Sơ đồ hệ thống quản lí thuốc BVTVtại huyện Phù Cừ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 47 - 52)

Nguồn: phỏng vấn sâu cán bộ ban ngành liên quan Chi cục BVTV tỉnh: Căn cứ vào Pháp lệnh bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Dự thảo chức năng, nhiệm vụ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên, Chi cục BVTV Hưng Yên có chức năng giúp Giám đốc Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về sản xuất trồng trọt; giống cây trồng nông nghiệp; sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp; phân bón; bảo vệ thực vật; kiểm dịch thực vật nội địa; thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng và quản lý dịch vụ công thuộc phạm vi lĩnh vực được giao trên địa bàn tỉnh.

Chi cục trồng trọt và BVTV Hưng Yên

Phòng NN và PTNT TT ƯDKHKT huyện Đội quản lí thị trường huyện Phù Cừ

Ban nông nghiệp xã

Cửa hàng buôn bán thuốc BVTV UBND Người sử dụng thuốc BVTV UBND huyện Phù Cừ

- Trạm BVTV huyện Phù Cừ: nằm trong hệ thống ngành dọc của Chi Cục Trồng trọt và BVTV. Trạm có vai trò chủ yếu là tham gia vào công tác BVTV trên đia bàn huyện, theo dõi sát sao các kênh phân phối thuốc trên địa bàn huyện và kịp thời thông báo cho các xã khi phát hiện dịch bệnh dịch hại xảy ra trên địa bàn huyện.

Trạm chỉ đạo các đoàn thanh tra về thuốc BVTV phối hợp với các cán bộ UBND xã thường xuyên kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn. Thông thường các đoàn kiểm tra liên ngành về thuốc BVTV do các đơn vị cấp tỉnh hoặc UBND huyện tổ chức trong đó Trạm trưởng là người trực tiếp tham gia với vai trò là người tham mưu về kĩ thuật. Trạm có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật và các văn bản có liên quan.

- UBND huyện Phù Cừ: Tham gia vào công tác quản lí thuốc BVTV, cùng với sự tham mưu của phòng NN & PTNT của huyện sẽ ra quyết định, chỉ đạo tổ chức đoàn thanh tra liên ngành thuốc BVTV của huyện do Phó chủ tịch UBND huyện là Trưởng đoàn, trưởng phòng NN & PTNT huyện làm Phó trưởng đoàn, các thanh tra viên là cán bộ Công an huyện, cán bộ chuyên viên phòng NN& PTNT, cán bộ trạm BVTV phối hợp với cán bộ xã, cụ thể là trưởng Ban Nông nghiệp cùng các cán bộ Khuyến nông của xã. Đoàn thanh tra sẽ triển khai kiểm tra việc sử dụng thuốc và việc xử lý vỏ bao, thuốc thừa sau sử dụng của nông dân trong các đợt dịch bệnh cũng như các hộ buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn huyện, xã, đặc biệt là các cửa hàng được nhân dân có phản ứng sai phạm.

- UBND các xã chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan cấp trên, tham gia vào các đoàn thanh tra liên ngành của huyện tổ chức, thông thường là phó chủ tịch xã phụ trách Nông nghiệp cùng các cán bộ khuyến nông và phụ trách BVTV; nhận ủy quyền của các cơ quan quản lí cấp trên trong việc xử lí một số vi phạm, giám sát các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn xã cũng như giám sát việc sử dụng thuốc BVTV của người dân.

- Hợp tác xã nông nghiệp: Nằm trong hệ thống quản lí của xã, tham gia vào việc thực hiện công tác thông tin tuyên truyền các văn bản chỉ đạo về dịch hại, thuốc BVTV trong mỗi mùa vụ tới người nông dân qua các phương tiện truyền thôn. Hàng năm Ban Nông nghiệp của xã phối hợp với Trạm BVTV, Hội Nông dân và các công ty thuốc BVTV mở các lớp tập huấn cho các xã viên về sử dụng

thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, chương trình Phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM,…

- Các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV, người sử dụng thuốc BVTV: Đây là đối tượng trực tiếp chịu sự quản lí của các cơ quan. Họ tiếp nhận thông tin về thuốc BVTV chủ yếu thông qua UBND xã và các cán bộ Khuyến nông xã và qua các lớp tập huấn. Đây cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng độc hại nhất từ thuốc BVTV nhưng do nhận thức còn hạn chế nên ý thức chấp hành các quy định của nhà nước còn chưa cao.

4.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng

Cán bộ tại trạm BVTV và Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp Huyện Phù Cừ kết hợp đã có nhiều đóng góp trong việc nâng cao nhận thức của người dân về thuốc và cách sử dụng thuốc BVTV.

Bảng 4.2. Trình độ học vấn, chức vụ và số năm kinh nghiệm của cán bộ Trạm

Tên Trình độ Năm kinh nghiệm Chức vụ

Hoàng Đình Hùng Đại học 13 Trạm trưởng

Trần Duy Đông Đại học 6 Cán bộ

Nguyễn Thị Liền Đại học 10 Cán bộ

Vũ Đức Phong Đại học 5 Cán bộ

Trạm có tất cả 4 cán, 100% là trình độ đại học, nhưng thời gian công tác của các cán bộ là khác nhau, ngoài trạm trưởng có kinh nghiệm công tác lâu năm thì 2 cán bộ còn lại của Trạm còn rất trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, cần được học hỏi và nâng cao trình độ. Hơn nữa lĩnh vực thuốc BVTV ngày càng có nhiều tiến bộ do đó kiến thức mà các cán bộ kĩ thuật có được trước đây đã phần nào không đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Vì vậy, hàng năm 2 cán bộ đều được cử đi học các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ.

4.2.3. Tình hình sản xuất lúa

Diện tích lúa cả năm: 5149,05 ha, năng suất lúa cả năm ước 122,2 tạ/ha . Sản lượng ước đạt 6.292 tấn . Diện tích lúa chất lượng 4.352 ha chiếm 85 % diện tích (kế hoạch 60 % diện tích).

+ Lúa xuân: 2358 ha, năng suất bình quân 67,2 tạ/ha, sản lượng ước 1.584 tấn.

+ Lúa mùa: Diện tích 2791 ha, năng suất ước đạt 55 tạ/ha, sản lượng ước 1.535 tấn.

Những giống lúa được trồng trên địa bàn 3 xã gồm Xi, Thiên ưu, Q5, KD18, BC, Bắc thơm, Nếp, ER, B6, Bắc ưu và Hương thơm.

Giống lúa được trồng

Số hộ trồng

Tam Đa Tiên Tiến Minh Tân

Xi 8 12 13 Thiên ưu 5 8 8 Q5 6 6 9 KD18 11 9 4 BC 15 11 6 Bắc Thơm 7 15 17 Nếp 9 7 12 ER 4 5 3 B6 9 9 19 Bắc ưu 7 10 8 Hương thơm 19 8 1 Nguồn: tổng hợp từ phỏng vấn hộ Dựa theo kinh nghiệm của người dân nơi đây giống lúa Q5 rất dễ bị mắc sâu bệnh nên người dân có xu hướng chuyển đổi qua các giống lúa mới để thay thế như: Thiên ưu 8, BC... Bệnh bạc lá và sâu cuốn lá là 2 bệnh khó trị và gây thiệt hại nghiêm trọng nhất đến lúa. Qua nhiều năm canh tác người dân đã có một số kinh nghiệm để phòng trừ sâu bệnh như: thời tiết mưa nhiều, kéo dài lúa rất dễ bị bệnh hoặc khi nào thấy bươm bướm xuất hiện nhiều trên cánh đồng thì 5-7 ngày sau trên lúa sẽ có sâu non nở...

Kết quả phỏng vấn cho thấy trong năm 2016 có 3 loại dịch bệnh xảy ra đối với lúa trên địa bàn 3 xã với cả 2 vụ với tỉ lệ mắc 10% đến 100% số hộ bị mắc. Cả 3 dịch bệnh này đều được cán bộ dự báo đúng thời điểm và địa điểm mắc bệnh.

4.2.4. Các biện pháp quản lý thuốc BVTV trên địa bàn

Để công tác theo dõ , g ám sát k ểm tra và quản lý sử dụng thuốc BVTV đạt được h ệu quả, trạm BVTV kết hợp với UBND xã và tổ khuyến nông BVTV tại xã. Tổ khuyến nông vừa có nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn vừa có nhiệm vụ kiểm tra giám sát tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân. Cán bộ khuyến nông tham gia các hoạt động tại địa phương và được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn thông qua các lớp đào tạo, tập huấn do trạm tổ chức.

Hiệu quả của các của các biện pháp quản lý sẽ được đánh giá thông qua cách thực hiện các biện pháp quản lý và đánh giá của người dân và cán bộ về hiệu quả của các biện pháp này. Theo logic thì công tác quản lý tốt sẽ cho kết quả sử dụng thuốc BVTV tốt theo như sơ đồ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)