.Triệu chứng lâm sàng của chó mắcParvovirus type 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do parvovirus type 2 gây ra và chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật PCR (Trang 62 - 65)

STT Triệu chứng Số con theo dõi Số con có triệu chứng Tỷ lệ (%) 1 Ủ rũ, mệt mỏi 42 42 100 2 Tiêu chảy, phân lẫn máu 42 38 90,47 3 Bỏ ăn 42 36 85,71 4 Nôn bọt trắng, vàng xanh 42 34 80,95

5 Sốt 42 25 59,52

6 Mắt hõm sâu, da mất đàn hồi 42 35 83,3

Qua bảng 4.6 thấy rằng một số triệu chứng lâm sàng chủ yếu của chó mắc

chứng của bệnh rất thay đổi phụ thuộc vào các chủng virus, trạng thái miễn dịch của mỗi giống, tính mùa vụ cũng như điều kiện quản lý chăm sóc.

Sốt là biểu hiện đầu tiên ghi nhận được trên những chó khảo sát, thân nhiệt dao động trong khoảng 39,0 - 40,50C. Mặc dù sốt không phải là một triệu chứng điển hình cho một bệnh chuyên biệt nhưng đó là dấu hiệu thông báo cơ thể đang đáp ứng lại tác nhân gây bệnh, tỷ lệ chó có triệu chứng sốt chiếm 59,52%.Đồng thời, 100% chó bệnh đều xuất hiện triệu chứng ủ rũ, mệt mỏi.

Bỏ ăn cũng là một triệu chứng thường xuyên trên chó bệnh chiếm 85,71%. Triệu chứng nôn mửa có tỷ lệ 80,95%. Do virus gây bệnh này đều hướng niêm mạc, do đó niêm mạc đường tiêu hóa từ dạ dày đến ruột đều bị virus tác động gây viêm rất nặng. Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1992), quá trình viêm ở niêm mạc đường tiêu hóa làm cho dịch rỉ viêm tăng tiết đồng thời các sản phẩm của quá trình viêm cũng tác động vào thần kinh thụ cảm trên niêm mạc đường tiêu hóa kích thích làm tăng nhu động ruột. Chó bệnh nôn khan ra bọt dãi nhớt màu trắng hoặc xanh vàng.

Khi theo dõi 42 con bệnh triệu chứng ỉa chảy, phân lẫn máu là triệu chứng điển hình nhất khi con vật mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 90,47%. Theo Trần Minh Châuvà cs. (1988), dạng đường ruột là dạng con vật hay gặp nhất. Con vật khô da, thiếu máu nặng hay trung bình, chó ủ rũ, có sốt. Thông thường cơn sốt kéo dài từ khi chó bắt đầu chó mệt đến lúc ỉa chảy nặng. Thân nhiệt chỉ giảm khi chó kiệt sức và lịm dần đi. Lúc đầu chó còn ăn, chơi đùa, nhưng sau đó buồn bã, ăn ít rồi bỏ ăn 2 – 3 ngày, chó ỉa chảy nặng. Giai đoạn tiếp theo, phân có lẫn niêm mạc ruột, hoặc pha ít keo nhầy, rất tanh. Chó gầy sút rất nhanh, bỏ ăn hoàn toàn, tổn thương chủ yếu ở tá tràng, không tràng, có khi ở manh tràng, rất ít khi có ở dạ dày, vì vậy gọi bệnh này là viêm dạ dày ruột là không chính xác. Qua quan sát chó mắc bệnh trong nghiên cứu này các diễn biến triệu chứng tương tự cũng xảy ra. Con vật tiêu chảy phân sền sệt, loãng, lẫn máu, giai đoạn cuối phân lỏng nhiều nước và có máu tươi, mùi tanh khắm như ruột cá mè phơi nắng. Tuỳ theo tiên lượng bệnh một ngày con vật có triệu chứng tiêu chảy chảy từ 3 - 6 lần, làm cho cơ thể mất nước, mất chất điện giải, da mất tính đàn hồi và giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Mặt khác, tình trạng sốt cùng với hiện tượng nôn mửa, ỉa chảy ra máu làm chó bệnh mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng, chó bệnh cũng bị suy sụp nhanh do thiếu máu.

Các triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh do Parvovirustype 2

Hình 4.3.Chó bị tiêu chảy phân có máu máu

Hình 4.4. Chó mệt mỏi, ủ rũ

Hình 4.5. Dịch nôn mửa của chó bệnh Hình 4.6.

4.2.2. Xác định tổn thương đại thể của chó mắc bệnh do Parvovirus type 2.

Để biết được các tổn thương đại thể ở chó mắc bệnh do Parvovirustype 2, chúng tôi tiến hành mổ khám 5 ca bệnh có kết quả dương tính với Parvovirus bằng kỹ thuật PCR và triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh.Kiểm tra toàn bộ các cơ quan và kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do parvovirus type 2 gây ra và chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật PCR (Trang 62 - 65)