Bệnh IB là bệnh thường tiến triển ở thể cấp tính, tỷ lệ tử vong cao, bệnh xảy ra hầu như quanh năm. Vì thế, việc sản xuất dự trữ đủ một lượng vắc-xin nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn chăn nuôi là rất cần thiết. Trong quá trình lưu kho dự trữ, điều kiện bảo quản tốt để không làm giảm chất lượng vắc-xin là không thể thiếu. Vấn đề đặt ra ở đây là vắc-xin sau khi sản xuất, bảo quản ở 2o-8oC thời gian bảo quản kéo dài được bao lâu mà hiệu lực của nó không bị ảnh hưởng. Do đó, việc đưa ra thông tin về thời hạn bảo quản của vacxin đối với nhà sản xuất và người tiêu dùng là rất cần thiết.
Trong quá trình bảo quản vào các thời điểm 0 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng 12 tháng, 15 tháng và 18 tháng chúng tôi tiến hành lấy mẫu các lô vắc-xin thí nghiệm kiểm tra vật lý và chuẩn độ xác định hiệu giá virus trong các mẫu vắc-xin.
Kiểm tra vật lý gồm có kiểm tra độ ẩm và kiểm tra độ chân không. − Kiểm tra độ ẩm:
Ta có nhiều phương pháp để xác định độ ẩm như: Phương pháp sấy khô vắc-xin trong chân không, phương pháp xác định độ ẩm không hoàn toàn hoặc phương pháp cộng hưởng từ tính nguyên tử. Việc xác định độ ẩm vắc-xin RTD IB H120 được tiến hành kiểm tra trên thiết bị phân tích độ ẩm - Sartorius MA. Thiết bị đo độ ẩm theo phương pháp làm mất nước trong mẫu bằng nhiệt sử dụng tia hồng ngoại, halogen và vi sóng. Thiết bị cho kết quả phân tích sau 3 - 15 phút.
− Kiểm tra độ chân không:
Mức độ chân không trong từng lọ vắc-xin đông khô thường được xác định bằng một thiết bị kiểm tra phát ra các tia sáng có tần số cao (high frequency). Thiết bị này phát hiện sự có mặt và mức độ chân không của từng lọ vắc-xin. Khi kiểm tra, người ta đưa thiết bị qua từng lọ vắc-xin được đặt nằm ngang, nếu thiết bị phát ánh sáng màu tím đậm thì lọ vắc-xin có chân không cao, nếu thiết bị phát ra ánh sáng màu tím nhạt hoặc xanh thì lọ vắc-xin đó có chân không thấp hoặc không có chân không. Những lọ vắc-xin không có chân không sẽ bị loại bỏ.
Ba lô thí nghiệm, mỗi thời điểm lấy 5 lọ vắc-xin bất kỳ của 1 lô thí nghiệm. Các lọ này được kiểm tra các chỉ tiêu vật lý của vắc-xin đông khô như hình thái, màu sắc,… sau đó được hoàn nguyên trở lại bằng dung dịch PBS, trộn lại với nhau, và tiến hành chuẩn độ để xác định hiệu giá virus trong 1 liều vắc-xin.
Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.12
Qua kết quả ở bảng 4.12 cho thấy: Cả 3 lô thí nghiệm đều cho kết quả kiểm tra vật lý đạt ở các thời điểm bảo quản khác nhau và đều có hiệu giá virus đạt ở mức cho phép (>103,0 EID50), không có mẫu nào có hiệu giá virus không đạt (< 103,0 EID50 ).
Ở thời điểm bảo quản 18 tháng, cả 3 lô thí nghiệm đều có hiệu giá virus ổn định và đạt tiêu chuẩn.
Vậy qua các lô thí nghiệm trên đã cho thấy: Virus IB có tính kháng nguyên bền vững và ổn định với nhiệt độ trong quá trình đông khô và trong thời gian bảo quản, hiệu giá virus là ổn định, không thay đổi trong các lô đã kiểm tra và đạt 103,6 EID50, hiệu giá này bằng hiệu giá virus của một liều vắc-xin RTD IB H120 khi mới sản xuất.
Bảng 4.11. Kết quả xác định độ ổn định của vắc-xin RTD IB H120 đông khô bảo quản ở nhiệt độ 2-8oC
LôTN Thời gian bảo quản (tháng)
Số lượng mẫu kiểm tra (n)
Trạng thái vật lý
Hiệu giá virus (EID50/ liều) Lô 1 0 5 Đạt 103,6 3 5 Đạt 103,6 6 5 Đạt 103,6 9 5 Đạt 103,5 12 5 Đạt 103,5 15 5 Đạt 103,3 18 5 Đạt 103,1 Lô 2 0 5 Đạt 103,6 3 5 Đạt 103,6 6 5 Đạt 103,6 9 5 Đạt 103,4 12 5 Đạt 103,4 15 5 Đạt 103,3 18 5 Đạt 103,2 Lô 3 0 5 Đạt 103,6 3 5 Đạt 103,6 6 5 Đạt 103,5 9 5 Đạt 103,5 12 5 Đạt 103,3 15 5 Đạt 103,3 18 5 Đạt 103,1
Mặc dù ở nhiệt độ lạnh sâu trong quá trình đông khô cũng như nhiệt độ bảo quản thời gian dài, các lớp protein của virus đã bảo vệ tốt làm cho virus không bị phá huỷ và tính kháng nguyên vẫn được bảo toàn.
Vì thế, đối với giống virus IB nên bảo quản ở điều kiện nhiệt độ lạnh sâu, ổn định, vừa đảm bảo được hiệu giá virus, vừa đảm bảo chất lượng của giống. Còn đối với vắc-xin RTD IB H120 đông khô nên bảo quản ở nhiệt độ (+2) đến (+8)0C, vì ở nhiệt độ này hiệu giá virus trong vắc-xin vẫn đảm bảo, tính kháng nguyên của virus không thay đổi, đồng thời các nguyên liệu dùng để chứa vắc- xin không bị ảnh hưởng. Mặt khác do sản xuất với một số lượng rất lớn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, nếu bảo quản vắc-xin ở lạnh sâu sẽ rất khó khăn về thiết bị bảo quản cũng như về chất lượng của các nguyên liệu chứa vắc-xin (như chai, lọ, nút). Các nguyên liệu này sẽ bị nứt, hở hoặc nhãn trên lọ vắc-xin sẽ bị bong khi đưa ra sử dụng, từ đó, dẫn đến chất lượng vắc-xin không được đảm bảo. Qua nghiên cứu của đề tài này cho thấy, vắc-xin nhược độc đông khô RTD IB H120 sau khi sản xuất có độ dài bảo quản 18 tháng ở điều kiện nhiệt độ 2o-8oC. Từ đây đã đưa ra được lịch bảo quản cho nhà sản xuất và người tiêu dùng, giúp cho họ có kế hoạch hoạch định chính xác trong công tác sản xuất và kinh doanh đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho doanh nghiệp.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Vắc-xin nhược độc đông khô RTD IB H120 đã và đang được Công ty TNHH MTV AVAC Việt Nam sản xuất hàng năm theo quy trình sản xuất vắc- xin trên trứng gà SPF 9-11 ngày tuổi, để cung cấp cho công tác phòng, chống bệnh IB của quốc gia.
Căn cứ vào các kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu luận văn, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau đây:
5.1.1. Giống virus RTD IB H120 có các đặc điểm và chỉ số sau đây
Giống virus RTD IB H120 không bị tạp.
Hiệu giá gây nhiễm 50% phôi gà EID50/0,1ml là 105,54.
Virus RTD IB H120 đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật về tính an toàn và đặc tính gây miễn dịch.
Mẫu virus RTD IB H120 đã được kiểm tra là giống virus RTD IB H120.
5.1.2. Vắc-xin RTD IB H120 đạt các chỉ tiêu vô trùng, an toàn, hiệu lực trong quá trình kiểm nghiệm trong quá trình kiểm nghiệm
Vắc-xin đảm bảo vô trùng.
Đảm bảo an toàn trong thử nghiệm chủng 10 liều cho gà.
Tạo được kháng thể IB cho gà sau khi chủng theo huớng dẫn của nhà sản xuất.
5.2. ĐỀ NGHỊ
- Xác định hàm lượng kháng thể bị động của gà con được sinh ra từ gà mẹ đã được tiêm phòng vắc-xin nhược độc đông khô RTD IB H120 để định ra thời điểm chủng mũi 1 thích hợp nhất ở gà giai đoạn mới nở.
- Cần thực hiện một cách nghiên ngặt việc tiêm phòng cho đàn gia cầm để góp phần phòng chống dịch IB gia cầm.
- Khuyến khích ngành chăn nuôi sử dụng vắc-xin sản xuất trong nước để giảm chi phí mà vẫn đạt hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bùi Trần Anh Đào (1999).Kiểm soát sự cảm nhiễm virus gây bệnh Newcastle, Gumboro và viêm phế quản truyền nhiễm trên gà thịt. Hiệu quả phòng bệnh và hiệu quả kinh tế của chương trình vaccin phòng 3 bệnh trên tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ, Khoa sau đại học, Đại học nông lâm TPHCM.
2. Đỗ Thị Thanh Hương (2010).Chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà có triệu chứng bệnh hô hấp.Báo cáo tốt nghiệp. Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. 3. Cục thú y, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y Nhà nước (1996).Qui trình kỹ
thuật kiểm nghiệm vacxin dùng trong thú y.NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương (2009). Giáo trình miễn dịch học ứng
dụng, NXB Nông nghiệp.
5. Nguyễn Bá Hiên (2010). Công nghệ chế tạo và sử dụng vắc-xin Thú y ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp.
6. Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2013). Bệnh truyễn nhiễm của động vật
nuôi và biện pháp khống chế, NXB Nông nghiệp.
7. Nguyễn Hồng Minh (2012).Nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm vacxin nhược độc đông khô đa giá phòng bệnh Newcastle, Gumboro và Viêm phế quản truyền nhiễm ở gà, Luận án Tiến sĩ, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
8. Phạm Sĩ Lăng (2010). Bệnh gia cầm ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp.
9. Trần Thanh Vân (2000). Khảo sát ảnh hưởng của các biến chủng gây bệnh viêm phế quản truyền nhiễm trên tỉ lệ chết và sản xuất trứng ở đàn gà bố mẹ giống thịt Hubbard High – Yield.Luận văn thạc sĩ , Khoa sau đại học, Trường đại học nông lâm TP. Hồ Chí Minh.
10. Trương Thị Hồng Thắm (2002).Khảo sát bệnh tích trên thận của gà mắc bệnh Gumboro, viêm phế quản truyền nhiễm và do E.Coli được mổ khám tại Bệnh xá thú y Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, Báo cáo tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh:
11. Andrew M. K., E. Lefkowitz, J.A. Michael and E. B. Carstens (2011). Virus Taxonomy, Ninth Report of the International Committee on Taxonomy of Viruses. 12. ASEAN Cooperation in Food, Agriculture and Forestry (2002).Asean standards
for animal vaccines, Second Edition, Livestock Publication series No.2A.
13. Cavanagh D., D. A. Brian, M. A. Brinton, L. Enjuanes, K. V. Holmes, M.C. Horzinek, M.M.C. Lai, H. Laude, P.G.W. Plagemann, S.G. Siddell, W. Spaan, F. Taguchi and P.J. Talbot. (1994). "Revision of the taxonomy of the Coronavirus, Torovirus and Arterivirus genera", Arch. Virol. 135, p. 227-237.
14. Cavanagh D. (2000). Coronaviruses and Toroviruses. In A. Z. Zuckerman, J. E. Banatvala, and J. R. Pattison (eds.). Principles and Practice of Clinical Virology, 4th ed. John Wiley and Sons: Chichester, United Kingdom, p. 345 – 356.
15. Cavanagh D. (2001). Commentary: a nomenclature for avian coronavirus isolates and the question of species status, Avian Pathol. 30, p. 109 – 115.
16. Cavanagh D. and G.J. Jack (2008). "Infectious Bronchitis" Disease of Poultry, Twelfth edition, IOWA, USA. p. 117 - 136.
17. Enjuanes L., D. Brian, D. Cavanagh, K. Holmes, M. M. C. Lai, H. Laude, P. Masters, P. Rottier, S. Siddell, W. J. M. Spaan, F. Taguchi and P. Talbot (2000). Coronaviridae, In F. A. Murphy, C. M. Fauquet, D. H. L. Biship, S. A. Ghabrial, A. W. Jarvis, G. P. Martelli, M. A. Mayo, and M. D. Summers (eds.). Virus Taxonomy, Academic Press: New York, p. 835 – 849.
18. Ignjatovic J. andL. Galli (1994). The S1 glycoprotein but not the N or M proteins of avian infectious bronchitis virus induces protection in vaccinated chickens, Arch. Virol. 138, p.117–134.
19. Nakamura K., J.K.A. Cook, K. Otsuki, M.B. Huggins and J.A. Frazier (1991) Comparative study of respiratory lesions in two chicken lines of different susceptibility infected with infectious bronchitis virus: histology, ultrastructure and immunohistochemistry, Avian Pathology 20, p. 241– 257.
20. OIE (World organisation for animal health) (2016).Manual of dianostic tests and vaccines for terrestrial animal, Sixth Edition.
Otsuki K., M.B. Huggins and J.K.A. Cook (1990) "Comparison of the susceptibility to avian infectious bronchitis virus infection of two inbred lines of white leghorn chickens", Avian Pathol. 19, p.467 – 475.