L ỜI CAM ĐOAN
2.6.2.5. Tuổi doanh nghiệp
Tuổi doanh nghiệp hay thời gian hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khảnăng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng (Berger và Udell, 1995; Ricardo N. Bebczuk, 2004). Tuổi của doanh nghiệp được đo bằng số năm thành lập của doanh nghiệp (tính từ lúc sở Kế hoạch đầu tư tỉnh cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh
doanh). Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, thời gian hoạt động ngắn sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vì một số lý do: công ty mới thành lập uy tín chưa cao, không có tài sản đảm bảo, bản kế hoạch kinh doanh không chi tiết, không chứng minh cho ngân hàng thấy tiềm năng thị trường, khả năng quản lý doanh nghiệp, cũng như khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu thì càng có uy tín và kinh nghiệm trên thương trường, cũng như thương hiệu và tên tuổi cũng được nhiều người biết đến (Nguyễn Quốc Nghi, 2010).
Giả thuyết H5: Các DNNVV thời gian hoạt động càng lâu thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễdàng hơn (+)
2.6.2.6. Mối quan hệ giữa DNNVV với ngân hàng
Doanh nghiệp luôn cần vốn và ngân hàng luôn cần khách hàng, nhưng thực tế, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay, trong khi ngân hàng thì khó cho vay. Một trong những lý do đó là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Do hiện nay các ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng nợ xấu trong toàn hệ thống, nên rất cẩn trọng hơn trong các điều kiện cho vay. Sự cẩn trọng trong duyệt tín dụng phải được đề cao. Nếu doanh nghiệp không có hoặc có thời gian giao dịch với ngân hàng ngắn thì ngân hàng sẽ thiếu thông tin minh bạch về doanh nghiệp, thiếu sự tin tưởng khi xem xét giải quyết cấp tín dụng.
Mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng với ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong tiếp cận vốn (Hongjiang Zhao, 2006; Diamond, 1989; Boot Thakor, 1994; Uzzi, 1999; Scholtens, 1999; Cole, 1998; Berger và Udell, 1995; Petersen và Rajan, 1994; Fama, 1995).
Giả thuyết H6: Các DNNVV có mối quan hệ với ngân hàng từ trước thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễdàng hơn (+)
2.6.2.7. Học vấn chủ doanh nghiệp
Khi trình độ học vấn càng cao, các chủ doanh nghiệp càng có khả năng tiếp cận các phương thức khoa học quản lý hiện đại giúp công ty phát triển hơn và có nhiều cơ hội hơn, đồng thời có mối quan hệ rộng hơn, thông hiểu về các thể chế,
quy định chính sách nhiều hơn, có thể học hỏi từ nhiều công ty lớn khác để vận dụng phù hợp với thực tế tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi trình độ học vấn càng cao, doanh nghiệp càng thông hiểu các thể chế, quy định cũng như chính sách cho vay của chính phủ dành cho DNNVV. Chính điều này sẽ làm cho hoạt động vay vốn của doanh nghiệp tại ngân hàng trở nên dễ dàng hơn (Đỗ Thị Thanh Vinh, 2014, Nguyễn Quốc Nghi, 2010).
Giả thuyết H7: Học vấn chủ DNNVV càng cao thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễdàng hơn (+)
2.6.2.8. Giới tính chủ doanh nghiệp
Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam nhìn chung đang hỗ trợ phụ nữ làm kinh doanh. Việt Nam tự hào có truyền thống lâu đời về phụ nữ tham gia hoạt động kinh doanh, và so với nhiều nền kinh tế tương tự, Việt Nam có ít sự khác biệt giữa địa vị pháp lý của nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên, mặc dù cảm nhận chung là không có sự khác biệt giữa các thách thức mà phụ nữ và nam giới phải đối mặt trong việc điều hành doanh nghiệp những ý kiến thiên lệch nói trên - có ý thức hoặc vô thức - vẫn trực tiếp tác động đến khả năng tiếp cận nguồn tài trợ chính thức và các dịch vụ mong muốn khác của phụ nữ. Ngay cả khi các doanh nhân nữ đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, họ có xu hướng nhận được ít hơn những gì họ yêu cầu, và số tiền cũng thấp hơn so với nam giới ( F.A. Ajagbe, 2012; H.T.T. Dao và cộng sự, 2016)
Giả thuyết H8: Giới tính của chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp (+/-)
2.6.2.9. Sốlao động của doanh nghiệp
Sốlượng lao động trong doanh nghiệp càng lớn thể hiện quy mô hay độ lớn về nhân sự của doanh nghiệp càng lớn và điều này giúp cho doanh nghiệp có khả năng huy động được nguồn chất xám giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Số lượng lao động còn thể hiện ở quy mô của doanh nghiệp. Quy mô của doanh nghiệp xét với điều kiện doanh thu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự xem xét cấp vốn tín dụng của ngân hàng (H.T.T. Dao và cộng sự, 2016 )
Giả thuyết H9: Số lượng lao động của DNNVV càng lớn thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễdàng hơn (+)
2.6.2.10. Khoảng cách giữa doanh nghiệp và ngân hàng
Khoảng cách địa lý là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp (Tonin, 2007; Ajagbe, 2012; Nikaido, 2012; Phương, 2012). Các doanh nghiệp ở phía Đông của Ấn Độ khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn so với các doanh nghiệp ở phía Tây và Nam (Nikaido, 2012). Theo Phương (2012) đã chứng minh rằng các doanh nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc việc tiếp cận tín dụng. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ xem xét khoảng cách của các DNNVV đến ngân hàng và khảnăng tiếp cận tín dụng.
Giả thuyết H10: Khoảng cách của DNNVV tới ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu càng ngắn thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễdàng hơn
Bảng 2.3: Các giả thuyết nghiên cứu và dấu kỳ vọng
Giả
thuyết Biến số Diễn giải biến Đo lường Nguồn
H1 VCSH (+) Vốn chủ sở hữu Triệu đồng Hà Diệu Thương, Nguyễn Thu Ngà (2014) – Phỏng vấn chuyên gia
H2 ROA (+)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
LNR/TTS (%) Bebecuk (2004) –Phỏng vấn chuyên gia
H3 TSDB (+) Tài sản đảm bảo TSCDHH/TSBD (%) Hạ Thị Thiều Dao (2016), Đặng Thị Huyền Hương (2014)–Phỏng vấn chuyên gia H4 TN_TTS (-) Tổng nợ trên tổng tài sản Tổng nợ/TTS (%) Bebecuk (2004); Hà Diệu Thương, Nguyễn
Thu Ngà (2014) – Phỏng vấn chuyên gia
H5 TDN (+) Tuổi doanh nghiệp Năm Bebecuk (2004) – Phỏng vấn chuyên gia
H6 MQH (+)
Mối quan hệ giữa DNNVV và Vietinbank
Số năm DNNVV có quan hệ với ngân hàng (năm)
Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012); Hà Diệu Thương, Nguyễn Thu Ngà (2014)–
Giả
thuyết Biến số Diễn giải biến Đo lường Nguồn
H7 HV (+) Trình độ học vấn chủ doanh nghiệp THPT = 1 Trung cấp nghề/cao đẳng = 2 Đại học = 3 Sau đại học = 4
Hạ Thị Thiều Dao (2016) – Phỏng vấn chuyên gia
H8 GT (+/-)
Giới tính chủ doanh nghiệp
Nam = 1
Nữ = 0 Ajagbe (2012) – Phỏng vấn chuyên gia
H9 LD (+)
Sốlao động trong DNNVV
Người Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012) – Phỏng vấn chuyên gia H10 KC (+) Khoảng cách từ DNNVV đến Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Dưới 5 km = 1 Từ 5 km đến 10 km = 2 Từ 10 km đến 20 km = 3 Trên 20 km = 4
Hạ Thị Thiều Dao (2016) – Phỏng vấn chuyên gia
TÓM TẮT CHƯƠNG 2:
Chương 2 của luận văn đã đề cập vềcơ sở lý thuyết về các vấn đề cần nghiên cứu: tổng quan về DNNVV, tổng quan về tín dụng ngân hàng, ý nghĩa và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số mô hình nghiên cứu quốc tế và trong nước có liên quan đến khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNVV. Đây chính là cơ sở để tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu ở chương 3.
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Nghiên cứu định tính 3.1.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm điều chỉnh và định nghĩa một số biến quan sát tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng trong mô hình tác giả nghiên cứu. Tác giả thảo luận và trao đổi với 10 chuyên gia (các lãnh đạo, chuyên viên tài chính) có kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ về tín dụng DNNVV. Sau quá trình tham khảo ý kiến, mô hình nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.
Dàn bài thảo luận (Phụ lục 1) gồm có
+ Giới thiệu mục đích và tính chất của cuộc nghiên cứu.
+ Các câu hỏi mở nhằm thu thập các ý kiến để làm cơ sở cho phần thảo luận. Do mỗi thị trường, địa bàn, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế có những đặc thù riêng. Vì vậy, nhiều biến quan sát mà các tác giả, các bài nghiên cứu trước đã đề cập không còn phù hợp với nghiên cứu hiện tại. Do đó, nghiên cứu sơ bộ thực hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung thêm các biến cho phù hợp. Theo đó, nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm chuyên đề với các chuyên gia trong ngành ngân hàng, các lãnh đạo phòng. Trong dàn bài nghiên cứu, tác giả sử dụng một số nhân tố trong mô hình nghiên cứu của Hạ Thị Thiều Dao (2016) và Nguyễn Quốc Nghi (2012) để xây dựng mô hình.
Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả thảo luận hơn 2/3 thành viên trong nhóm đồng tình với các yếu tố dự kiến xây dựng trong mô hình là Vốn chủ sở hữu (VCSH), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tài sản bảo đảm (TSBD), tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (TN_TTS), tuổi doanh nghiệp (TDN), mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng(MQH), học vấn của chủ doanh nghiệp (HV), giới tính chủ doanh nghiệp (GT), số lao động
của doanh nghiệp (LD) và khoảng cách từ doanh nghiệp đến ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu (KC).
3.1.2. Nghiên cứu định lượng
Dựa trên kết quả nghiên cứu sơ bộ, bảng câu hỏi được thiết kế (chi tiết phụ lục 2).
Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân cụm, cỡ mẫu càng lớn càng tốt nhưng phải đảm bảo số lượng mẫu tối thiểu. Mẫu nghiên cứu trong luận văn được chọn dựa theo danh sách các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng thời, để nâng cao tính đại diện và chất lượng phỏng vấn, đối tượng được khảo sát là các nhà quản lý tại các DNNVV.
3.2. Mẫu nghiên cứu 3.2.1. Cỡ mẫu 3.2.1. Cỡ mẫu
Dựa vào lý thuyết thống kê, ta có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định cỡ mẫu cần chọn là: (1) Độ biến động của dữ liệu; (2) Độ tin cậy trong nghiên cứu; (3) Khoảng sai số cho phép.
Số liệu được sử dụng trong đề tài này là số liệu sơ cấp. Thời điểm thu thập từ cuộc điều tra các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tháng 02/2019. Số liệu được thu thập theo phương pháp ngẫu nhiên phân cụm (Chọn ngẫu nhiên các huyện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, và trong mỗi huyện chọn các DNNVV có nộp đơn vay vốn tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu để tiến hành thu thập thêm thông tin).
Cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:
𝑛 = 1 + 𝑁(𝑒)2𝑁
N: Số lượng tổng thể (Số lượng DNNVV hoạt động trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. N = 10.601)
e: Sai số tiêu chuẩn (Sai số là 10%) n: cỡ mẫu
Tất cả các doanh nghiệp được chọn là toàn bộ DNNVV có nhu cầu vay và đã nộp đơn vay vốn trong năm 2018 tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Trong năm 2018, có 756 doanh nghiệp nộp đơn vay vốn tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và số doanh nghiệp được duyệt vay vốn là 291 doanh nghiệp. Vậy tỷ lệ cho vay: không cho vay là 1: 0.8 Cuộc điều tra được tiến hành vào tháng 02/2019 với đối tượng phỏng vấn là 150 DNNVV trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Các doanh nghiệp được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên (đánh số thứ tự rồi bốc thăm ngẫu nhiên 67/150 doanh nghiệp không tiếp cận vốn và 83/150 doanh nghiệp tiếp cận vốn).
3.2.2. Phương pháp lấy mẫu
Các DNNVV nộp đơn vay sẽcó trường hợp đủđiều kiện hoặc không đủ điều kiện để vay tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu. Mẫu phỏng vấn được lấy theo phương pháp ngẫu nhiên phân cụm theo tiêu chí: DNNVV hiện có vay vốn và không có vay vốn tại Vietinbank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Mỗi nhóm theo tỷ lệ nhất định để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Trong nghiên cứu này sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ việc phân tích dữ liệu thu thập được từ điều tra thực tế, sau đó sử dụng các phương pháp để đánh giá:
- Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này được vận dụng để mô tả phân tích tổng quát tình hình, sử dụng các chỉ tiêu: số trung bình, tỷ lệ, tần suất,… để phân tích thực trạng tiếp cận tín dụng của các DNNVV trên các tiêu thức được quan tâm theo mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu.
- Phương pháp phân tích hồi quy: trên cơ sở thiết lập phương trình, tiến hành hồi quy, kiểm định ý nghĩa các biến độc lập … từđó nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV.
Ngoài ra, để so sánh, nhấn mạnh thêm từng yếu tố cần được đề nghị khi nghiên cứu, trong bài viết còn sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ các cơ quan đơn vị chức năng như các báo cáo của ban, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
3.3.1. Mô hình hồi quy Binary logistic
❖ Mô hình dạng tổng quát
Trong hồi quy tuyến tính đơn, các biến độc lập Xi và phụ thuộc Y là biến số liên lục liên hệ qua phương trình:
Y = B0 + ∑ 𝐵𝑖𝑋𝑖𝑛
𝑖=1 + u (1)
Với Xi là biến độc lập; Y là biến phụ thuộc.
Trong hồi quy Logistic, biến phụ thuộc Y chỉ có 2 trạng thái 1 (Có khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng) và 0 (Không có khảnăng tiếp cận tín dụng ngân hàng). Muốn đổi ra biến số liên tục người ta tính xác suất của 2 trạng thái này. Nếu gọi P là xác suất để biến cố xảy ra (khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV) thì 1-P là xác suất để biến cố không xảy ra (DNNVV không có khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng). Phương trình hồi quy Logistic được phát biểu:
𝐿𝑛 (𝑃(𝑌=1)𝑃(𝑌=0)) = 𝐵0 + 𝐵1𝑋1 + 𝐵2𝑋2 + ⋯ + 𝐵𝑖𝑋𝑖 (2)
Trong đó P(Y=1) = P0 : Xác suất xảy ra sự kiện : Xác suất để DNNVV tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng.
Trong đó P(Y=0) =1 - P0 : Xác suất không xảy ra sự kiện : Xác suất DNNVV không tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng
Xi : các biến độc lập.
Ln : Log của cơ số e (e = 2.714)
Liên hệ giữa lý thuyết với nghiên cứu: Một doanh nghiệp có khảnăng tiếp cận tín dụng là một giá trị kỳ vọng của đề tài (gọi là biến Y), và doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận tín dụng là giá trị còn lại của biến kỳ vọng. Khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV được xác định thông qua hệ thống biến giải thích là những biến đo lường khả năng về vốn chủ sở hữu, về tài sản bảo đảm, về tỷ nợ trên tổng tài sản, về tỷ suất lợi nhuận, về tuổi doanh nghiệp, mối quan hệ giữa DNNVV với ngân hàng, học vấn chủ DN, giới tính chủ DN, số lao động của DN và khoảng cách từ DN đến Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu.
Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, mô hình đánh giá những doanh nghiệp có khảnăng tiếp cận, hoặc không có khả năng tiếp cận được là mô hình Logit (Binary Logistics) được sử dụng cho trường hợp biến phụ thuộc chỉ có 2 giá trị, thông thường hai giá trị này được mã hóa là “1” hoặc “0”. Trong đó, mỗi giá trị đại diện cho một giá trị cụ thể của biến phụ thuộc. Việc xác định “1” hoặc “0” thuộc đối tượng nào, giá trị nào của biến phụ thuộc không ảnh hưởng đến kết quả của mô hình.
❖ Hệ số Odds O0 = 𝑃0 1−𝑃0 O0 = 𝑃0 1−𝑃0 = 𝑃(𝑋á𝑐 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡𝑖ế𝑝 𝑐ậ𝑛 đượ𝑐 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔) 𝑃(𝑋á𝑐 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑡𝑖ế𝑝 𝑐ậ𝑛 đượ𝑐 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔)
Thế vào (2) ta được : Ln(Odds) = B0 + B1X1 + B2X2 + …+ BiXi (3)
Đây là một dạng hàm Logit. Từ đó ta suy ra hàm Ln của hệ số Odds là một hàm hồi quy tuyến tính với các biến độc lập Xi.
❖ Dạng hàm dự báo hồi quy Binary Logistic :
E(𝑌
𝑋𝑖) = 𝑃
1−𝑃 = eB0 + B1X1 +B2X2 + …+ BiXi