Kết quả chẩn đoán Parvovirustype 2bằng kỹ thuật PCR với mẫu thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do parvovirus type 2 gây ra và chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật PCR (Trang 57 - 59)

Sau khi có kết quả test dương tính với Parvovirusbằng que thử nhanh tại phòng khám, mẫu bệnh phẩm là phân được thu thập và chuyển về Phòng thí

33% 8% 3% 56% Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm (%) Bệnh Care

Bệnh viêm gan truyền nhiễm

Bệnh do Leptospira Bệnh do Parvovirus type 2

nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học thú y – Khoa Thú y để kiểm tra lại bằng phương pháp PCR. Tổng số có 48mẫu được kiểm tra, kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả phát hiện Parvovirus type 2 bằng kỹ thuật PCR với mẫu thu thập

STT Giống chó Số lượng mẫu kiểm tra

Kết quả PCR Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) 1 Chó Nội 11 9 81,81a 2 Chó Ngoại 31 29 93,50b 3 Chó Lai 6 4 66,67c Tổng 48 42 87,50

Chú thích: Các số a,b,c theo cột thể hiện sự sai khác thống kê

M 3 4 5 6 7

Hình 4.2. Kết quả điện di sản phẩm PCR phát hiện Parvovirus

từ các mẫu bệnh phẩm

Chú thích:

M : Thang chuẩn Maker Giếng 3: Mẫu bệnh phẩm 1 Giếng 4: Mẫu bệnh phẩm 2 Giếng 5: Mẫu bệnh phẩm 3 Giếng 6: Đối chứng âm

Giếng 7: Đối chứng dương có kích thước 550bp

Kết quả bảng 4.3 cho thấy đã phát hiện 42 mẫu dương tính vớiParvovirus

type 2 bằng kỹ thuật PCR, chiếm tỷ lệ 87,50%. Trong đó tỉ lệ các mẫu dương tính với Parvovirusở chó ngoại đạt tỉ lệ cao nhất là 93,5%, tiếp theo sau là tỷ lệ dương tính với Parvovirus trên chó nội là 81,81%; và tỉ lệ chó lai nhiễm virus

Parvovirus là 66,67%. Sự sai khác giữa các tỷ lệ nhiễm Parvovirus này có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0.05). Như vậy, giữa các giống chó có sự mẫn cảm khác nhau với Parvovirus.

Tỷ lệ mắc viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus type 2ở chó ngoại cao hơn so với giống chó nội. Điều này do một số nguyên nhân sau:

- Chó nội vốn là giống chó bản địa nên sức đề kháng cũng như khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh là rất tốt. Điều này thì hoàn toàn ngược lại với chó ngoại, đa phần chúng đều có nguồn gốc từ các vùng khí hậu ôn đới nên sự thích nghi với môi trường Việt Nam rất kém.

- Giá trị kinh tế của giống chó nội thường thấp hơn chó ngoại nên nhiều gia đình có chó mắc bệnh nhưng không mang đến phòng khám điều trị.

Hiện nay, phong trào nuôi chó ngoại đang rất phát triển ở Việt Nam nên số ca mang tới phòng khám đa phần là chó ngoại.

Mỗi giống chó có nguồn gốc xuất xứ khác nhau nên sức đề kháng, khả năng nhiễm bệnh cũng khác nhau.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng (1996); Tô Dung và Xuân Giao (2006) cho biết giống chó nội ít mắc bệnh hơn giống chó ngoại.

Các giống chó nội có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn so với các giống chó ngoại do các giống chó nội có thời gian sống, thích nghi lâu với điều kiện khí hậu Việt Nam nên có sức đề kháng và sức chống chịu tốt hơn. Chó được nuôi làm cảnh thường là các giống chó ngoại, các giống chó quý nên số lượng giống chó ngoại được mang đến khám và điều trị nhiều hơn chó nội. Mặt khác, do nhu cầu nuôi giống chó ngoại của người dân gia tăng, số lượng chó ngoại du nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều. Sự thay đổi môi trường sống, quá trình vận chuyển làm cho sức đề kháng của các giống chó ngoại giảm tạo điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập và gây bệnh. Ngoài ra giống chó nội giá trị kinh tế không cao nên có thể chó mắc bệnh nhưng không được đưa đến khám và điều trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do parvovirus type 2 gây ra và chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật PCR (Trang 57 - 59)