Thực trạng quản lí thuốc bvtv trên thế giới và việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 25 - 30)

Phần 2 Tổng quan nghiên cứu

2.4. Thực trạng quản lí thuốc bvtv trên thế giới và việt nam

VIỆT NAM

2.4.1. Thực trạng quản lí thuốc BVTV trên thế giới

Trên thế giới, thuốc BVTV ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm. Theo tính toán của các chuyên gia, trong những thập kỷ 70, 80, 90 của thế kỷ 20, thuốc BVTV góp phần bảo vệ và tăng năng suất khoảng 20 - 30% đối với các loại cây trồng chủ yếu như lương thực, rau, hoa quả.

Những năm gần đây theo ý kiến và nghiên cứu của nhiều tổ chức khoa học, chuyên gia về nông nghiệp, bảo vệ thực vật, sinh thái quá trình sử dụng thuốc BVTV ở thế giới trải qua 3 giai đoạn là: 1 - Cân bằng sử dụng (Balance use): yêu cầu cao, sử dụng có hiệu quả. 2 - Dư thừa sử dụng (Excessise use): bắt đầu sử dụng quá mức, lạm dụng thuốc BVTV, ảnh hưởng đến môi trường, giảm hiệu quả. 3 - Khủng hoảng sử dụng (Pesticide Crisis): quá lạm dụng thuốc BVTV, tạo nguy cơ tác hại đến cây trồng, môi trường, sức khỏe cộng đồng, giảm hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn dư thừa sử dụng từ những năm 80 - 90 và giai đoạn khủng hoảng từ những năm đầu thế kỷ 21. Với những nước đang phát triển, sử dụng thuốc BVTV chậm hơn (trong đó có Việt Nam) thì các giai đoạn trên lùi lại khoảng 10 - 15 năm.

Vì vậy, ở tất cả các nước trên thế giới đều đã ban hành những quy định riêng về quản lí thuốc BVTV cho nước mình. Các Chính phủ có xu hướng thiết lập cơ chế quản lí nhằm mục đích sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV, đồng thời bảo vệ được môi trường, duy trì được kỉ cương trong hoạt động kinh doanh thuốc BVTV, bảo vệ được quyền lợi của người sử dụng thuốc BVTV lẫn người tiêu dùng nông sản, thực phẩm có dùng thuốc BVTV.

2.4.1.1. Quản lí thuốc BVTV ở Trung Quốc

Những bước khởi đầu cho việc hình thành một cơ chế quản lý thuốc BVTV ở Trung Quốc đã được thiết lập từ năm 1963 (07/10/1963), trải qua một thời gian gián đoạn trong công cuộc Đại Cách mạng Văn hóa cơ chế này đã được khôi phục lại từ năm 1978 (20/09/1978).

Cục quản lý Nông dược Trung Quốc – Institute for the control of Agrichemicals (ICAMA) - là một đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc có trách nhiệm cem xét việc đăng kí thuốc BVTV của các Công ty kinh doanh thuốc BVTV, đánh giá các hoạt chất BVTV mới tạo ra của các đơn vị nghiên cứu, tiến hành khảo nghiệm hiệu lực sinh học của các loại thuốc xin đăng ký. Cơ quan này bao gồm 10 phòng chức năng: đăng ký, hóa học, kiểm tra sinh học, thanh tra, tổng hợp, tài chính, thông tin, tư vấn, hành chính và mạng lưới các đơn vị trực thuộc ở địa phương. Hệ thống của ICAMA được xây dựng theo mô hình sau

Ở hầu hết các nước Đông Nam Á, cơ quan quản lý là một đơn vị nằm trong Cục Nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp.

2.4.1.2. Quản lí thuốc BVTV ở Thụy Điển

Thụy Điển đã áp dụng nhiều cách để tiếp cận quản lý việc sử dụng thuốc BVTV:

 Tất cả các sản phẩm thuốc BVTV đều được kiểm tra lại, nhiều loại thuốc BVTV cũ bị cấm lưu hành do nguyên nhân về bảo vệ sức khỏe, môi trường.

Bộ Nông nghiệp

ICAMA Trung ương – 90 người

ICAMA địa phương bao gồm 29 chi nhánh – 260 người

 Nhiều loại thuốc BVTV cũ có thể thay thế được bằng những thuốc mới với hiệu quả tương đương nhưng ít tác động tới môi trường hơn.

 Từ năm 1986, chính phủ Thụy Điển đề ra thuế môi trường, để tác động vào việc mua bán thuốc BVTV.

 Chương trình huấn luyện, kèm ban hành các quy định mới, tất cả mọi người dân được tập huấn về sử dụng thuốc BVTV.

 Lập nên những trang trại kiểu mẫu để cho thấy có thể giảm lượn thuốc BVTV đưa vào mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

2.4.1.3. Quản lí thuốc BVTV ở Mỹ

Công tác quản lí thuốc BVTV ở Mỹ được coi trọng từ rất sớm. Trong bộ luật về sử dụng thuốc trừ sâu của Liên Bang quy định rất rõ, các loại thuốc BVTV không được sử dụng và tất cả ngươi sử dụng thuốc BVTV trước khi sử dụng đều phải có giấy chứng nhận Liên Bang. Để có giấy chứng nhận này, cá nhân hoặc tổ chức sử dụng thuôc phải được nhà nước xác định có thẩm quyền đối với việc sử dụng và xử lí các loại thuốc BVTV hoặc đã tham gia vào các lớp học về sử dụng thuốc BVTV được nhà nước chúng nhận.

Bất kì loại thuốc nào được tìm thấy và có cơ sở chắc chắn rằng chúng không được kiểm tra hoặc vi phạm quy định an toàn của các tiểu chương như pha trộn các loại thuốc khác nhau, không ghi rõ thông tin trên nhãn mác, thuốc không màu hoặc bị đổi màu trong quá trình vận chuyển thì cá nhân sở hữu hoặc buôn bán phải chịu trách nhiệm trước tòa án.

EPA (Environmental Protection Agency) Cơ quan bảo vệ môi trường sinh thái Hoa Kì. Được thành lập vào tháng 7 năm 1970 do Nhà Trắng và Quốc Hội cùng đứng ra thành lập và một trọng trách nặng nề là hàn gắn lại những tai hại đã gây ra cho thiên nhiên và thiết lấp các tiêu chuẩn mới hòng mang lại cho dân chúng Hoa Kì một môi trường lành mạnh hơn. EPA và các bang (thường là văn phòng nông nghiệp nhà nước) đăng ký hoặc cấp giấy phép sử dụng thuốc BVTV ở Hoa Kì. Tất cả các loại thuốc BVTV khi lưu hành sử dụng đều phải được đăng kí tại cả hai nơi EPA và nhà nước. Ngoài việc đăng ký và cấp giấy phép thuốc BVTV EPA còn thực hiện nhiệm vụ khác như đánh giá thiệt hại do thuốc BVTV gây ra đồng thời tìm kiếm phương pháp sử dụng hiệu quả. EPA cũng quy định

các loại thuốc được phép nhập khẩu tại Mỹ và tham gia các hoạt động giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV quốc tế.

2.4.2. Thực trạng quản lí thuốc BVTV tại Việt Nam

Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), thống kê từ năm 2011 đến nay, hàng năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 đến 100.000 tấn thuốc BVTV. Trong đó, thuốc trừ sâu chiếm 20,4%, thuốc trừ bệnh chiếm 23,2%, thuốc trừ cỏ chiếm 44,4%, các loại thuốc BVTV khác chiếm 12%.

Việt Nam nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu từ các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Đức, Xingapo, Thái Lan, Nhật Bản…. trong đó phần lớn thuốc trừ sâu và nguyên liệu nhập từ thị trường Trung Quốc, chiếm 57,2% tổng kim ngạch, tăng 26,08%, tương đương với 151,6 triệu USD; đứng thứ hai là thị trường Ấn Độ, đạt 14,5 triệu USD, tăng 5,77%...

Hằng năm bộ ban hành danh mục các loại thuốc bvtv được phép sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam. Theo thông tư số: 15/2017/TT-BNNPTNT ban hành ngày 14 tháng 8 năm 2017 của Bộ NN và PTNT thì có 4 loại thuốc sửa đổi tên tổ chức đăng ký sử dụng; 01 loại thuốc trừ bệnh và 04 loại thuốc trừ cỏ được đăng ký chính thức vào danh mục thuốc được phép sử dụng; 108 Thuốc trừ sâu, 138 thuốc trừ bệnh và 44 thuốc trừ cỏ, 16 Thuốc điều hòa sinh trưởng, 9 thuốc trừ ốc, 2 chất dẫn dụ và 01 thuốc trừ mối được đăng ký bổ sung vào danh mục thuốc bvtv được phép sử dụng ở Việt Nam

Hoạt động phân phối lưu thông sản phẩm thuốc BVTV trên thị trường nước ta đang ở tình trạng hỗn loạn. Lợi nhuận khổng lồ khiến nhiều đại lý thuốc bỏ qua quyền lợi của người nông dân, thay vì cung ứng các sản phẩm tốt nhất, phần lớn các đại lý lại bán những sản phẩm chưa rõ chất lượng, na ná thương hiệu nổi tiếng.

Họ tập trung “lái” người dân mua các sản phẩm chất lượng kém với giá bán tương đương sản phẩm tốt, chèo kéo nông dân mua với giá trên trời so với giá trị thực. Trong khi hầu hết sản phẩm tốt vốn được bà con tin dùng họ lại giấu đi vì chiết khấu không cao. Trên thị trường xuất hiện vô vàn sản phẩm nhái các nhãn hiệu lớn có xuất xứ từ Trung Quốc. Nắm bắt tâm lý “thuốc càng đắt hiệu quả càng cao”, nên nhiều đại lý đẩy vọt giá lên gấp 2-3 lần. Theo thống kê của Chi cục BVTV Hà Nội, hiện có trên 1.300 cửa hàng buôn bán thuốc BVTV, song

mới có 62/74 DN có đăng ký kinh doanh, 693 cửa hàng có chứng chỉ hành nghề, còn lại các cửa hàng nhỏ lẻ, buôn bán theo thời vụ trong các thôn, xóm chưa được cấp phép. Năm 2013, Chi cục đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 210 cửa hàng và 56 công ty, lấy 60 mẫu thuốc BVTV đang lưu thông trên thị trường để kiểm tra chất lượng. Qua đó, phát hiện 26 trường hợp vi phạm (đã xử lý cảnh cáo 9 trường hợp, xử phạt vi phạm hành chính 17 trường hợp với tổng số tiền là 19,3 triệu đồng, tịch thu thuốc BVTV quá hạn sử dụng và thuốc không có nguồn gốc rõ ràng)…

Theo thanh tra Bộ Tài chính, điều bất ngờ là các doanh nghiệp định giá bán thuốc BVTV tăng, giảm cao hay thấp không hoàn toàn phụ thuộc vào chi phí sản xuất, nhiều trường hợp giá bán thoát ly cách biệt hẳn so với giá thành sản phẩm, nhiều loại tăng giá cao cấp nhiều lần mức tăng của chi phí sản xuất.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, chuyên ngành BVTV cho thấy tình trạng thuốc BVTV nhập lậu vào nước ta ngày càng gia tăng. Theo Cục BVTV, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đang được nhập khẩu bất cứ loại thuốc BVTV nằm trong danh mục thuốc được phép sử dụng mà không cần xin phép hoặc xác nhận đơn hàng như trước (Nguồn: Vinanet/TBKTVN).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)