.Phân loại và một số đặc tính sinh học của Parvovirus

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do parvovirus type 2 gây ra và chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật PCR (Trang 27)

Phân loại: Virus thuộc họ Parvoviridae,giống: Parvovirus,loài: Canine Parvovirus type 2.

• Các đặc tính sinh học của Parvovirus: - Hình thái và cấu trúc:

+Theo Phạm Sỹ Lăng và cs.(2006), Parvovirus là nhóm virus có kích thước nhỏ, gây bệnh nhiều loài thú (chó, mèo, chuột, lợn, trâu, bò). Parvovirus ở mỗi loài động vật khác nhau là khác nhau. Chúng có kích thước 18 – 24nm, nhân chứa DNA sợi đơn, không có vỏ bọc, bộ gen khoảng 5000 nucleotide.

+ Capsid có kích thước rất nhỏ (20nm), dạng khối đa diện, gồm 32 capsome với 60 tiểu đơn vị VP (viral protein) là VP1, VP2 (chiếm 90% tiểu đơn vị protein) (Reed et al., 1988).

+ Lõi chứa DNA đơn, dạng thẳng. Hầu hết là DNA (-), ở hai đầu có đoạn palindrom (đoạn DNA mạch kép có trình tự nucleotide trên mỗi sợi giống nhau nhưng trái chiều nhau) tạo thành các nút kẹp tóc, có một đầu 3’-OH thay cho mồi.

Hình 2.1. Cấu tạo của Parvovirus

Nguồn: http://www.vetshop.com.vn/2015/05/cac-virus-gay-viem-ruot-tren-cho.html Nêu rõ tên tác giả ko được để đường link

- Đặc tính nuôi cấy của Parvovirus:

Virus chỉ nhân lên trong nhân tế bào và gây bệnh tích tế bào trên tế bào tim chó con còn bú hay trên tế bào ruột. Theo Tô Du và cs. (2006), virus phát triển tốt trên môi trường tế bào thận chó, thận khỉ, chúng gây bệnh tích tế bào nên người ta thường phân lập virus từ nuôi cấy trên các môi trường này.

- Đặc tính kháng nguyên:

Sự nhân lên của Parvovirus ở chó làm xuất hiện kháng thể gây ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung hoà huyết thanh. Kháng thể ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc ngày thứ ba sau khi nhiễm. Phản ứng này được sử dụng trong chẩn đoán huyết thanh học. Phản ứng trung hoà huyết thanh rất khó thực hiện trong phòng thí nghiệm (Nguyễn Như Pho, 2003).

- Khả năng miễn dịch:

Sau khi nhiễm bệnh, chó có miễn dịch kéo dài trong 3 năm, hiệu giá kháng thể trung hòa hay ngăn trở ngưng kết hồng cầu trên những chó này sẽ lên rất cao. Những chó con sinh ra trong khoảng thời gian này cảm nhiễm lúc 9 - 12 tuần tuổi. Sau 2 - 3 năm thì hiệu giá kháng thể sẽ giảm thấp, chó con sinh ra có thể cảm nhiễm Parvovirus sớm hơn vào lúc 5 - 6 tuần tuổi.

Miễn dịch thụ động ở chó con có được do kháng thể mẹ truyền cho, kháng thể này tồn tại khoảng 9 ngày và thường được bài thải vào khoảng tuần thứ 10 hay 11 sau khi sinh.

Ở chó con còn bú có một thời kỳ nhạy cảm với sự xâm nhiễm virus nhưng lượng kháng thể còn sót lại đủ để trung hoà virus vacxin đưa vào. Ở “thời kỳ khủng hoảng” này, chó con không thể được tiêm chủng hiệu quả trong khi nó cảm thụ hoàn toàn với sự xâm nhiễm tự nhiên.

Một số kháng nguyên tương đồng giữa những dòng Parvovirus khác nhau ở thú thịt như virus Feline panleukopenia (FPV), virus gây viêm ruột ở chồn (MEV). Sự tương đồng này có thể được phát hiện bởi phản ứng trung hoà và phản ứng HI. Mặc dù có sự tương đồng kháng nguyên nhưng nó có những giới hạn riêng biệt trong tự nhiên, FPV chỉ gây nhiễm cho mèo, MEV chỉ gây nhiễm cho chồn và CPV chỉ gây nhiễm cho chó (Morailon, 1993).

2.2.3. Dịch tễ học

Động vật cảm thụ: Canine parvovirus type 2 có thể gây nhiễm cho chó ở mọi giống, mọi lứa tuổi nhưng chó con từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm cao hơn (Prittie, 2004). Miễn dịch với CPV-2 xuất hiện sau khi được tiêm vacxin hay cảm nhiễm tự nhiên đã khỏi bệnh có hiệu lực kéo dài vì vậy những chó con được sinh ra từ chó mẹ chưa được tiêm phòng thường cảm nhiễm với bệnh. Trong vài tuần đầu chó con được bảo hộ bởi kháng thể của cơ thể mẹ vì vậy bệnh hiếm gặp ở chó con mới sinh. Tuy nhiên kháng thể mẹ đối với Parvovirus có thời gian bán huỷ xấp xỉ 10 ngày và khi không được bảo hộ bởi kháng thể mẹ chó con trở nên dễ nhiễm bệnh hơn (Pollock and Carmichael, 1982). Yếu tố dẫn đến chó con dễ cảm nhiễm là thiếu sự bảo hộ của kháng thể mẹ, ký sinh trùng đường ruột, môi trường kém vệ sinh và chó con bị stress. Một số giống chó có nguy cơ nhiễm cao bao gồm Rottweiler, Doberman pinscher, Labrador retriever…Nguyên nhân các giống này nguy cơ mắc cao chưa được làm rõ. Tổ tiên chung của hai giống Rottweiler, doberman pinscher có nguy cơ cao mắc bệnh Willebrand’s disease (VWD) nên sự suy giảm miễn dịch trong hai giống này có liên quan. Bên cạnh thành phần di truyền, các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh như thiếu quy trình tiêm vacxin thích hợp, tiêm vacxin không đúng cách…Trong số chó hơn 6 tháng tuổi thì con đực khả năng cảm nhiễm với bệnh gấp hai lần so với con cái (Houston et al., 1996). Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirustype

2 cao vào những tháng mùa hè và cuối mùa đông.

Parvovirustype 2 chỉ gây nhiễm cho họ chó (chó nhà, chó sói, chó có lông bờm cổ, cáo ăn cua, gấu mèo Mỹ). Chó ở mọi lứa tuổi đều cảm nhiễm, thường gặp nhất ở chó 1 – 12 tháng tuổi. Khi bệnh xảy ra thường lây lan nhanh và gây chết hàng loạt, tỷ lệ chết cao từ 90 – 100%. Ở chó trưởng thành bệnh thường không chết, nhưng chó thường mang mầm bệnh và bài thải virus ra môi trường, đó là những nguồn bệnh nguy hiểm (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012).

Chất chứa căn bệnh: phân, nước tiểu, nước bọt nhưng quan trọng nhất

là phân.

Sức đề kháng tự nhiên: khoảng 6 tháng ở nhiệt độ phòng, dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời, tồn tại kéo dài vào mùa đông.

Cách truyền lây: lây trực tiếp từ chó bệnh sang chó khoẻ hoặc gián tiếp qua phân có virus hay virus phát tán trong môi trường qua các nhân tố trung gian truyền lây như dụng cụ chăn nuôi, chim trời, loài gặm nhấm, côn trùng chúng mang mầm bệnh từ phâncủa chó mắc bệnh bay đến gây nhiễm cho chó khoẻ. Thậm chí các phương tiện giao thông như lốp xe, giày dép có dính phân chó bệnh hoặc bàn tay con người tiếp xúc từ chó ốm sang chó khoẻ cũng có thể làm lây lan mầm bệnh.

Đường xâm nhập: Chủ yếu bằng đường miệng.

Tính cảm thụ: 100% đối với những quần thể chó chưa nhiễm. Những chó

lớn có miễn dịch do sự tiêm phòng hay cảm nhiễm tự nhiên. Bệnh thường được biểu hiện trên chó con từ 1 - 6 tháng tuổi.

Sự miễn dịch mẹ truyền qua sữa đầu giúp chó phòng chống bệnh. Những kháng thể này sẽ được loại thải hết trong khoảng 6 - 10 tuần tuổi, lúc này chó con sẽ trở lên thụ cảm nhất. Sự giảm dần kháng thể mẹ truyền cũng liên quan trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của chó con, những chó con đẹp nhất, tăng trưởng tốt nhất thường nhiễm bệnh đầu tiên (Nguyễn Như Pho, 2003).

2.2.4. Cơ chế sinh bệnh

Virus xâm nhập bằng đường miệng và mũi, thải ra ngoài qua phân. Sau khi xâm nhập, đầu tiên virus nhân lên tại các mô lympho, gây nhiễm trùng huyết. Trong quá trình gây nhiễm trùng huyết, virus đồng thời nhân lên ở tế bào lympho và tế bào tuỷ xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, hậu quả là làm suy

giảm miễn dịch. Virus nhân lên trong tế bào ruột dẫn đến hoại tử biểu mô ruột, bào mòn nhung mao ruột, gây viêm ruột, giảm hấp thu và tiêu chảy rồi chết.

Theo Stephen et al. (1995), sự có mặt của các virus như Parvovirus, Care Adenovirus, Coronavirus, Rotavirus, Paramyxovirus... sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột, làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể gây ra ỉa chảy dạng cấp tính với tỉ lệ chết cao.

Ở những chó con không có kháng thể mẹ truyền, virus thường gây bệnh tích trên cơ tim và gây ra bệnh ở dạng tim mạch.

Chỉ cần đưa một lượng nhỏ Parvovirus bằng 100 liều gây nhiễm mô nuôi cấy DICT (Dose Infectieuse Culture de Tissu) đủ gây nhiễm cho chó. Điều này cho thấy tác hại về mặt dịch tễ học do có lượng quá lớn virustrong phân (1 tỷ DICT/g phân) chó mắc bệnh (Morailonet al., 1993).

Hình 2.2. Cơ chế sinh bệnh của Parvovirustype 2 trên chó

Nguồn: Trần Thanh Phong(1996) Qua đường miệng

Virus vào máu

Tuỷ xương Ruột Hạch bạch huyết và lách

Hoại tử những tế bào sinh lympho Hoại tử biểu mô ruột

Giảm thiểu tế bào lympho Viêm ruột/tiêu chảy

Khỏi bệnh Chết

2.2.5. Triệu chứng

Thời gian nung bệnh khoảng 5-7 ngày. Bệnh thường biểu hiện ở 3 dạng chủ yếu như sau:

Dạng điển hình (viêm ruột xuất huyết)

Đây là dạng phổ biến nhất, thường mắc ở chó 6 ÷ 12 tuần tuổi.Virus gây thiệt hại nghiêm trọng đến đường ruột, virus phân chia trong các tế bào biểu mô ruột, gây hoại tử, viêm loét bong tróc các tếbào niêm mạc, vì thế gây hiện tượng tiêu chảy - xuất huyết. Niêm mạc thường theo phân ra ngoài, hợp lại với các chất khác tạo nên một mùi hôi tanh khó chịu.Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm trùng thứ cấp khi các vi khuẩn đường ruột như Salmonella, E.coli, Coronavirus, C. perfringens, Campylobacter và các ký sinh trùng khác có thể xâm nhập vào mạch máu nhiều hơn qua những vùng niêm mạc bị bong tróc, từ đó tạo nên quá trình nhiễm trùng thứ cấp.

Theo Tô Du và cs. (2006), dạng này gặp phổ biến ở chó 6 tuần đến 1 năm tuổi. Thời gian ủ bệnh ngắn từ 1 – 2 ngày. Lúc đầu, chó sốt nhẹ 39 – 39,5oC, cơn sốt kéo dài 1 – 2 ngày, chó mệt, ăn kém hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, nôn mửa liên tục. Sau đó, chó mệt lả vì ỉa chảy nặng và nhiều. Phân loãng dần, có nhiều máu đỏ nâu, màu hồng, có lẫn niêm mạc ruột lầy nhầy và có mùi tanh khắm đặc trưng. Khi ỉa chảy cũng là lúc chó bị hạ nhiệt dưới mức bình thường (370C). Chó gầy sút rất nhanh vì mất nước, mất máu, sốc do nội độc tố hoặc nhiễm trùng thứ phát.

Về chỉ tiêu huyết học, khi chó mắc bệnh thường bị mất nước trầm trọng, tăng thân nhiệt (50%), giảm thiểu lượng bạch cầu (60 – 70% tổng số các trường hợp), chủ yếu giảm bạch cầu trung tính và tế bào lympho đôi khi còn ít hơn 400 – 500 bạch cầu/mm3 trong những trường hợp nghiêm trọng (Tô Dung và Xuân Dao, 2006).

Thể quá cấp tính: Con vật chết sau 3 ngày do trụy tim mạch.

Thể cấp tính: Chết sau 5 – 6 ngày do hạ huyết áp và do tác động bội nhiễm của vi khuẩn.

Tỷ lệ tử vong cao trên chó từ 6 – 10 tuần tuổi, chó đã qua 5 ngày mắc bệnh thì thường có kết quả điều trị khả quan.

Dạng này hay gặp ở chó con 4 – 8 tuần tuổi. Thể này ít phổ biến hơn thể đường ruột.

Bệnh thường rất nặng, chó bị suy tim cấp do virus tấn công gây hoại tử cơ tim. Con vật thường chưa biểu hiện triệu chứng gì đã lăn ra chết đột ngột do suy hô hấp trong thời gian ngắn vì phổi bị phù. Do những biến đổi về bệnh tích ở van tim và cơ tim, từ đó xuất hiện những tạp âm ở tim hay những biến đổi về điện tim đồ (Nguyễn Như Pho, 2003).

Những trường hợp khác có thể thấy chó biểu hiện thiếu máu nặng, niêm mạc nhợt nhạt, nhão. Lớp mỡ vàng và cơ tim có xuất huyết, chó chết nhanh từ 1 – 2 ngày. Những ổ chó bệnh dạng này có thể tỷ lệ chết có thể tới 50%(Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006).

Chó con tồn tại được sẽ có sẹo trong cơ tim. Thể bệnh này có thể hoặc không đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng của thể đường ruột. Tuy nhiên thể này bây giờ đã hiếm trên thế giới.

Dạng kết hợp tim – ruột

Gặp ở chó 6 – 16 tuần tuổi. Con vật chết nhanh sau 24 giờ tính từ khi có triệu chứng đầu tiên, do ỉa chảy nặng, thiếu máu, sốc tim và phù phổi.

2.2.6. Bệnh tích

* Bệnh tích đại thể

Niêm mạc ruột sung huyết, xuất huyết, lớp nhung mao ruột bị bào mòn, nhất là ở không tràng.

Lách có màu sắc và hình dạng không đồng nhất. Niêm mạc dạ dày xuất huyết một phần hay toàn bộ. Gan có thể sưng, túi mật căng. Hạch bạch huyết: phù thũng, xuất huyết.

Khi mắc bệnh ở thể tim thì có thể gặp bệnh tích phù thũng phổi, viêm cơ tim (Nguyễn Như Pho, 2003).

* Bệnh tích vi thể

Ruột: Hoại tử biểu mô tuyến Lieberkuhn, toàn bộ nhung mao ruột bị bào mòn. Cơ quan lympho: hoại tử và tiêu huỷ những tế bào lympho trong mảng payer, trong hạch bạch huyết màng treo ruột.

2.2.7. Chẩn đoán

Các dấu hiệu lâm sàng quan sát được khi mắc bệnh do CPV-2 như nôn mửa, tiêu chảy, ủ rũ, mệt mỏi, mất nước, sốt và sự suy giảm bạch cầu trong cơ thể chó con chưa tiêm vacxin thường không đặc hiệu tuy nhiên vẫn là cơ sở giả định cho chẩn đoán ban đầu. Các xét nghiệm chẩn đoán chính xác bao gồm tìm thấy virus trong phân của chó bị nhiễm, huyết thanh học và mô bệnh học. Chẩn đoán CPV-2 qua huyết thanh học là phát hiện kháng thể chống lại CPV-2,kháng thể thuộc lớp IgM. Xét nghiệm miễn dịch để kiểm tra có mặt CPV-2 trong phân chó con bị nhiễm. Các phương pháp khác để phát hiện kháng nguyên CPV-2 trong phân như miễn dịch huỳnh quang, PCR… Phương pháp PCR cho kết quả nhanh chóng, chính xác hơn phương pháp truyền thống như khám lâm sàng, xác định tổn thương đại thể… (Amelia Goddardet al., 2010).

Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng, các tổn thương đại thể và yếu tố dịch tễ như:

- Tỷ lệ nhiễm cao;

- Thường gây ra trên chó từ 6 - 12 tuần tuổi; - Tỷ lệ tử vong cao (trên 50%);

- Chó có biểu hiện: bỏ ăn, ủ rũ, nôn, tiêu chảy có lẫn máu tươi, sốt cao…; - Tổn thương ruột nặng: biểu mô ruột bị huỷ hoại, tế bào lông nhung bị bào mòn…;

- Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây viêm ruột khác trên chó: + Viêm ruột do Coronavirus: bệnh lây lan rất rộng nhưng không nguy hiểm, tỷ lệ tử vong thấp.

+ Viêm ruột do Rotavirus: bệnh gây tiêu chảy nhưng cách sinh bệnh chưa được biết một cách rõ ràng.

+ Viêm ruột do mắc bệnh Care: có triệu chứng hô hấp và thần kinh đặc trưng, thường sốt cao trong nhiều ngày (400C – 410C), viêm phổi, viêm ruột (hiếm khi có máu tươi), có thể gặp những nốt sài, mụn mủ ở vùng da ít lông.

- Viêm dạ dày ruột trong bệnh xoắn khuẩn do Leptospira gây ra: tiến trình bệnh xảy ra nhanh với đặc điểm gây suy thận và nhiễm trùng huyết.

- Ngoài ra còn gặp các trường hợp viêm ruột ỉa chảy do ký sinh trùng (cầu trùng trên chó, giun đũa, giun móc...) hoặc gây tiêu chảy do rối loạn tiêu hoá, các tác động gây co thắt hay tắc nghẽn ruột.

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

* Phân lập virus

Có thể thực hiện nuôi cấy trên môi trường tế bào nhưng thời gian lâu dài và tốn kém. Cần lưu ý rằng sự tiêm chủng virus vacxin nhược độc dẫn đến bàithải virus trong 4 – 10 ngày, tuy yếu nhưng sự bài thải này có thể dẫn đến kết quả dương tính giả (Nguyễn Như Pho, 2003); (Phạm Sỹ Lăng và cs., 1998).

Một số dòng tế bào gốc nuôi cấy và các dòng tế bào MDCK (Madin Darby Canine Kidney) hay CRFK (Crandell Rees Feline Kidney) thích hợp với

Parvovirus type 2. Parvovirustype 2 có thể phân lập được từ các trường hợp viêm cơ tim và viêm ruột do Parvovirus gây ra.

* Soi trên kính hiển vi điện tử

Trong trường hợp bệnh cấp tính, virion Parvovirus có thể tìm thấy trong phân bằng cách sử dụng soi trực tiếp bằng kính hiển vi điện tử.

* Chẩn đoán huyết thanh học

Dùng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu - Haemagglutination Inhibition test HI (dễ thực hiện, cho kết quả tương đối chính xác). Kháng thể xuất hiện trong máu khi bắt đầu tiêu chảy nhưng với hiệu giá thấp. Trên thực tế người ta thường dùng test ELISA để chẩn đoán (Nguyễn Như Pho, 2003). Phương pháp ELISA có thể thực hiện ở ngày đầu tiên của bệnh cho đến 3 hoặc 4 ngày sau đó. Các phương pháp ELISA có thể là âm tính giả nếu chạy quá sớm trong quá trình bệnh (Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, 2004).

- Phản ứng ELISA (Enzym Linked Immuno Sorbent Assay)

Nguyên lý: Phản ứng ELISA dùng kháng thể hoặc kháng kháng thể gắn enzym cho kết hợp trực tiếp hoặc gián tiếp với kháng nguyên, rồi cho cơ chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do parvovirus type 2 gây ra và chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật PCR (Trang 27)