Cấu tạo của Parvovirus

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do parvovirus type 2 gây ra và chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật PCR (Trang 28 - 31)

Nguồn: http://www.vetshop.com.vn/2015/05/cac-virus-gay-viem-ruot-tren-cho.html Nêu rõ tên tác giả ko được để đường link

- Đặc tính nuôi cấy của Parvovirus:

Virus chỉ nhân lên trong nhân tế bào và gây bệnh tích tế bào trên tế bào tim chó con còn bú hay trên tế bào ruột. Theo Tô Du và cs. (2006), virus phát triển tốt trên môi trường tế bào thận chó, thận khỉ, chúng gây bệnh tích tế bào nên người ta thường phân lập virus từ nuôi cấy trên các môi trường này.

- Đặc tính kháng nguyên:

Sự nhân lên của Parvovirus ở chó làm xuất hiện kháng thể gây ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung hoà huyết thanh. Kháng thể ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc ngày thứ ba sau khi nhiễm. Phản ứng này được sử dụng trong chẩn đoán huyết thanh học. Phản ứng trung hoà huyết thanh rất khó thực hiện trong phòng thí nghiệm (Nguyễn Như Pho, 2003).

- Khả năng miễn dịch:

Sau khi nhiễm bệnh, chó có miễn dịch kéo dài trong 3 năm, hiệu giá kháng thể trung hòa hay ngăn trở ngưng kết hồng cầu trên những chó này sẽ lên rất cao. Những chó con sinh ra trong khoảng thời gian này cảm nhiễm lúc 9 - 12 tuần tuổi. Sau 2 - 3 năm thì hiệu giá kháng thể sẽ giảm thấp, chó con sinh ra có thể cảm nhiễm Parvovirus sớm hơn vào lúc 5 - 6 tuần tuổi.

Miễn dịch thụ động ở chó con có được do kháng thể mẹ truyền cho, kháng thể này tồn tại khoảng 9 ngày và thường được bài thải vào khoảng tuần thứ 10 hay 11 sau khi sinh.

Ở chó con còn bú có một thời kỳ nhạy cảm với sự xâm nhiễm virus nhưng lượng kháng thể còn sót lại đủ để trung hoà virus vacxin đưa vào. Ở “thời kỳ khủng hoảng” này, chó con không thể được tiêm chủng hiệu quả trong khi nó cảm thụ hoàn toàn với sự xâm nhiễm tự nhiên.

Một số kháng nguyên tương đồng giữa những dòng Parvovirus khác nhau ở thú thịt như virus Feline panleukopenia (FPV), virus gây viêm ruột ở chồn (MEV). Sự tương đồng này có thể được phát hiện bởi phản ứng trung hoà và phản ứng HI. Mặc dù có sự tương đồng kháng nguyên nhưng nó có những giới hạn riêng biệt trong tự nhiên, FPV chỉ gây nhiễm cho mèo, MEV chỉ gây nhiễm cho chồn và CPV chỉ gây nhiễm cho chó (Morailon, 1993).

2.2.3. Dịch tễ học

Động vật cảm thụ: Canine parvovirus type 2 có thể gây nhiễm cho chó ở mọi giống, mọi lứa tuổi nhưng chó con từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm cao hơn (Prittie, 2004). Miễn dịch với CPV-2 xuất hiện sau khi được tiêm vacxin hay cảm nhiễm tự nhiên đã khỏi bệnh có hiệu lực kéo dài vì vậy những chó con được sinh ra từ chó mẹ chưa được tiêm phòng thường cảm nhiễm với bệnh. Trong vài tuần đầu chó con được bảo hộ bởi kháng thể của cơ thể mẹ vì vậy bệnh hiếm gặp ở chó con mới sinh. Tuy nhiên kháng thể mẹ đối với Parvovirus có thời gian bán huỷ xấp xỉ 10 ngày và khi không được bảo hộ bởi kháng thể mẹ chó con trở nên dễ nhiễm bệnh hơn (Pollock and Carmichael, 1982). Yếu tố dẫn đến chó con dễ cảm nhiễm là thiếu sự bảo hộ của kháng thể mẹ, ký sinh trùng đường ruột, môi trường kém vệ sinh và chó con bị stress. Một số giống chó có nguy cơ nhiễm cao bao gồm Rottweiler, Doberman pinscher, Labrador retriever…Nguyên nhân các giống này nguy cơ mắc cao chưa được làm rõ. Tổ tiên chung của hai giống Rottweiler, doberman pinscher có nguy cơ cao mắc bệnh Willebrand’s disease (VWD) nên sự suy giảm miễn dịch trong hai giống này có liên quan. Bên cạnh thành phần di truyền, các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh như thiếu quy trình tiêm vacxin thích hợp, tiêm vacxin không đúng cách…Trong số chó hơn 6 tháng tuổi thì con đực khả năng cảm nhiễm với bệnh gấp hai lần so với con cái (Houston et al., 1996). Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirustype

2 cao vào những tháng mùa hè và cuối mùa đông.

Parvovirustype 2 chỉ gây nhiễm cho họ chó (chó nhà, chó sói, chó có lông bờm cổ, cáo ăn cua, gấu mèo Mỹ). Chó ở mọi lứa tuổi đều cảm nhiễm, thường gặp nhất ở chó 1 – 12 tháng tuổi. Khi bệnh xảy ra thường lây lan nhanh và gây chết hàng loạt, tỷ lệ chết cao từ 90 – 100%. Ở chó trưởng thành bệnh thường không chết, nhưng chó thường mang mầm bệnh và bài thải virus ra môi trường, đó là những nguồn bệnh nguy hiểm (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012).

Chất chứa căn bệnh: phân, nước tiểu, nước bọt nhưng quan trọng nhất

là phân.

Sức đề kháng tự nhiên: khoảng 6 tháng ở nhiệt độ phòng, dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời, tồn tại kéo dài vào mùa đông.

Cách truyền lây: lây trực tiếp từ chó bệnh sang chó khoẻ hoặc gián tiếp qua phân có virus hay virus phát tán trong môi trường qua các nhân tố trung gian truyền lây như dụng cụ chăn nuôi, chim trời, loài gặm nhấm, côn trùng chúng mang mầm bệnh từ phâncủa chó mắc bệnh bay đến gây nhiễm cho chó khoẻ. Thậm chí các phương tiện giao thông như lốp xe, giày dép có dính phân chó bệnh hoặc bàn tay con người tiếp xúc từ chó ốm sang chó khoẻ cũng có thể làm lây lan mầm bệnh.

Đường xâm nhập: Chủ yếu bằng đường miệng.

Tính cảm thụ: 100% đối với những quần thể chó chưa nhiễm. Những chó

lớn có miễn dịch do sự tiêm phòng hay cảm nhiễm tự nhiên. Bệnh thường được biểu hiện trên chó con từ 1 - 6 tháng tuổi.

Sự miễn dịch mẹ truyền qua sữa đầu giúp chó phòng chống bệnh. Những kháng thể này sẽ được loại thải hết trong khoảng 6 - 10 tuần tuổi, lúc này chó con sẽ trở lên thụ cảm nhất. Sự giảm dần kháng thể mẹ truyền cũng liên quan trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của chó con, những chó con đẹp nhất, tăng trưởng tốt nhất thường nhiễm bệnh đầu tiên (Nguyễn Như Pho, 2003).

2.2.4. Cơ chế sinh bệnh

Virus xâm nhập bằng đường miệng và mũi, thải ra ngoài qua phân. Sau khi xâm nhập, đầu tiên virus nhân lên tại các mô lympho, gây nhiễm trùng huyết. Trong quá trình gây nhiễm trùng huyết, virus đồng thời nhân lên ở tế bào lympho và tế bào tuỷ xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, hậu quả là làm suy

giảm miễn dịch. Virus nhân lên trong tế bào ruột dẫn đến hoại tử biểu mô ruột, bào mòn nhung mao ruột, gây viêm ruột, giảm hấp thu và tiêu chảy rồi chết.

Theo Stephen et al. (1995), sự có mặt của các virus như Parvovirus, Care Adenovirus, Coronavirus, Rotavirus, Paramyxovirus... sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột, làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể gây ra ỉa chảy dạng cấp tính với tỉ lệ chết cao.

Ở những chó con không có kháng thể mẹ truyền, virus thường gây bệnh tích trên cơ tim và gây ra bệnh ở dạng tim mạch.

Chỉ cần đưa một lượng nhỏ Parvovirus bằng 100 liều gây nhiễm mô nuôi cấy DICT (Dose Infectieuse Culture de Tissu) đủ gây nhiễm cho chó. Điều này cho thấy tác hại về mặt dịch tễ học do có lượng quá lớn virustrong phân (1 tỷ DICT/g phân) chó mắc bệnh (Morailonet al., 1993).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do parvovirus type 2 gây ra và chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật PCR (Trang 28 - 31)