Kết quả nghiên cứu độ ổn định của vắc-xin RTD IB H120 đông khô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm vắc xin nhược độc đông khô phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (infectious bronchitis IB) sản xuất tại công ty TNHH MTV AVAC việt nam (Trang 56 - 59)

4.3.2 .Kết quả kiểm tra hiệu lực của vắc-xin RTD IB H120

4.3.4. Kết quả nghiên cứu độ ổn định của vắc-xin RTD IB H120 đông khô

Bệnh IB là bệnh thường tiến triển ở thể cấp tính, tỷ lệ tử vong cao, bệnh xảy ra hầu như quanh năm. Vì thế, việc sản xuất dự trữ đủ một lượng vắc-xin nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn chăn nuôi là rất cần thiết. Trong quá trình lưu kho dự trữ, điều kiện bảo quản tốt để không làm giảm chất lượng vắc-xin là không thể thiếu. Vấn đề đặt ra ở đây là vắc-xin sau khi sản xuất, bảo quản ở 2o-8oC thời gian bảo quản kéo dài được bao lâu mà hiệu lực của nó không bị ảnh hưởng. Do đó, việc đưa ra thông tin về thời hạn bảo quản của vacxin đối với nhà sản xuất và người tiêu dùng là rất cần thiết.

Trong quá trình bảo quản vào các thời điểm 0 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng 12 tháng, 15 tháng và 18 tháng chúng tôi tiến hành lấy mẫu các lô vắc-xin thí nghiệm kiểm tra vật lý và chuẩn độ xác định hiệu giá virus trong các mẫu vắc-xin.

Kiểm tra vật lý gồm có kiểm tra độ ẩm và kiểm tra độ chân không. − Kiểm tra độ ẩm:

Ta có nhiều phương pháp để xác định độ ẩm như: Phương pháp sấy khô vắc-xin trong chân không, phương pháp xác định độ ẩm không hoàn toàn hoặc phương pháp cộng hưởng từ tính nguyên tử. Việc xác định độ ẩm vắc-xin RTD IB H120 được tiến hành kiểm tra trên thiết bị phân tích độ ẩm - Sartorius MA. Thiết bị đo độ ẩm theo phương pháp làm mất nước trong mẫu bằng nhiệt sử dụng tia hồng ngoại, halogen và vi sóng. Thiết bị cho kết quả phân tích sau 3 - 15 phút.

− Kiểm tra độ chân không:

Mức độ chân không trong từng lọ vắc-xin đông khô thường được xác định bằng một thiết bị kiểm tra phát ra các tia sáng có tần số cao (high frequency). Thiết bị này phát hiện sự có mặt và mức độ chân không của từng lọ vắc-xin. Khi kiểm tra, người ta đưa thiết bị qua từng lọ vắc-xin được đặt nằm ngang, nếu thiết bị phát ánh sáng màu tím đậm thì lọ vắc-xin có chân không cao, nếu thiết bị phát ra ánh sáng màu tím nhạt hoặc xanh thì lọ vắc-xin đó có chân không thấp hoặc không có chân không. Những lọ vắc-xin không có chân không sẽ bị loại bỏ.

Ba lô thí nghiệm, mỗi thời điểm lấy 5 lọ vắc-xin bất kỳ của 1 lô thí nghiệm. Các lọ này được kiểm tra các chỉ tiêu vật lý của vắc-xin đông khô như hình thái, màu sắc,… sau đó được hoàn nguyên trở lại bằng dung dịch PBS, trộn lại với nhau, và tiến hành chuẩn độ để xác định hiệu giá virus trong 1 liều vắc-xin.

Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.12

Qua kết quả ở bảng 4.12 cho thấy: Cả 3 lô thí nghiệm đều cho kết quả kiểm tra vật lý đạt ở các thời điểm bảo quản khác nhau và đều có hiệu giá virus đạt ở mức cho phép (>103,0 EID50), không có mẫu nào có hiệu giá virus không đạt (< 103,0 EID50 ).

Ở thời điểm bảo quản 18 tháng, cả 3 lô thí nghiệm đều có hiệu giá virus ổn định và đạt tiêu chuẩn.

Vậy qua các lô thí nghiệm trên đã cho thấy: Virus IB có tính kháng nguyên bền vững và ổn định với nhiệt độ trong quá trình đông khô và trong thời gian bảo quản, hiệu giá virus là ổn định, không thay đổi trong các lô đã kiểm tra và đạt 103,6 EID50, hiệu giá này bằng hiệu giá virus của một liều vắc-xin RTD IB H120 khi mới sản xuất.

Bảng 4.11. Kết quả xác định độ ổn định của vắc-xin RTD IB H120 đông khô bảo quản ở nhiệt độ 2-8oC

LôTN Thời gian bảo quản (tháng)

Số lượng mẫu kiểm tra (n)

Trạng thái vật lý

Hiệu giá virus (EID50/ liều) Lô 1 0 5 Đạt 103,6 3 5 Đạt 103,6 6 5 Đạt 103,6 9 5 Đạt 103,5 12 5 Đạt 103,5 15 5 Đạt 103,3 18 5 Đạt 103,1 Lô 2 0 5 Đạt 103,6 3 5 Đạt 103,6 6 5 Đạt 103,6 9 5 Đạt 103,4 12 5 Đạt 103,4 15 5 Đạt 103,3 18 5 Đạt 103,2 Lô 3 0 5 Đạt 103,6 3 5 Đạt 103,6 6 5 Đạt 103,5 9 5 Đạt 103,5 12 5 Đạt 103,3 15 5 Đạt 103,3 18 5 Đạt 103,1

Mặc dù ở nhiệt độ lạnh sâu trong quá trình đông khô cũng như nhiệt độ bảo quản thời gian dài, các lớp protein của virus đã bảo vệ tốt làm cho virus không bị phá huỷ và tính kháng nguyên vẫn được bảo toàn.

Vì thế, đối với giống virus IB nên bảo quản ở điều kiện nhiệt độ lạnh sâu, ổn định, vừa đảm bảo được hiệu giá virus, vừa đảm bảo chất lượng của giống. Còn đối với vắc-xin RTD IB H120 đông khô nên bảo quản ở nhiệt độ (+2) đến (+8)0C, vì ở nhiệt độ này hiệu giá virus trong vắc-xin vẫn đảm bảo, tính kháng nguyên của virus không thay đổi, đồng thời các nguyên liệu dùng để chứa vắc- xin không bị ảnh hưởng. Mặt khác do sản xuất với một số lượng rất lớn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, nếu bảo quản vắc-xin ở lạnh sâu sẽ rất khó khăn về thiết bị bảo quản cũng như về chất lượng của các nguyên liệu chứa vắc-xin (như chai, lọ, nút). Các nguyên liệu này sẽ bị nứt, hở hoặc nhãn trên lọ vắc-xin sẽ bị bong khi đưa ra sử dụng, từ đó, dẫn đến chất lượng vắc-xin không được đảm bảo. Qua nghiên cứu của đề tài này cho thấy, vắc-xin nhược độc đông khô RTD IB H120 sau khi sản xuất có độ dài bảo quản 18 tháng ở điều kiện nhiệt độ 2o-8oC. Từ đây đã đưa ra được lịch bảo quản cho nhà sản xuất và người tiêu dùng, giúp cho họ có kế hoạch hoạch định chính xác trong công tác sản xuất và kinh doanh đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm vắc xin nhược độc đông khô phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (infectious bronchitis IB) sản xuất tại công ty TNHH MTV AVAC việt nam (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)