Những đặc tính cơ bản của vắc-xin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm vắc xin nhược độc đông khô phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (infectious bronchitis IB) sản xuất tại công ty TNHH MTV AVAC việt nam (Trang 25 - 26)

Tính sinh miễn dịch hay tính mẫn cảm

Đó là khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch dịch thể hoặc tế bào hay cả hai. Tính sinh miễn dịch phụ thuộc vào kháng nguyên và cơ thể nhận kích thích. Có nghĩa là phụ thuộc vào tính lạ của kháng nguyên, đường đưa của kháng nguyên và cơ địa của mỗi cá thể độngvật.

Tính kháng nguyên hay tính sinh kháng thể

Một vắc-xin khi đưa vào cơ thể phải có khả năng kích thích cơ thể sinh ra kháng thể. Các yếu tố gây bệnh có thể có nhiều Epitop khác nhau. Trong đó có thể có Epitop quá nhỏ (Hapten) không có tính sinh kháng thể nếu để nguyên.Muốn chúng sinh kháng thể chống lạimầm bệnh cần đổi chúng thành có tính kháng nguyên, thường kết hợp chúng với một protein mang tải vô hại.

Tính hiệu lực

Tính hiệu lực nói lên khả năng bảo hộ động vật sau khi được sử dụng vắc-xin.

Một vắc-xin đưa vào cơ thể, nhiều kháng thể được tạo ra nhưng không phải loại nào cũng có hiệu lực tức là tiêu diệt được yếu tố gây bệnh. Do yếu tố gây bệnh có nhiều kháng nguyên khác nhau nên trong bào chế vắc-xin trước tiên phải làm sao cho đáp ứng miễn dịch chống lại những nhóm quy định kháng nguyên thiết yếu, nghĩa là nếu đánh vào đó thì yếu tố gây bệnh bị tiêu diệt hoặc chí ít cũng không còn khả năng sinh hạinữa.

Vì thế, trong nghiên cứu sản xuất vắc-xin hiện nay người ta đang có những cố gắng phân lập những kháng nguyên hay nhóm quy định kháng nguyên thiết yếu để làm cho vắc-xin được thuần khiết và tiến tới có thể tổng hợp được chúng.

Ví dụ: virus Gumboro thì protein VP2 là kháng nguyên thiết yếu; với virus cúm gia cầm thì kháng nguyên H và N là thiết yếu; virus viêm gan B thì kháng

nguyên bề mặt HBS là thiếtyếu.

Tính hiệu lực hay khả năng bảo vệ của vắc-xin được đánh giá qua thực nghiệm, nhưng chủ yếu phải là đánh giá trên thực địa sau tiêm chủng ở các cá thể và mức độ miễn dịch quần thể, có thể thông qua hàm lượng kháng thể trung bình trong huyết thanh và tỷ lệ bảo hộ trong quần thể.

+ Trênđộngvậtthínghiệm:Đánhgiámứcđộđápứngmiễndịchsautiêmchủng vắc-xin và đánh giá hiệu lực bảo hộ là động vật qua thử thách cường độc.

+ Thử nghiệm thực địa: Vắc-xin được tiêm chủng cho một quần thể động vật, theo dõi thống kê các phản ứng phụ, đánh giá khả năng bảo hộ khi mùa dịch tới đồng thời tiến hành thử thách cườngđộc một nhóm ngẫu nhiên trong quầnthể.

Vắc-xin có hiệu lực là vắc-xin gây được miễn dịch ở mức độ cao và bảo vệ cơ thể động vật lâu bền.

Tuy nhiên, hiệu lực của một vắc-xin phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bảo quản, vận chuyển và kỹ thuật tiêm phòng. Vì vậy, người ta đã xây dựng một môn khoa học mới gọi là vắc-xin học (vacxinology) mà mục đích là nghiên cứu mọi biện pháp từ lúc sản xuất đến lúc tiêu dùng để tăng tính hiệu lực của vắc-xin.

Tính an toàn

Đây là một đặc tính quan trọng. Sau khi sản xuất vắc-xin phải được cơ quan kiểm định nhà nước kiểm tra chặt chẽ về mặt vô trùng, thuần khiết và vô độc.

- Vô trùng: Không được nhiễm các vi sinh vậtkhác.

- Thuần khiết: Không được lẫn các thành phần kháng nguyên khác có thể gây ra các phản ứngphụ.

- Vô độc: Liều sử dụng phải thấp hơn rất nhiều so với liều gâyđộc.

Sau sản xuất, vắc-xin phải được thử tính an toàn qua nhiều bước thử trong phòng thí nghiệm, trên thực địa, thử ở quy mô nhỏ và đại trà.

Tần suất và mức độ nặng nhẹ của các phản ứng phụ nếu có phải được xác định trước khi được đem ra dùng nhưng vẫn phải được theo dõi hết sức cẩn thận. (Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương, 2009).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm vắc xin nhược độc đông khô phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (infectious bronchitis IB) sản xuất tại công ty TNHH MTV AVAC việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)