Tỷ lệ mắc các loại bệnh truyền nhiễm tại phòng khám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do parvovirus type 2 gây ra và chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật PCR (Trang 57 - 62)

STT Nhóm bệnh Số ca mắc (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) 1 Bệnh Care 28 32,56 2 Bệnh viêm gan truyền nhiễm 7 8,14 3 Bệnh do Leptospira 3 3,49 4 Bệnh do Parvovirus type 2 48 55,81

Tổng 86 100

Hình 4.1. Tỷ lệ chó mắc các bệnh truyền nhiễm

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do

Parvovirustype 2chiếm tỷ lệ cao nhất (56,00%) trong tổng số 86 chó mắc bệnh

truyền nhiễm, tiếp đó là bệnh Care (33,00%), bệnh xoắn khuẩn có tỷ lệ thấp 3,00%, bệnh viêm gan truyền nhiễm chiếm 8,00%. Trong số các ca nhiễm

Parvovirus type 2 không có trường hợp nào bị nhiễm ghép với các bệnh truyền

nhiễm khác. Sau đó, chúng tôi thực hiện chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR và theo dõi triệu chứng lâm sàng trên tất cả các trường hợp cho kết quả dương tính với

Parvovirus type 2.

4.1.2. Kết quả chẩn đoán Parvovirustype 2bằng kỹ thuật PCR với mẫu thu thập

Sau khi có kết quả test dương tính với Parvovirusbằng que thử nhanh tại phòng khám, mẫu bệnh phẩm là phân được thu thập và chuyển về Phòng thí

33% 8% 3% 56% Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm (%) Bệnh Care

Bệnh viêm gan truyền nhiễm

Bệnh do Leptospira Bệnh do Parvovirus type 2

nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học thú y – Khoa Thú y để kiểm tra lại bằng phương pháp PCR. Tổng số có 48mẫu được kiểm tra, kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả phát hiện Parvovirus type 2 bằng kỹ thuật PCR với mẫu thu thập

STT Giống chó Số lượng mẫu kiểm tra

Kết quả PCR Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) 1 Chó Nội 11 9 81,81a 2 Chó Ngoại 31 29 93,50b 3 Chó Lai 6 4 66,67c Tổng 48 42 87,50

Chú thích: Các số a,b,c theo cột thể hiện sự sai khác thống kê

M 3 4 5 6 7

Hình 4.2. Kết quả điện di sản phẩm PCR phát hiện Parvovirus

từ các mẫu bệnh phẩm

Chú thích:

M : Thang chuẩn Maker Giếng 3: Mẫu bệnh phẩm 1 Giếng 4: Mẫu bệnh phẩm 2 Giếng 5: Mẫu bệnh phẩm 3 Giếng 6: Đối chứng âm

Giếng 7: Đối chứng dương có kích thước 550bp

Kết quả bảng 4.3 cho thấy đã phát hiện 42 mẫu dương tính vớiParvovirus

type 2 bằng kỹ thuật PCR, chiếm tỷ lệ 87,50%. Trong đó tỉ lệ các mẫu dương tính với Parvovirusở chó ngoại đạt tỉ lệ cao nhất là 93,5%, tiếp theo sau là tỷ lệ dương tính với Parvovirus trên chó nội là 81,81%; và tỉ lệ chó lai nhiễm virus

Parvovirus là 66,67%. Sự sai khác giữa các tỷ lệ nhiễm Parvovirus này có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0.05). Như vậy, giữa các giống chó có sự mẫn cảm khác nhau với Parvovirus.

Tỷ lệ mắc viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus type 2ở chó ngoại cao hơn so với giống chó nội. Điều này do một số nguyên nhân sau:

- Chó nội vốn là giống chó bản địa nên sức đề kháng cũng như khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh là rất tốt. Điều này thì hoàn toàn ngược lại với chó ngoại, đa phần chúng đều có nguồn gốc từ các vùng khí hậu ôn đới nên sự thích nghi với môi trường Việt Nam rất kém.

- Giá trị kinh tế của giống chó nội thường thấp hơn chó ngoại nên nhiều gia đình có chó mắc bệnh nhưng không mang đến phòng khám điều trị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, phong trào nuôi chó ngoại đang rất phát triển ở Việt Nam nên số ca mang tới phòng khám đa phần là chó ngoại.

Mỗi giống chó có nguồn gốc xuất xứ khác nhau nên sức đề kháng, khả năng nhiễm bệnh cũng khác nhau.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng (1996); Tô Dung và Xuân Giao (2006) cho biết giống chó nội ít mắc bệnh hơn giống chó ngoại.

Các giống chó nội có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn so với các giống chó ngoại do các giống chó nội có thời gian sống, thích nghi lâu với điều kiện khí hậu Việt Nam nên có sức đề kháng và sức chống chịu tốt hơn. Chó được nuôi làm cảnh thường là các giống chó ngoại, các giống chó quý nên số lượng giống chó ngoại được mang đến khám và điều trị nhiều hơn chó nội. Mặt khác, do nhu cầu nuôi giống chó ngoại của người dân gia tăng, số lượng chó ngoại du nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều. Sự thay đổi môi trường sống, quá trình vận chuyển làm cho sức đề kháng của các giống chó ngoại giảm tạo điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập và gây bệnh. Ngoài ra giống chó nội giá trị kinh tế không cao nên có thể chó mắc bệnh nhưng không được đưa đến khám và điều trị.

4.1.3. Tình hình chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus type 2 theo lứa tuổi lứa tuổi

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì con vật có sự đề kháng khác nhau với bệnh tật. Chính vì vậy mà khả năng mắc bệnh của con vật trong từng giai đoạn phát

triển cũng phụ thuộc vào lứa tuổi. Theo các tài liệu bệnh do Parvovirus type 2 chó từ 6 - 24 tuần tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao. Để kiểm chứng nhận xét trên, 42 con chó mắc bệnh do Parvovirus được theo dõi và phân loại theo lứa tuổi. Kết quả thu được trình bày ở bảng 4.4:

Bảng 4.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh doParvovirus type 2 theo lứa tuổi (n = 42)

Lứa tuổi Số lượng chó

mắc bệnh Tỷ lệ (%) < 6 tuần tuổi 7 16,67a 6 – 12 tuần tuổi 20 47,61b 12 – 24 tuần tuổi 11 26,19c >24 tuần tuổi 4 9,53d

Chú thích: Các số a,b,c,d theo cột thể hiện sự sai khác thống kê

Qua bảng 4.4 cho thấy, chó ở độ tuổi 6 đến 12 tuần tuổi mắc bệnh do

Parvovirus type 2, chiếm tỷ lệ cao nhất (47,61%); tiếp đến là chó 12 đến 24 tuần tuổi (26,19%), chó dưới 6 tuần tuổi (16,67%) và thấp nhất là chó trên 24 tuần tuổi (9,53%). Các tỷ lệ nhiễm Parvovirus type 2 ở chó độ tuổi khác nhau có sự sai khác về mặt thống kê, điều này cho thấy chó ở lứa tuổi từ 6-24 tuần tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh do Parvovirus type 2 cao hơn lứa tuổi khác.

Qua kết quả khảo sát tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus type 2 theo lứa tuổi, chó mắc bệnh chủ yếu dưới 6 đến 24 tuần tuổi. Điều này phù hợp với nhận định của nhiều nhà khoa học (Trần Thanh Phong, 1996; David and Dnald Martin, 1979; Roberts and Cedarbaum, 1978). Ở giai đoạn 6 đến 24 tuần tuổi chó chịu nhiều sự biến đổi như: hàm lượng kháng thể thụ động giảm dần rồi mất hẳn, chó cai sữa mẹ tập quen dần với thức ăn, hệ tiêu hoá bắt đầu có những biến đổi để thích nghi dần. Tuy đây là giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhưng khả năng đáp ứng miễn dịch của chó trong giai đoạn này còn chưa cao. Nếu trong giai đoạn này chó không được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ sẽ rất dễ nhiễm bệnh.

Ở chó con dưới 1 năm tuổi, lượng kháng thể có trong máu đề kháng cao với Parvovirus type 2 tự nhiên rất thấp, có con không có, do đó chó con dễ bị nhiễm Parvovirus type 2 và dễ phát bệnh, đồng thời là nơi lưu trữ và lây lan

Parvovirus type 2. Đối với chó trên 1 năm tuổi, cơ thể chống đỡ được khi nhiễm virushay nếu có vào được cơ thể chó thì virus cũng bị diệt ở hiệu giá kháng thể cao trong cơ thể chó, hơn nữa cơ thể chó lớn không mẫn cảm với Parvovirus

type 2. Các mẫu phân từ chó lớn đều không phát hiện thấy Parvovirus type 2. Tỷ lệ mắc bệnh sai khác như vậy giữa các độ tuổi ở chó do chó dưới 6 tuần tuổi vẫn còn trong thời kỳ bú sữa mẹ, được nhận miễn dịch thụ động từ sữa đầu của chó mẹ. Chó mẹ có thể hình thành kháng thể qua cảm thụ từ tự nhiên hoặc được tiêm phòng vacxin phòng bệnh, miễn dịch truyền sang sữa đầu giúp con vật phòng được bệnh. Đồng thời chó con giai đoạn chỉ bú sữa mẹ chưa tập ăn ngoài nên ít bị rối loạn tiêu hoá, mắc bệnh giun sán.

Những chó ở giai đoạn 6 đến 12 tuần tuổi là giai đoạn chó chịu nhiều sự biến đổi: chó bắt đầu cai sữa mẹ tập quen dần với thức ăn, hệ tiêu hoá bắt đầu thích nghi dần, thay đổi môi trường sống (chó được tặng, bán ở giai đoạn này). Những yếu tố trên ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng nên mầm bệnh rất dễ xâm nhập và phát triển. Lúc này chó con sẽ trở nên dễ thụ cảm nhất. Do đó, kết quả khảo sát cho thấy, chó từ 6 đến 12 tuần tuổi có tỷ lệnhiễm bệnh cao nhất.

4.1.4. Tình hình mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus type 2 ở chó đã được tiêm phòng và chó chưa được tiêm phòng vacxin đã được tiêm phòng và chó chưa được tiêm phòng vacxin

Xuất phát từ mục đích xác định mức độ phòng bệnh của các hộ nuôi chó, từ đó xây dựng phác đồ điều trị thích hợp và cho hiệu quả điều trị cao. Thực hiện khảo sát để xác định xem chó bệnh đã được tiêm vacxin phòng hay chưa. Kết quả thống kê được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh giữa chó chưa được tiêm phòng và đã được tiêm phòng vacxin phòng bệnh do Parvovirus

Tiêm phòng vacxin Số lượng chó

mắc bệnh Tỷ lệ (%) Chưa tiêm 23 54,76 Tiêm 1 lần 13 30,95 Tiêm 2 lần 6 14,29 Tổng 42 100

Qua kết quả bảng 4.5 cho thấy trong tổng số 42 chó mắc bệnh do

Parvoviruschiếm tỷ lệ 54,76%, 13 con đã được tiêm phòng lần 1 nhưng vẫn mắc bệnh chiếm tỷ lệ 30,95 %; 6 con được tiêm phòng lần 2 chiếm tỷ lệ là 14,29%.

Có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa chó được tiêm phòng và chó chưa được tiêm phòng chống Parvovirustype 2. Qua khảo sát cho thấy hầu hết chó mắc bệnh đưa đến khám và điều trị đều chưa được tiêm phòng vacxin hoặc tiêm phòng không đầy đủ, điều này có thể thấy ý thức phòng bệnh của người nuôi chó chưa cao.

Có 30,95% tổng số chó bệnh đã tiêm phòng lần 1 và 14,29 % đã tiêm lần 2 nhưng vẫn mắc bệnh. Nhiều trường hợp sau khi tiêm vacxin lần 1 lại phát bệnh ngay vì trước khi tiêm cơ thể đã nhiễm virus và đang trong giai đoạn ủ bệnh khi tiêm phòng vô tình lại kích thích bệnh phát triển nhanh hơn. Còn trường hợp tiêm vacxin lần 2 mà vẫn mắc bệnh đó có thể do tiêm phòng chưa đúng cách, tiêm vacxin không đúng quy trình và bảo quản vacxin không đúng cách làm mất hiệu lực của nó.

Kết quả khảo sát cho thấy việc tiêm phòng vacxin là hiệu quả, rất quan trọng, đối với những chó đã được tiêm phòng vacxin nguy cơ mắc bệnh và tỷ lệ chết thấp hơn.

4.2. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CHỦ YẾU CỦA CHÓ MẮC BỆNH DO PARVOVIRUS TYPE 2

4.2.1. Xác định triệu chứng lâm sàng ở chó mắc bệnh do Parvovirustype 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời gian thực hiện đề tài, tiến hành theo dõi các triệu chứng lâm sàng đồng thời tiến hành thu thập mẫu trên 42 con chó mắc Parvovirus type 2 tại Phòng khám thú y Cộng đồng. Kết quả thống kê các triệu chứng lâm sàng của chó nhiễm Parvovirus type 2 được trình bày trong bảng 4.6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do parvovirus type 2 gây ra và chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật PCR (Trang 57 - 62)