Quy mô nguồn vốn của DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 61)

STT Loại hình DN Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Công ty cổ phần 3.439 3.875 4.432

2 Công ty TNHH 6.119 8.387 9.325

3 Doanh nghiệp tư nhân 183 62 114

Tổng cộng vốn (tỷđồng) 9.741 12.324 13.871

Vốn bình quân(tỷđồng) 7,1 7,9 8,5 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu)

Trong giai đoạn năm 2016 – 2018, nguồn vốn của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tăng 4.130 tỷ (tăng 42.4%). Trong đó nguồn vốn tập

trung chủ yếu ở các công ty TNHH. Vốn bình quân cho các DNNVV trên địa bàn ở mức 7 tỷđồng.

4.1.2. Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Dư nợ cho vay DNNVV tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bảng 4.5: Dư nợ cho vay DNNVV tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Chỉ tiêu

Năm Tăng trưởng

bình quân 2015-2018

(%) 2015 2016 2017 2018

Tổng dư nợ cho vay (tỷ đồng) 2.421 3.287 4.439 4.234 22,06 Tổng dư nợ cho vay DNNVV

(tỷ đồng) 484 518 718 880

22,73

Tỷ trọng dư nợ cho vay

DNNVV/Tổng dư nợ (%) 20 15,76 16,17 20,78

3,3

Nguồn: Báo cáo cho vay của Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Dư nợ cho vay Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu cuối năm 2018 đạt 4.234 tỷ đồng, với mức tăng trưởng bình quân đạt 22,06%/năm, so với năm 2017 giảm 205 tỷ đồng (-4.6%), so với năm 2015 tăng 1.813 tỷ đồng (+74%), trong đó: dư nợ cho vay DNNVV cuối năm 2018 đạt 880 tỷ đồng, với mức tăng trưởng bình quân 22,73%/năm, so với năm 2017 tăng 162 tỷ đồng (+22,56%), so với năm 2015 tăng 396 tỷ đồng (+81.82%). Mặc dù, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, tuy nhiên dư nợ cho vay của chi nhánh vẫn giữ được mức tăng trưởng dương (22,06%/năm).

Về tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV đang trong chiều hướng tăng, cuối năm 2018 đạt 20,78%/tổng dư nợ, bình quân giai đoạn năm 2015 – 2018 tăng 22.73 điểm phần trăm, so với năm 2017 tăng 4,61 điểm phần trăm và so với năm 2015 tăng 0.78 điểm phần trăm.

Hình 4.2: Diễn biến dư nợ cho vạy tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Dư nợ cho vay DNNVV phân theo TSDB tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bảng 4.6: Dư nợ cho vay DNNVV phân theo TSDB tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Chỉ tiêu

Năm Tăng trưởng

bình quân 2015-2018 2015 2016 2017 2018

Dư nợ cho vay DNNVV 484 518 718 880 22,06

Dư nợ có TSDB 410 450 574 695 19,46

Dư nợ không có TSDB

hoặc có 1 phần TSDB 74 68 144 185 44,02

Nguồn: Báo cáo cho vay của Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Tại thời điểm 31/12/2018 dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm 695 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 78,98%/tổng dư nợ DNNVV, với mức tăng trưởng bình quân 22,06%/năm, so với cuối năm 2017 tăng 111 tỷ đồng (+21,08%), so với cuối năm 2015 tăng 285 tỷ đồng (+69.5%); dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm 185 tỷ

2.421 3.287 4.439 4.234 484 518 718 880 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng dư nợ cho vay (tỷ đồng) Tổng dư nợ cho vay DNNVV (tỷ đồng)

đồng, chiếm tỷ trọng 21%/tổng dư nợ DNNVV, với mức tăng trưởng bình quân 44,02%/năm, so với cuối năm 2017 tăng 41 tỷ đồng (28.47%), so với cuối năm 2015 tăng 111 tỷ đồng (150%).

Hình 4.3: Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV phân theo TSDB tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Trước diễn biến tình hình nền kinh tế phát triển, khả năng mang lại lợi nhuận từ khối khách hàng vừa và nhỏ cao hơn cả, cạnh tranh thị phần với các ngân hàng bạn củng như quy trình của Vietinbank ngày càng thông thoáng, Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang điều chỉnh tăng dần tỷ trọng dư nợ cho vay không có TSBD đối với DNNVV và tỷ trọng này tăng trong năm 2018 giảm đạt 5% so với năm 2018. 84.7% 86.9% 79.9% 79.0% 15.3% 15.1% 20.1% 21.0% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dư nợ có TSDB Dư nợ không có TSDB hoặc có 1 phần TSDB

Dư nợ cho vay DNNVV phân theo ngành kinh doanh tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bảng 4.7: Dư nợ cho vay DNNVV theo ngành nghề kinh doanh tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Chỉ tiêu

Năm Tăng trưởng

bình quân 2015-2018 2015 2016 2017 2018

Dư nợ cho vay DNNVV (tỷ

đồng) 484 518 718 880 22,06

Ngành nông, lâm nghiêp và thủy sản (tỷđồng)

52 60 67 92 21,45

Ngành công nghiệp và xây dựng (tỷđồng)

234 247 362 458 26,21

Ngành thương mại – dịch vụ

(tỷđồng)

198 211 289 330 19,24

Nguồn: Báo cáo cho vay của Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

- Dư nợ cho vay ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 92 tỷ đồng, so với cuối năm 2017 tăng 25 tỷ đồng (+37%), so với cuối năm 2015 tăng 40 tỷ đồng (+76,9%), với mức tăng trưởng bình quân 21,45%/năm.

- Dư nợ cho vay ngành công nghiệp và xây dựng là 458 tỷ đồng, so với cuối năm 2017 tăng 96 tỷ đồng (+26,5%), so với cuối năm 2015 tăng 224 tỷ đồng (+95,7%), với mức tăng trưởng bình quân 26,21%/năm.

- Dư nợ cho vay ngành thương mại – dịch vụ là 330 tỷ đồng, so với cuối năm 2017 tăng 41 tỷđồng (+14,2%), so với cuối năm 2015 tăng 132 tỷ đồng (+66,67%), với mức tăng trưởng bình quân 19,24%/năm.

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV DNNVV

4.2.1. Đặc điểm của doanh nghiệp được khảo sát 4.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp

Qua 150 doanh nghiệp được khảo sát, các nhà quản lý doanh nghiệp có sốnăm kinh nghiệm trung bình là 10,63 năm, kinh nghiệm cao nhất là 25 năm và thấp nhất là 1 năm. Với số liệu thu thập từ 150 doanh nghiệp, có 14 nhà quản lý doanh nghiệp có kinh nghiệm từ 1 đến 5 năm, có 71 chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm từ 6 đến 10 năm, có 42 doanh nghiệp có kinh nghiệm từ 11 đến 15 năm và 23 chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm trên 15 năm. Kết quả cho thấy kinh nghiệm quản lý của các chủ DNNVV được khảo sát khá cao với kinh nghiệm quản lý từ 6 đến 10 năm chiếm 47,3%.

Bảng 4.8: Tỷ trọng kinh nghiệm của nhà quản lý doanh nghiệp có nhu cầu tiếp cận tín dụng

Kinh nghiệm quản lý Số doanh nghiệp Tỷ trọng (%)

Từ 1 đến 5 năm 14 9,3 Từ 6 đến 10 năm 71 47,3 Từ 11 đến 15 năm 42 28 Trên 15 năm 23 15.3 Tổng cộng 150 100 Nguồn: Kết quả khảo sát 2018

Bảng 4.9 cho thấy trung bình kinh nghiệm của nhà quản lý các doanh nghiệp được vay vốn là 11,34 năm nhiều hơn kinh nghiệm trung bình của các nhà quản lý doanh nghiệp không được vay vốn là 9,76 năm. Các nhà quản lý càng có nhiều kinh nghiệm thì doanh nghiệp dễ tiếp cận tín dụng hơn.

Bảng 4.9: Kinh nghiệm nhà quản lý doanh nghiệp với việc tiếp cận tín dụng Đơn vị: năm Đơn vị: năm

Kết quả Số DN kinh nghiệmTrung bình Thấp nhất Cao nhất

Tiếp cận tín dụng 83 11,3 2 25

Không tiếp cận tín dụng 67 9,76 1 25

Nguồn: Kết quả khảo sát 2018

4.2.1.2. Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là vốn mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, với các DNNVV vốn chủ sở hữu thường thấp, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ vốn chủ sở hữu phần lớn là dưới 10 tỷ đồng. Theo số liệu khảo sát thì nhóm các doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng có trung bình vốn chủ sở hữu cao hơn nhóm doanh nghiệp không được tiếp cận tín dụng, trung bình vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng là 19.210 triệu đồng và nhóm không được tiếp cận tín dụng là 2.586 triệu đồng.

Bảng 4.10: Vốn chủ sở hữu Đơn vị: triệu đồng Đơn vị: triệu đồng Kết quả Số DN Trung bình VCSH Không tiếp cận tín dụng 67 2.586 Tiếp cận tín dụng 83 19.210 Nguồn: Kết quả khảo sát 2018

4.2.1.3. Tổng tài sản của doanh nghiệp

Tổng tài sản là một trong những yếu tố quan trọng khi định giá doanh nghiệp, ta có Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = nợ phải trả + vốn chủ sở hữu, nó bao gồm tất cả các giá trị tài sản hữu hình lẫn vô hình, nợ phải trả và vốn của các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp được khảo sát có tiếp cận tín dụng có tổng tài sản trên 3 tỷ đồng là 57 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không tiếp cận tín dụng có vốn trên 3 tỷ

đồng là 33 doanh nghiệp. Tài sản trung bình của nhóm không tiếp cận tín dụng là 8,13 tỷđồng và của nhóm tiếp cận tín dụng là 44,39 tỷđồng.

Bảng 4.11: Tổng tài sản và khả năng tiếp cận tín dụng

Tổng tài sản DN Số Doanh nghiệp không tiếp cận tín dụng tiếp cận tín dụngDoanh nghiệp

Dưới 3 tỷ đồng 60 34 26

Trên 3 tỷ đồng 90 33 57

Tổng tài sản trung bình 150 8.135 44.395

Nguồn: Kết quả khảo sát 2018

4.2.1.4. Lợi nhuận của doanh nghiệp

Trong 150 doanh nghiệp được khảo sát có 10 doanh nghiệp có lợi nhuận âm và có 140 doanh nghiệp có lợi nhuận dương. Tất cả các doanh nghiệp có lợi nhuận âm đều không được vay vốn từ Vietinbank chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy lợi nhuận là một yếu tố quan trọng trong việc tiếp cận tín dụng. Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ rất khó để tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Bảng 4.12: Lợi nhuận và khả năng tiếp cận tín dụng

Tổng tài sản Doanh ncận tín dụngghiệp không tiếp Doanh nghiệp tiếp cận tín dụng

Lợi nhuận < 0 10 0

Lợi nhuận ≥0 57 83

Nguồn: Kết quả khảo sát 2018

4.1.2.1. Tài sản đảm bảo của doanh nghiệp

Trong 150 doanh nghiệp tham gia khảo sát thì có 13 doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo và các doanh nghiệp này đều không được tiếp cận tín dụng, các doanh nghiệp có giá trị tài sản đảm bảo lớn đều được vay vốn. Trung bình tài sản đảm bảo của nhóm được tiếp cận tín dụng là 11.532 triệu đồng và trung bình tài sản đảm bảo của nhóm không được tiếp cận tín dụng là 1.736 triệu đồng

Bảng 4.13: Tài sản đảm bảo trung bình

Đơn vị: triệu đồng

Tài sản trung bình nhóm không được tiếp

cận tín dụng

Tài sản trung bình của nhóm DN được khảo sát Tài sản trung bình nhóm được tiếp cận tín dụng 1.736 7.156 11.532 Nguồn: Kết quả khảo sát 2018

4.2.2. Phân tích hồi quy Binary logistic

Để biết được cụ thể trọng số của từng yếu tố tác động lên khảnăng tiếp cận vốn của khách hàng, tác giả tiến hành phân tích hồi quy Binary Logistic bởi vì biến phụ thuộc là dạng biến nhị phân tiếp cận/không tiếp cận với hai giá trị là 0 và 1. Phân tích hồi quy Logistic sẽ giúp chúng ta biết được cường độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Phương pháp hồi quy được sử dụng ở đây là phương pháp hợp lý cực đại (Maximum Likelihood) với biến phụ thuộc là “Khả năng tiếp cận vốn - KNTCV” của khách hàng còn biến độc lập là các biến Vốn chủ sở hữu (VCSH), (ROA), Tài sản bản đảm (TSBD), Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (TN_TTS), Tuổi doanh nghiệp (TDN), mối quan hệ (MQH), học vấn (HV), số lao động của doanh nghiệp (LD) và khoảng cách từ DNNVV đến ngân hàng (KC).

Trong quá trình xử lý, các biến độc lập có giá trị lớn như Vốn chủ sở hữu, tài sản đảm bảo, tuổi doanh nghiệp, số lao động sẽ được logarit để đưa về giá trị tiệm cận với các giá trị còn lại trong mô hình nghiên cứu.

4.2.2.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Kiểm định Omnibus)

Bảng 4.14 : Kiểm định mô hình Chi-square df Sig. Chi-square df Sig. Step 1 Step 112,039 13 0,000 Block 112,039 13 0,000 Model 112,039 13 0,000 Nguồn: Kết quả khảo sát 2018

Kết quả kiểm định giả thuyết về mức độ phù hợp của mô hình tổng quát có mức ý nghĩa < 0,05. Như vậy mô hình tổng quát cho thấy có sự tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy trên 99% và mô hình được chọn là phù hợp.

4.2.2.2. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình

Bảng 4.15: Tóm tắt mô hình hồi quy

Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square

1 94,195a 0,526 0,704

Nguồn: Kết quả khảo sát 2018

Từ bảng 4.15 ta thấy Nagelkerke R Square = 0.704 nằm trong khoảng từ [0-1] là mối quan hệ đáng tin cậy trong mô hình.

Bảng mô hình tóm tắt có hệ số -2 Log likehood = 94,195, theo Hoàng Trọng (2008) thì hệ số này càng nhỏ thì cho thấy mô hình là phù hợp. Trong nghiên cứu này thì hệ số -2 Log likehood này nhỏ nên mô hình có sự phù hợp. Đồng thời hệ số Nagelkerke R Square = 0,704 cho thấy 70,4% sự thay đổi của biến phụ thuộc (tiếp cận vốn) được giải thích bởi biến độc lập có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu, còn lại là do các yếu tố khác.

4.2.2.3. Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình

Bảng 4.16: Mức độ dự báo của mô hình

Quan sát

Dự báo

Có vay vốn % dự báo chính xác Không tiếp

cận Có tiếp cận

Step 1 Có vay vốn Không tiếp cận Có tiếp cận 58 9 86.6

9 74 89.2

Tổng 88.0

Nguồn: Kết quả khảo sát 2018

Căn cứ vào bảng phân loại thì cho thấy: khả năng số lượng doanh nghiệp có khả năng tiếp cận vốn thực sự chiếm 83(9+74) doanh nghiệp, trong đó thì kết quả dự đoán chính xác là 74 doanh nghiệp, cho thấy khả năng dự đoán doanh nghiệp

cho vay vốn chính xác chiếm 89,2%. Đối với đối tượng không vay vốn sự là: 67 doanh nghiệp (58+9), kết quả dự đoán là: 58 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ là: 86,6%. Từ đây cho thấy mô hình có mức độ dự đoán chính xác trung bình là: 88%.

4.2.2.4. Kiểm định Wald

Bảng 4.17: Kiểm định về mức độ phù hợp của mô hình

B S.E. Wald df Sig, Exp(B)

Step 1a LnVCSH 0,621 0,290 4,568 1 0,033 1,860 ROA 19,537 6,746 8,388 1 0,004 305495735 LnTSDB 0,304 0,125 5,858 1 0,016 1,355 TN_TS -1,881 0,884 4,529 1 0,033 0,152 LnTuoiDN -0,733 0,614 1,424 1 0,233 0,481 MQH 0,356 0,103 12,003 1 0,001 1,428 THPT -0,771 2,642 0,085 1 0,770 0,463 CD -0,066 2,835 0,001 1 0,982 0,937 GTDN 1,252 0,708 3,125 1 0,077 3,498 LnLD 0,539 0,725 0,553 1 0,457 1,715 KC1 1,030 1,181 0,761 1 0,383 2,802 KC2 -0,019 1,090 0,000 1 0,986 0,981 KC3 -0,995 1,164 0,731 1 0,392 0,370 Constant -7,306 3,996 3,342 1 0,068 0,001 Nguồn: Kết quả khảo sát 2018

Nhìn vào bảng 4.17 ta thấy giá trị Sig. của các biến vốn chủ sở hữu (VCSH) (sig. = 0,033); tỷ suât lợi nhuận/tổng tài sản (ROA) (sig. = 0,004); tài sản đảm bảo (TSDB) (sig. = 0.016); tỷ lệ nợ/tổng tài sản (TN_TS) (sig. = 0,033); mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng (MQH) (sig. = 0,001) < 0,05 (5%). Vì vậy, mối liên hệ giữa các biến độc lập trong mô hình và biến tiếp cận vốn có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy chung là 95%.

Những biến có hệ số hồi quy mang dấu dương (+) thể hiện ý nghĩa nếu các yếu tốkhác không đổi, việc gia tăng biến này sẽlàm tăng khảnăng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Biến tỷ lệ nợ/tổng tài sản mang dấu âm (-) thể hiện khi việc gia tăng tỷ lệ nợ sẽ làm giảm khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

Mô hình được xác định là:

Ln(Yi/1-Yi) = -7,3 + 0,62*VCSH + 19,54*ROA + 0,304*TSDB – 1,88*TN_TS + 0,356*MQH (1)

4.2.2.5. Thảo luận kết quả hồi quy

Trong bảng 4.18 cho thấy, sử dụng kết quả của cột hệ số hồi quy (B) và cột Exp(B)=eB , luận văn sẽ hình thành kịch bản xác xuất thay đổi khi xác suất ban đầu lần lượt là 10%, 20%, 30%, 40% và 50%.

Đặt P0: Xác suất ban đầu

P1: Xác suất thay đổi. P1 được tính theo công thức sau:

P1 = 𝑃0∗ 𝑒

1−𝑃0 (1− 𝑒𝛽)

Bảng 4.18: Kết quả mô phỏng xác suất tiếp cận vốn của doanh nghiệp

Biến số phụ thuộc Tiếp cận vốn (Y=1) Hệ số hồi quy Hệ số Exp(B)

Mô phỏng xác suất tiếp cận vốn khi biến độc lập thay đổi 1 đơn vị và xác suất ban đầu là:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)