số: 21/2015/TT-BNNPTNT. Theo đó cửa hàng kinh doanh phải có đủ giấy phép, có diện tích tối thiểu 10m2 và đầy đủ các điều kiện về vận chuyển, bảo hộ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)