Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 34)

- Kế thừa chọn lọc các tài liệu, tư liệu đã nghiên cứu liên quan đến quản lý và sử dụng thuốc BVTV

- Điều tra các số liệu về Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội từ các nguồn: UBND 3 xã, trạm BVTV huyện Phù Cừ

- Các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, các thông tư, nghị định...

- Các tài liệu từ internet, sách báo,... 3.4.2. Phương pháp thu thập số l ệu sơ cấp

3.4.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành quan sát trên địa điểm khu vực nghiên cứu từ đó biết được người dân họ sử dụng thuốc BVTV như thế nào, tình hình sau khi sử dụng xong, quy trình thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV,… Thực hiện phương pháp này không chỉ để thu thập thông tin mà còn nhằm kiểm chứng sơ bộ lại những thông tin đã thu thập và điều tra được.

3.4.2.2. Thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn

Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 3 xã. Số người tiến hành phỏng vấn sâu được tổng hợp trong bảng sau.

Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 4 cán bộ trạm BVTV và 3 xã. Số người tiến hành phỏng vấn sâu được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.1. Danh sách cán bộ được phỏng vấn và nội dung phỏng vấn sâu

Đơn vị Cán bộ phỏng vấn Nội dung phỏng vấn sâu

Trạm bảo vệ thực vật huyện Phù Cừ

4 cán bộ gồm trạm trưởng và 3 cán bộ khác

Các hoạt động chính được thực hiện trong năm và hiệu quả

Các biện pháp cải tiến Xã Tiến Tiến 1 Cán bộ khuyến nông

02 cán bộ nông nghiệp

Tình hình thực hiện các hoạt động quản lý: dự báo, dự tính, hướng dẫn

Hiện trạng sử dụng

Đánh giá về hiệu quả quản lý các biện pháp phòng trừ ngoài bảo vệ thực vật

Xã Minh Tân 1 Cán bộ khuyến nông

1 Cán bộ nông nghiệp

Xã Tam Đa 1 Cán bộ khuyến nông

02 Cán bộ nông nghiệp 1 Cán bộ địa chính

Tổng số 13 Cán bộ

Nguồn: Trạm BVTV huyện Phù Cừ

Phỏng vấn nhóm

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu nhóm cán bộ nòng cốt tại 3 xã về tình hình dự báo và sử dụng thuốc BVTV.

Phỏng vấn nông hộ

Căn cứ vào số lượng quy mô, diện tích đất sản xuất nông nghiệp, số dân trong độ tuổi lao động và số lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp của huyện tôi đã phỏng vấn ngẫu nhiên 300 hộ nông dân đại diện trên địa bàn xã, tại mỗi xã phỏng vấn 100 hộ trên 3 thôn, tại mỗi thôn phỏng vấn 30-40 hộ dân có diện tích đất nông nghiệp lớn trong thôn đảm bảo tính toàn diện, chi tiết cho điều tra nông hộ.

Tiến hành phỏng vấn tại 3 xã:

Tam Đa Tiên Tiến Minh Tân

Thôn Tam Đa Ngũ Phúc Cự Phú Hoàng Xá Hoàng Các Lệ Khê Duyệt Lễ Nghĩa Vũ Nghĩa An Số người 30 30 40 30 30 40 30 30 40

Phỏng vấn , khảo sát 10 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV tại 3 xã

Stt Tên cơ sở Địa chỉ Thông tin

1 Vũ Thị Bích Minh Tân Có GPKD

2 Nguyễn Hữu Điệp Minh Tân Có GPKD

3 Nguyễn Văn Trọng Tam Đa Có GPKD

4 Đặng Minh Đăng Tam Đa Có GPKD

5 Hoàng Văn Hải Tam Đa Có GPKD

6 Hoàng Hải Chọn Tiên Tiến Có GPKD

7 Trần Văn Đối Tiên Tiến Có GPKD

8 Nghiêm Thị Búp Tiên Tiến Có GPKD

9 Hoàng Thị Hằng Tiên Tiến Có GPKD

10 Nguyễn Thị Loan Tiên Tiến Có GPKD

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập từ địa bàn nghiên cứu sẽ được tổng hợp theo nhóm nội dung nghiên cứu. Số liệu sơ cấp được tổng hợp trên bảng ma trận các vấn đề. Sau đó được phân tích thống kê mô tả dựa trên phần mềm Microsoft Excel, Microsoft Word, lập các bảng biểu và đồ thị so sánh

PHẦN 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Phù Cừ nằm ở phía đông nam tỉnh Hưng Yên, phía bắc giáp huyện Ân Thi, phía nam giáp huyện Hưng Hà (Thái Bình), phía đông giáp huyện Thanh Miện (Hải Dương), phía tây giáp huyện Tiên Lữ. Huyện nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của giao điểm quốc lộ 38B và đường 202 đến các địa phương trong và ngoài tỉnh, thuận tiện trong việc giao lưu phát triển kinh tế văn hoá, xã hội với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đông bắc của Tổ quốc.

Huyện có 54 thôn được phân giới thành 14 xã:

1- Xã Minh Hoàng có 4 thôn: Ải Quan, Quế Lâm, Hoàng Tranh, Ngọc Trúc. 2- Xã Đoàn Đào có 6 thôn: Đoàn Đào, Khả Duy, Đại Duy, Đông Cáp, Đồng Minh, Long Cầu.

3- Xã Phan Sào Nam có 4 thôn: Ba Đông, Trà Bồ, Phương Bồ, Phú Mãn. 4- Xã Minh Tân có 4 thôn: Duyệt Văn, Duyệt Lễ, Nghĩa Vũ, Tần Tiến. 5- Xã Quang Hưng có 4 thôn: Viên Quang, Quang Xá, Thọ Lão và Ngũ Lão. 6- Xã Trần Cao có 3 thôn: Cao Xá, Trần Xá Hạ và Trần Xá Thượng.

7- Xã Tống Phan có 5 thôn: Phan Xá, Tống Xá, Vũ Xá, Hạ Cát và Cát Dương. 8- Xã Tam Đa có 3 thôn: Tam Đa, Cự Phú và Ngũ Phúc.

9- Xã Nguyên Hoà gồm 4 thôn: Hạ Đồng, Sỹ Quý, Thị Giang và La Tiến. 10 Xã Minh Tiến có 3 thôn: Kim Phương, Phạm Xá và Phù Oanh.

11- Xã Đình Cao gồm 5 thôn: Đình Cao, An Nhuế, Văn Sa, Hà Linh và Duyên Linh.

12- Xã Tiên Tiến có 3 thôn: Hoàng Xá, Hoàng Các và Nại Khê. 13- Xã Nhật Quang có 3 thôn: Nhật Lệ, Quang Yên và Tân An. 14- Xã Tống Trân có 3 thôn: Võng Phan, An Cầu và Trà Dương.

Phù Cừ có địa hình tương đối phẳng, cốt đất trũng thuộc diện nhất nhì trong tỉnh. Nơi cao nhất tại đống Lang thôn Đoàn Đào là +3,09 m so với mặt

nước biển. Nơi trũng nhất thuộc xã Minh Tiến là +1,5 m so với mặt nước biển. Do độ dốc không đều, nghiêng thoải về phía đông bắc, đông và nam nên dọc theo sông Cửu An và sông Luộc thường trũng như các xã: Nguyên Hòa, Tống Trân, Minh Tiến và khu lòng chảo xã Minh Tân. Mặt khác có hệ thống đê điều của sông Luộc, sông Cửu An, sông Kẻ Sặt làm cho việc tiêu úng, cải tạo đồng ruộng rất khó khăn vất vả so với nhiều huyện trong tỉnh.

Đất canh tác có độ phì tương đối cao, do trước kia được sông Hồng và sông Luộc bồi đắp phù sa, nên có một số diện tích pha cát non hoặc bị úng thủy lâu ngày lại sinh ra chua. Do đó, có một số diện tích đất canh tác bị thôi chua, bạc điền, nên việc canh tác gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Qua điều tra về nông hóa thổ nhưỡng, đất canh tác có 6.155,78 ha được phân thành 5 nhóm:

+ Nhóm I là 1.330,81 ha. + Nhóm II là 1.498,58 ha. + Nhóm III là 1.726,75 ha. + Nhóm IV là 1.118,7 ha. + Nhóm V là 480,94 ha.

Khí hậu Phù Cừ mang những đặc điểm chung của đồng bằng sông Hồng, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Chế độ gió có sự khác biệt giữa hai mùa: Từ tháng 5 đến tháng 10, gió mùa hạ, chủ yếu thổi theo hướng đông nam. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa đông thổi theo hướng đông bắc. Chế độ nhiệt có sự khác biệt rõ rệt giữa mùa hạ nắng nóng và mùa đông lạnh. Chế độ mưa cũng có sự khác biệt giữa hai mùa, mùa mưa tập trung vào mùa hạ tới 90% lượng mưa trong cả năm. Như vậy, khí hậu có hai mùa chính: mùa hạ là mùa gió Đông Nam, nóng và mưa nhiều. Mùa đông có mùa gió Đông Bắc, lạnh và mưa ít. Giữa hai mùa nóng và lạnh có hai thời kì chuyển tiếp ngắn là mùa xuân và mùa thu.

Với những điều kiện tự nhiên đó, huyện Phù Cừ có lợi thế phát triển nông nghiệp: cây lúa là cây lương thực chính, một số cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đay, lạc và đặc biệt cây rau màu vụ đông, cùng một số loại cây trồng, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển, đa dạng đảm bảo phục vụ nhu cầu cho nhân dân và cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong vùng và xuất khẩu.

Với những đặc điểm và điều kiện tự nhiên trên, đồng đất Phù Cừ có nhiều thuận lợi phát triển nghề nông. Đó là những năm "Mưa thuận gió hoà". Song, thiên nhiên cũng khắc nghiệt đối với những năm mưa - nắng thất thường gây ra biết bao tai hoạ: úng thủy, bão lụt, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến tình hình canh tác và đời sống nhân dân.

Cùng với nghề nông, các xã trong huyện có nghề thợ xây, thợ mộc, đan lát, trồng dâu nuôi tằm dệt lụa, thợ rèn, chế biến nông sản và một số nghề phụ khác đã bổ sung cho nền kinh tế tự cung, tự cấp thời xưa. Trong sự nghiệp đổi mới, nghề truyền thống hưng thịnh và phát triển thêm một số nghề mới với quy mô lớn trên phạm vi toàn huyện. Xã Quang Hưng và Minh Tân nổi tiếng về sản xuất gạch ngói, nung vôi, mở xưởng gỗ, vận tải thủy - bộ đường xa. Hầu hết các xã phát triển những trạm xay xát nhỏ, chế biến sản phẩm nông nghiệp cho tiêu dùng và xuất khẩu làm phong phú kinh tế nông thôn.

Từ sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển tạo tiền đề cho thương nghiệp, giao lưu kinh tế. Từ xa xưa, các xã ven sông Luộc, sông Cửu An đã xuất hiện những thương thuyền buôn bán lúa gạo, tơ lụa và sản phẩm của địa phương giao lưu với thị trường Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh. Chợ nông thôn phát triển ở nhiều làng - xã, mà trung tâm là các chợ Cao thuộc xã Đình Cao, chợ Từa ở xã Trần Cao, chợ Tràng thuộc xã Quang Hưng. Ngày nay, những trung tâm buôn bán đó vẫn còn giữ được truyền thống, phát triển đa dạng, phong phú thúc đẩy giao lưu kinh tế của địa phương và khu vực.

Huyện P hù Cừ có diện tích tự nhiên là 9.380 ha, trong đó có 6.155,78 ha là đất canh tác.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế -xã hội

Phù Cừ là một huyện nông nghiệp với tốc độ nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trên một số lĩnh vực đã có bước đột phá.

4.1.2.1. Nông nghiệp

Số liệu từ UBND huyện cho thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn 6.524,07 trong tổng số 9.382,33 ha đất tự nhiên của huyện. Trong đó diện tích đất trồng trọt, mặc dù giảm dần qua các năm nhưng vẫn chiếm tới 60% tổng diện tích tự nhiên và hơn 87% diện tích đất nông nghiệp.

Bảng 4.1:Diễn biến sử dụng đất nông nghiệp huyện Phù Cừ Đơn vị tính: ha 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng diện tích 9.382,33 9.38 2, 33 9.382,33 9.382,33 9.382,33 9.382,33 9.382,33 Diện tích đất nông nghiệp 6.549,25 6. 547 ,75 6.547,75 6.527,39 6.525,79 6.524,39 6.524,07 1.Đất trồng trọt 5.880,15 5.832,4 5.805,17 5.721,30 5.719,70 5.718,30 5.692,65 Đất trồng hằng năm 5.799,2 5.751,2 5.723,15 5.433,53 5.431,89 5.430,49 5.404,84 Lúa 5.541,2 5.493,2 5.464,48 5.177,68 5.176,04 5.174,64 5.149,05 Cây hằng năm khác 258 258 258,67 255,85 255,85 255,85 255,79

Cây trồng lâu năm 80,95 81,2 82,02 287,77 287,81 287,81 287,81

Cât ăn quả 5,35 6,1 7,75 217,70 214,44 214,44 214,44

Cây lâu năm khác 75,6 75,1 74,27 70,07 73,37 73,37 73,37

2.Đất chăn nuôi 669,1 715,35 742,58 804,10 804,10 804,10 804,07

Đất chăn nuôi gia

súc, gia cầm 499,8 503,5 507,7 568,05 572,33 572,33 573,05

Đất có mặt nước để

chăn nuôi thủy sản 169,3 211,85 234,88 236,05 231,77 231,77 231,02

3.Đất nông nghiệp

khác 0 0 0 1,99 1,99 1,99 27,35

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phù Cừ (2017) Ngành trồng trọt

Tổng diện tích gieo, trồng cây hàng năm 2106 đạt 5.692,65 ha giảm 25,65 ha so với năm 2015.

Diện tích lúa cả năm: 5149,05 ha, năng suất lúa cả năm ước 122,2 tạ/ha . Sản lượng ước đạt 6.292 tấn . Diện tích lúa chất lượng 4.352 ha chiếm 85 % diện tích (kế hoạch 60 % diện tích).

+ Lúa mùa: Diện tích 2791 ha, năng suất ước đạt 55 tạ/ha, sản lượng ước 1.535 tấn.

Chăn nuôi:

- Đàn gia cầm của huyện trên 700.000 con các loại

- Đàn trâu, bò trên 7.800 con, 100% bò lai sind. Chăn nuôi bò chuyển hướng từ sản xuất bê cái lai sind giống hàng hóa sang sản xuất bê thịt chất lượng, áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho ra đàn bò thịt chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, cho hiệu quả kinh tế cao.

- Đàn lợn khoảng trên 70.000 con, tỷ lệ lợn hướng nạc đạt trên 95%. Phát triển đàn lợn theo hướng trang trại quy mô lớn theo phương pháp công nghiệp phát triển.

- Thực hiện có hiệu quả chương trình dự án, đề án giống vật nuôi chất lượng cao, chăn nuôi theo hướng VietGap, nâng cao chất lượng đàn vật nuôi, tạo thu nhập cho người chăn nuôi và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Một số giống vật nuôi chính như: Gà đông tảo lai, bò thịt Brahman chất lượng cao, gà quý phi...

Năm 2016 huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, các phòng, ban, ngành liên quantích cực tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ nuôi trồng thủy sản để chăm sóc và bảo vệ đàn cá giống, cá thịt. Đến nay tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện đạt 850 ha, diện tích nuôi thâm canh phát triển mạnh, khoảng 500 ha, ước tính diện tích ươm nuôi cá giống trên 35 ha, số lượng cá hương trên 25 triệu con; sản lượng cá thịt ước đạt trên 6.000 tấn, tương đương so với cùng kỳ năm trước, giá trị thu được ước đạt trên 120 tỷ đồng.

Lĩnh vực sản xuất CN-TTCN: Năm 2016, các doanh nghiệp trên địa bàn

đã và đang mở rộng sản xuất kinh doanhh đem lại giá trị sản xuất tăng đã thúc đẩy toàn ngành CN-TTCN trên địa bàn huyện phát triển. Một số ngành nghề được duy trì và phát triển ổn định như may mặc, vật liệu xây dựng; sản xuất vừa và nhỏ phát triển đa dạng tạo ra khu vực sản xuất hàng hoá ngay tại các làng xã, giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho nhiều lao động.

Hiện tại phòng đang tham mưu UBND huyện triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân cư gắn với Cụm Công nghiệp Trần Cao – Quang Hưng dự kiến đầu năm 2017 sẽ triển khai thi công.

Giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2016 ước đạt 1.280 tỷ đồng; tăng 18%. so với năm 2015 (1.090 tỷ đồng); thấp hơn 5% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện làn thứ XXV đề ra (23%).

Lĩnh vực thương mại dịch vụ: Thương mại dịch vụ của huyện đã có bước phát triển tương đối khá, từng bước thích ứng với hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Kịp thời cung cấp đủ vật tư để nhân dân yên tâm sản xuất, công tác tiêu thụ sản phẩm ngày càng được cải thiện đã đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân. Chợ đầu mối nông sản Trần Cao tiếp tục là nơi phục vụ tốt cho các hộ kinh doanh buôn bán.

Giá trị doanh thu của ngành thương mại dịch vụ năm 2016 ước đạt 1.380 tỷ đồng. Tăng 17,6% so với năm 2015. Thấp hơn 3,4% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện làn thứ XXV đề ra (21%).

Lĩnh vực Khoa học & công nghệ:

Phối hợp cùng các sở: Khoa học & công nghệ tỉnh, Công thương tỉnh và trường Học viên Nông nghiệp Việt Nam tổ chức thành công hội nghị công bố nhãn hiệu “Vải lai chín sớm Phù Cừ”. Cùng sở KH&CN tỉnh thực hiện mô hình Cá chép lai V1 tại xã Quang Hưng.

4.1.2.2. Đánh giá tình hình sản xuất lúa trên địa bàn huyện Phù Cừ

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp bình quân 6,3%/năm (mục tiêu 5,5%/năm) vượt 0,8%/năm so với mục tiêu đề ra.

- Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)