Tình hình sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 66)

Phần 4 Kết quả đạt được

4.3. Thực trạng sử dụng thuốc BVTVtại địa bàn huyện Phù Cừ

4.3.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp bình quân 6,3%/năm (mục tiêu 5,5%/năm) vượt 0,8%/năm so với mục tiêu đề ra.

- Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực theo hướng phát triển những loại cây, con hàng hoá.

- Năng suất lúa bình quân 5 năm: 126 tạ/ha/năm (mục tiêu 125tạ/ha/năm), vượt 01tạ/ha/năm so với mục tiêu.

Cả năm trồng được 2.000 ha (tương đương cùng kỳ năm trước), gồm các cây trồng chính:

Rau cải các loại: 750 ha, năng suất 202 tạ/ha, sản lượng ước đạt 15.150 tấn (so với năm 2015, diện tích giảm 60 ha, sản lượng giảm 1.133 tấn)

Cây khoai Tây 18,05 ha năng suất 180 tạ/ha, sản lượng ước đạt 325 tấn (tăng 121 lần so với cùng kỳ năm trước).

Bí các loại:550 ha, năng suất đạt 190 tạ/ha, sản lượng ước đạt 10.450 tấn, tương đương cùng kỳ năm trước

Rau các loại khác: 682 ha, tương đương cùng kỳ năm trước 4.3.5. Cách lựa chọn thuốc của người dân

Mỗi khi có sâu bệnh, Trạm BVTV, HTXNN tiến hành cảnh báo sớm trước 5 – 7 ngày, ra thông báo tình hình sinh vật gây hại và biện pháp phòng trừ. Trong đó có kèm theo các loại thuốc diệt trừ hữu hiệu.

0 20 40 60 80 100 120 140 160 Theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông Theo hướng dẫn của người bán thuốc

Theo kinh nghiệm của bản thân

Series1 Series2 Series3

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ Hình 4.7. Biểu đồ cách lựa chọn thuốc BVTV của người dân

Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy, việc chọn thuốc BVTV hiện nay đa số có sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông (300/300 hộ). Tuy nhiên vẫn có tới 100/300 hộ vẫn có cách lựa chọn thuốc theo hướng dẫn của người bán thuốc và 50/300 hộ lựa chọn thuốc theo kinh nghiệm của bản thân, điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ khi người dân chọn thuốc không đúng. Không những không có tác dụng phòng trừ, trị sâu bệnh hại mà còn có thể làm phát triển hơn dịch bệnh. Ảnh hưởng tới hiệu quả phòng trừ, sức khoẻ và môi trường sinh thái.

Qua điều tra phỏng vấn về dịch bệnh xảy ra và cách sử dụng thuốc BVTV gần đây nhất của nông hộ cho thấy cách sử dụng thuốc của người dân chủ yếu là sự hướng dẫn của các cán bộ khuyến nông, chiếm tỷ lệ 50%(150/300 hộ). Tiếp đó là sự tư vấn của các chủ của hàng bán thuốc chiếm tỷ lệ 33.33%. Cách sử dụng dựa vào hướng dẫn của nhà sản xuất được ghi rõ trên bao bì sản phẩm, cách sử dụng, lưu lượng phun, thời gian phun chiếm tỷ lệ 16.66%. Bên cạnh đó vẫn còn 1 số hộ dân có cách sự dụng dựa trên kinh nghiệm của bản thân với tỷ lệ thấp gây ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng thuốc. Bới thuốc phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng mới đem lại hiệu quả cao nhất.

4.3.6. Cách sử dụng thuốc BVTV

4.3.6.1. Liều lượng sử dụng

Các hộ sử dụng thuốc BVTV chủ yếu dựa vào hướng dẫn của cán bộ khuyến nông hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Một số hộ sử dụng dựa vào kinh nghiệm của bản thân nên l ều lượng thuốc phun có b ến động ít nh ều so vớ khuyến cáo. Đ ều này được thể h ện trong kết quả phỏng vấn nông hộ:

Bảng 4.8. Liều lượng sử dụng một số loại thuốc BVTV của các hộ điều tra

STT Tên thuốc Số hộ dùng thuốc Liều lượng sử dụng Khuyến cáo Thực tế Đúng liều lượng Pha đặc Pha loãng TAM ĐA TIÊN TIẾN MINH TÂN 1 Regent 800WG 15 15 20 Pha 1 gói 0,8gr thuốc/bình 8 lít 35 10 5 2 Virtako 40WG 40 35 45 Pha 12-20ml/bình 10 lít 95 15 10 3 Ychatot 900SP 45 30 55 Pha 3gr thuốc/bình 16 lít 110 10 10 Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ Qua kết quả điều tra phỏng vấn về liều lượng sử dụng thuốc của các hộ nông dân nhận thấy, đa số các hộ đều pha thuốc theo đúng theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và khuyến cáo ghi trên bao bì chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên số hộ phỏng vấn pha thuốc đặc hơn so với khuyến cáo bởi họ cho rằng pha thuốc liều lượng càng cao thì sẽ có thể phòng trừ sâu bệnh hại tốt hơn và ruộng của họ có mật độ sâu hại nhiều nên họ pha đặc hơn để tiêu diệt sâu bệnh hiệu quả hơn. Một số hộ còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ số hộ pha thuốc vs liều lượng loãng hơn so với khuyến cáo bởi theo họ ruộng bị nhẹ nên phải giảm nồng độ cho hiệu quả

4.3.6.2. Sử dụng hỗn hợp thuốc

Qua số liệu điều tra cho thấy cách thức sử dụng cũng khác nhau, đa dạng. Đa số người dân phun hỗn hợp từ 2-3 loại thuốc trong một lần phun. Họ kết hợp

nhiều loại thuốc khác nhau với mục đích đỡ tốn công phun và sẽ đem lại hiệu quả cao, diệt trừ được nhiều sâu bệnh hơn.

Như vậy có tới 80% số hộ được phỏng vấn đều áp dụng phương pháp pha hỗn hợp các loại thuốc BVTV trong quá trình sử dụng. Họ thường kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau như là: thuốc trừ sâu với thuốc trừ sâu, thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh, thuốc trừ bệnh vói thuốc trừ bệnh.

Số hộ dùng hỗn hợp 2,3 loại thuốc chiếm tỷ lệ cao

Các loại thuốc đều được ghi rõ cách sử dụng và việc sử dụng thuốc có sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông hoặc các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV. Điều này cũng hạn chế được tình trạng người dân thiếu hiểu biết tự ý pha hỗn hợp các loại thuốc với nhau có nguy cơ gây hại tới sức khoẻ và ảnh hưởng tới môi trường vì trong thuốc BVTV có các thành phần hoá học khác nhau. Nếu pha không đúng sẽ gây hậu quả khó lường.

4.3.7. Thời điểm phun thuốc BVTV

Ta áp dụng đối tượng là cây lúa để tiện cho việc điều tra Bảng 4.9 Thời điểm phun thuốc BVTV trên cây lúa

Thời điểm phun thuốc

SỐ HỘ TỎNG 3 XÃ TỈ LỆ % TAM ĐA TIÊN TIẾN MINH TÂN

Phun thuốc khi có sự thông báo của Trạm

BVTV, cán bộ khuyến nông. 30 20 25 75 25

Phun thuốc khi thăm đồng phát hiện ra

sâu bệnh 45 55 50 150 50

Phun thuốc theo định kỳ 13 12 20 45 15

Phun thuốc theo kinh nghiệm bản thân 9 8 13 30 10

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ Qua kết quả điều tra nhận thấy có 150/300 số hộ nông dân được phỏng vấn quyết định thời điểm phun thuốc BVTV qua kết quả kiểm tra tình hình sâu bệnh tại đồng ruộng, tức là tiến hành phun thuốc BVTV khi thấy sâu bệnh hại phát sinh và gây hại trên cánh đồng. Có 45/300 số hộ phun theo định kỳ mà

không cần quan tâm tới có sự xuất hiện của sâu bệnh hại hay không, có thể sẽ dẫn tới tốn kém tiền bạc, mất thời gian nhưng do tâm lý muốn phòng bệnh hơn chữa bệnh nên họ áp dụng. Tỷ lệ người dân phun thuốc khi có thông báo của Trạm BVTV hay của cán bộ khuyến nông chỉ chiếm 75/300 tương đối thấp nhưng đây là công việc tích cực vì nó đem lại hiệu quả phong trừ cao nhất.

Tác động của cơ quan chức năng đến cách thức sử dụng thuốc BVTV

Kết quả điều tra cho thấy cách thức sử dụng thuốc BVTV của người dân ảnh hưởng chủ yếu từ hướng dẫn của cán bộ, nhận thức về dịch bệnh và theo kinh nghiệm bản thân…. Trong đó hướng dẫn các cán bộ chức năng đóng vai trò rất quan trọng.

4.3.8. Công tác thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV

Bao bì thuốc BVTV là loại chất thải rắn rất độc hại cho con người và môi trường sống và khó phân hủy. Chính vì vậy, cần phải thu gom xử lý đúng quy trình kỹ thuật và không thể đem chôn lấp, đốt bằng phương pháp thủ công.

Qua việc điều tra và khảo sát thực địa cho thấy trên địa bàn xã đã có nơi quy định để vỏ thuốc BVTV sau khi sử dụng bằng các bốt trên đồng ruộng. Tổng số có 3 bốt đựng vỏ và bao bì tại 3 xã nghiên cứu. Trong đó Xã Tiên Tiến có 1 hố rác, xã Tam Đa có 1, xã Minh Tân có 1 hố rác. Với số lượng như vậy người dân vẫn phải đi khá xa để bỏ vỏ và bao bì vào đúng nơi quy định Vỏ và bao bì thuốc bảo vệ thực vật ở trong những hố rác sau đó được phòng tài nguyên và môi trường của huyện có những xe chuyên thu gom rác chở đến nơi xử lí rác. Tại 3 xã đều có những điểm thu gom nhưng có những nhà dân ở xa vị trí thu gom rác. Chính vì phải đi xa nên người dân sau khi sử dụng thường vứt bừa bãi trên mương, bên vệ đường, hoặc gói lại vứt cùng chỗ rác thải sinh hoạt,.. gây mất mỹ quan và nguy hiểm, khi vứt xuống kênh mương lượng thuốc BVTV còn dích trong vỏ chai, vỏ bao bì sẽ tan vào trong nước gây ảnh hưởng nghiêm trong tới môi trường nước và hệ sinh thái dưới nước.

Nguồn: số liệu điều tra nông hộ Hình 4.8. Xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV của người dân

Theo số liệu điều tra cho thấy, chỉ có 8% vứt bao bì thuốc BVTV đúng nơi quy định. 48% người dân vứt vỏ bao bì thuốc BVTV ngay tại đồng ruộng, kênh mương các hộ còn lại họ tự xử lý bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp tỷ lệ người dân xử lý bằng phương pháp đốt là 38,67% và xử lý bằng chôn lấp 5,3% Các hộ giải thích vứt tại đồng ruộng thuốc còn lại trong bao bì vẫn có tác dụng diệt sâu bệnh.

4.3.9. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường Bảng 4.10. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường Bảng 4.10. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường

STT Thành phần môi trường Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Môi trường đất 30 10

2 Môi trường nước 60 20

3 Môi trường không khí 120 40

4 Tất cả các môi trường 90 30

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ Việc vứt vỏ bao bì thuốc BVTV ngay tại đồng ruộng, kênh mương không những làm mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường,vô tình người dân đã thải thêm một lượng thuốc BVTV ra môi trường mà còn gây hại đến cái sinh vật sống trong kênh mương, và gián tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ con người do sử dụng các loài sinh vật đó. Người dân chưa lường hết được tính độc hại của thuốc BVTV gây ra đối với môi trường và sức khoẻ cũng như sự thiếu sót của địa phương trong công tác quản lý thu gom bao bì thuốc BVTV.Trong cả 3 xã đều có

các điểm thu gom vỏ bao bì chứa thuốc BVTV và có xe chuyên chở đi đến nơi xử lí.

Qua điều tra cho thấy, có 90 hộ ( chiếm 30%) được hỏi cho rằng thuốc BVTV ảnh hưởng tới tất cả các thành phần môi trường,120 hộ (chiếm 40%) cho rằng ảnh hưởng đến môi trường không khí do sự bay hơi, 60 hộ (chiếm 20%) nói thuốc BVTV ảnh hưởng tới môi trường nước như sông suối, ao hồ, kênh mương. Còn lại 30 hộ (10%) cho rằng thuốc BVTV ảnh hưởng đến môi trường đất.Nhận thức của người dân về vấn đề này do họ thấy bao bì được phân bố ở các môi trường trên.

4.4. HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ BVTV

Hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV được đánh giá thông qua các hoạt động đã được thực hiện và hiệu quả các hoạt động này.Trong năm qua các cơ quan liên ngành đã tổ chức được 15 lớp tập huấn và hiệu quả được đánh giá là đã nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng thuốc một cách rõ rệt. Tuy nhiên thời gian tập huấn còn ngắn. Công tác dự báo dự tính chính xác đã dự đoán được tất cả các dịch bệnh xảy ra và 3/5 dịch bệnh được dự đoán đã xảy ra, là tiền đề cho công tác phòng trừ tốt. Kết quả về công tác dự báo cho thấy tại 3 xã nghiên cứu cán bộ đã dự báo đúng loại dịch bệnh, nơi xảy ra, diện tích.

4.4.1. Hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV qua sự tín nhiệm của người dân dân

Kết quả điều tra nông hộ cho thấy người dân sử dụng thuốc bvtv dựa vào các nguồn chính là (1) kinh nghiệm bản thân về mùa màng, cây trồng và dịch bệnh; (2) tư vấn từ cán bộ xã, trạm; (3) hướng dẫn của người bán thuốc; (4) theo chỉ dẫn trên bao bì thuốc; (5) biểu hiện của mùa màng, sâu bệnh và (6) những người xung quanh.

Bảng 4.11 Tín nhiệm của người dân về hướng dẫn của cán bộ.

TT Các hoạt động Số hộ (tổng 300) Tỷ lệ (%)

1 Lựa chọn thuốc 180 60

2 Cách sử dụng thuốc 150 50

3 Liều lượng sử dụng 225 75

Kết quả cho thấy trong 4 tiêu chí đánh giá thì tỷ lệ tín nhiệm đối với hướng dẫn của cán bộ khá cao. Trong tổng số 4 tiêu chí có 3 tiêu chí về kỹ thuật có tỷ lệ người dân làm theo hướng dẫn của cán bộ đạt tỉ lệ cao. Riêng thời điểm phun thuốc thì người dân thực hiện theo sự phát hiện của mình khi thăm đồng. Điều này chứng tỏ người dân đi thăm đồng khá thường xuyên và đây là một điểm thuận lợi cho việc thực hiện phòng trừ dịch hại tổng hợp. Nhưng điều đó cũng cho thấy rằng thông báo của trạm không nhận được sự đánh giá cao của người dân.

4.4.2. Đánh giá của người dân về công tác thăm đồng và dự báo

Với câu hỏi “ Ông bà thấy tần suất thăm đồng và dự báo của các cơ quan quản lý nhà nước về BVTV như thế nào?”, gần 70 % số hộ được hỏi trả lời thường xuyên có cán bộ đi kiểm tra tình hình sâu bênh hại. Nhất là khi có các đợt dịch hại cây trồng các cán bộ xuống tận ruộng hướng dẫn cho người dân cách xử lý dịch bệnh nên hiệu quả sản xuất được cao. Việc phát hiện sâu bệnh hại chủ yếu là do các cơ quan chức năng phát hiện dựa trên công tác kiểm tra kết hợp cùng với người dân để phát hiện dịch bệnh, khi đó lại có các lớp tập huấn về phun thuốc BVTV cho người dân. Công tác kiểm tra là hết sức cần thiết đối với mỗi mùa vụ vì nó có thể đem lại kết quả chính xác cho công tác dự tính dự báo sinh vật hại cùng với đó cũng thể hiện sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với người dân giúp công tác quản lý ngày càng trở nên dễ dàng hơn. 4.4.3. Đánh giá của người dân về hiệu quả của công tác dự báo dịch hại trên địa bàn xã

Nhờ hệ thống dự tính dự báo trong vài năm trở lại đây công tác dự tính dự báo tương đối chính xác điểm gây hại của từng đối tượng trước 5 đến 7 ngày. Song song với việc điều tra sâu bệnh tại ruộng dự tính dự báo, trạm BVTV còn chỉ đạo cán bộ trạm kết hợp với cán bộ khuyến nông lấy ý kiến dân về tình hình dịch bệnh thường xuyên tổ chức thăm đồng từ đó đưa ra các thông báo về dịch bệnh hại.

75% 15% 10,00% Hài lòng Tạm hài lòng Không hài lòng

Nguồn: số liệu điều tra nông hộ Hình 4.9. Mức độ hài lòng của người dân

đến công tác dự báo dịch hại trên địa bàn

Kết quả về dự báo dự tính cho thấy trạm dự báo chính xác 3/5 dịch bệnh xảy ra và cũng dự báo được khu vực, thời điểm sẽ xảy ra dịch bệnh. Dựa vào kết quả điều tra nông hộ về công tác dự báo dịch hại cho thấy có 30/300 hộ không hài lòng do họ không nhận được thông báo về tình hình dịch hại của xã dưới mọi hình thức bao gồm cả hướng dẫn, thông báo trên loa đài. Trong số 270 hộ phỏng vấn có nghe được thông báo qua các nguồn khác nhau như loa đài truyền thanh, bảng tin, truyền tai nhau thì đa số các hộ cho rằng thông báo dự báo về tình hình rất chính xác và giúp ích được nhiều cho công tác phòng trừ sâu bệnh của người dân 225/300 hộ và họ cảm thấy hài lòng về công tác dự báo dịch hại, 45 hộ tạm hài lòng về công tác dự báo dù họ cho rằng tình hình khá chính xác lúc đúng lúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)