Thực trạng quản lí thuốc BVTVtại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 28 - 30)

Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), thống kê từ năm 2011 đến nay, hàng năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 đến 100.000 tấn thuốc BVTV. Trong đó, thuốc trừ sâu chiếm 20,4%, thuốc trừ bệnh chiếm 23,2%, thuốc trừ cỏ chiếm 44,4%, các loại thuốc BVTV khác chiếm 12%.

Việt Nam nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu từ các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Đức, Xingapo, Thái Lan, Nhật Bản…. trong đó phần lớn thuốc trừ sâu và nguyên liệu nhập từ thị trường Trung Quốc, chiếm 57,2% tổng kim ngạch, tăng 26,08%, tương đương với 151,6 triệu USD; đứng thứ hai là thị trường Ấn Độ, đạt 14,5 triệu USD, tăng 5,77%...

Hằng năm bộ ban hành danh mục các loại thuốc bvtv được phép sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam. Theo thông tư số: 15/2017/TT-BNNPTNT ban hành ngày 14 tháng 8 năm 2017 của Bộ NN và PTNT thì có 4 loại thuốc sửa đổi tên tổ chức đăng ký sử dụng; 01 loại thuốc trừ bệnh và 04 loại thuốc trừ cỏ được đăng ký chính thức vào danh mục thuốc được phép sử dụng; 108 Thuốc trừ sâu, 138 thuốc trừ bệnh và 44 thuốc trừ cỏ, 16 Thuốc điều hòa sinh trưởng, 9 thuốc trừ ốc, 2 chất dẫn dụ và 01 thuốc trừ mối được đăng ký bổ sung vào danh mục thuốc bvtv được phép sử dụng ở Việt Nam

Hoạt động phân phối lưu thông sản phẩm thuốc BVTV trên thị trường nước ta đang ở tình trạng hỗn loạn. Lợi nhuận khổng lồ khiến nhiều đại lý thuốc bỏ qua quyền lợi của người nông dân, thay vì cung ứng các sản phẩm tốt nhất, phần lớn các đại lý lại bán những sản phẩm chưa rõ chất lượng, na ná thương hiệu nổi tiếng.

Họ tập trung “lái” người dân mua các sản phẩm chất lượng kém với giá bán tương đương sản phẩm tốt, chèo kéo nông dân mua với giá trên trời so với giá trị thực. Trong khi hầu hết sản phẩm tốt vốn được bà con tin dùng họ lại giấu đi vì chiết khấu không cao. Trên thị trường xuất hiện vô vàn sản phẩm nhái các nhãn hiệu lớn có xuất xứ từ Trung Quốc. Nắm bắt tâm lý “thuốc càng đắt hiệu quả càng cao”, nên nhiều đại lý đẩy vọt giá lên gấp 2-3 lần. Theo thống kê của Chi cục BVTV Hà Nội, hiện có trên 1.300 cửa hàng buôn bán thuốc BVTV, song

mới có 62/74 DN có đăng ký kinh doanh, 693 cửa hàng có chứng chỉ hành nghề, còn lại các cửa hàng nhỏ lẻ, buôn bán theo thời vụ trong các thôn, xóm chưa được cấp phép. Năm 2013, Chi cục đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 210 cửa hàng và 56 công ty, lấy 60 mẫu thuốc BVTV đang lưu thông trên thị trường để kiểm tra chất lượng. Qua đó, phát hiện 26 trường hợp vi phạm (đã xử lý cảnh cáo 9 trường hợp, xử phạt vi phạm hành chính 17 trường hợp với tổng số tiền là 19,3 triệu đồng, tịch thu thuốc BVTV quá hạn sử dụng và thuốc không có nguồn gốc rõ ràng)…

Theo thanh tra Bộ Tài chính, điều bất ngờ là các doanh nghiệp định giá bán thuốc BVTV tăng, giảm cao hay thấp không hoàn toàn phụ thuộc vào chi phí sản xuất, nhiều trường hợp giá bán thoát ly cách biệt hẳn so với giá thành sản phẩm, nhiều loại tăng giá cao cấp nhiều lần mức tăng của chi phí sản xuất.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, chuyên ngành BVTV cho thấy tình trạng thuốc BVTV nhập lậu vào nước ta ngày càng gia tăng. Theo Cục BVTV, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đang được nhập khẩu bất cứ loại thuốc BVTV nằm trong danh mục thuốc được phép sử dụng mà không cần xin phép hoặc xác nhận đơn hàng như trước (Nguồn: Vinanet/TBKTVN).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)