Hàm ý quản trị dành cho DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 81 - 84)

L ỜI CAM ĐOAN

5.3.1. Hàm ý quản trị dành cho DNNVV

DNNVV cần tăng vốn chủ sở hữu giải quyết nhu cầu thiếu hụt về vốn đồng thời tăng cường mức độ tự chủ tài chính đáp ứng yêu cầu cho vay của Vietinbank chi nhánh Vũng Tàu. Khi DNNVV tăng vốn chủ sở hữu sẽ góp phần tăng cường mức độ độc lập về tài chính, đảm bảo nguồn vốn ổn định đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ hoạt động mở rộng SXKD. Không những vậy, khi DNNVV tăng vốn điều đó thể hiện cam kết, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh cũng như mức độ tham gia các dự án đầu tư, do đó sẽ giảm rủi ro trong quá trình cho vay DNNVV.

Về tỷ suất lợi nhuận (ROA)

Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. ROA đo lường kết quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận, cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Vì vậy hệ số này càng cao biểu hiện việc sử dụng và quản lý tài sản càng hiệu quả.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, ngoài việc tăng vốn chủ sở hữu hạn chế chi phí lãi vay, các doanh nghiệp cần tăng cường xúc tiến thương mại tìm dự án khả thi, nghiên cứu cơ cấu lại hoạt động kinh doanh theo hướng:

- Rà soát lại toàn danh mục đầu tư, loại bỏ những dự án có chi phí sử dụng vốn cao nhưng hiệu quả thấp, thua lỗ kéo dài, không có hướng khắc phục hiệu quả.

- Giải phóng phần hàng tồn kho dư thừa không mang tính chất dự trữ, bằng cách giảm giá bán, thậm chí chấp nhận lỗ để thu hồi vốn, hạn chế chi phí và sử dụng vốn này tài đầu tư cho dự án khác hiệu quả hơn.

- Tăng cường thu hồi công nợ đến hạn, hạn chế chi phí do bị chiếm dụng vốn để thanh toán cho các khoản vay có lãi suất cao hoặc sử dụng vốn này để tái đầu tư.

Về Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

Tỷ lệ nợ là một hệ số quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Qua hệ số này ta biết được doanh nghiệp phá sản thì có đủ để trả nợ hay không. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần áp dụng tỷ lệ nợ vừa phải. Vì tỷ số này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, mục đích vay vốn của doanh nghiệp.

DNNVV nên có chính sách quản trị rủi ro vỡ nợ thích hợp để nâng cao năng lực dự báo và hạn chế rủi ro có thể xảy đến trong tình hình kinh tế biến động. Lãi suất biến động cũng là một trong những lý do ản hưởng đến tình trạng nợ của doanh nghiệp. Trong những điều kiện thị trường biến động, lạm phát tăng, DNNVV cần hạn chế sử dụng nguồn vốn vay, không nên mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế lưu kho nhằm tiết kiệm chi phí, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng DNNVV mất khả năng thanh toán nợ là doanh nghiệp đã không tính toán kỹ lưỡng trước khi vay. Vì thế, các DNNVV nên dành thời gian để lên kế hoạch cụ thể việc vay vốn và sử dụng nguồn vốn vay từ các nguồn khác nhau. Qua đó, doanh nghiệp sẽ xác định khi nào thì cần vay và vay bao nhiêu là đủ. Đặc biệt, lên kế hoạch sẽ giúp DNNVV dự trù được những tình huống xấu nhất và ước lượng khảnăng trả nợ.

Lên kế hoạch từ trước sẽ giúp DNNVV có thêm cơ hội tìm hiểu các nguồn có thể vay và đàm phán để đạt các điều kiện vay có lợi nhất cho doanh nghiệp. Lập bảng kế hoạch tiền tệ cũng giúp doanh nghiệp phân tích được dòng tiền, tài sản và các khoản nợ để cân đối thu chi.

Về tài sản đảm bảo

Hiện nay, việc phụ thuộc quá nhiều vào tài sản bảo đảm là bất động sản khiến cho bản thân ngân hàng và doanh nghiệp gặp khó khăn khi thị trường bất động sản sụt giảm và thiếu thanh khoản. Từ thực tế cho thấy, để tháo gỡ khó khăn cho DNNVV về TSBĐ tiền vay, trước hết phải từ hai phía Vietinbank và DN, nhưng phía ngân hàng đóng vai trò quyết định. Vì vậy, đối với cán bộ ngân hàng

Vietinbank chi nhánh Vũng Tàu (cán bộ quan hệ khách hàng, thẩm định, quản lý rủi ro) và lãnh đạo ngân hàng phải tận tâm với DN – khách hàng vay vốn. Một khi hiểu được DN, đặt niềm tin vào sự phát triển của DN, DN sẽ vượt qua khó khăn để phát triển. Khi đó vay không bảo đảm bằng tài sản (vay tín chấp) mới trở thành hình thức phổ biến đối với DN. Chính vì vậy, để tháo gỡ vướng mắc tài sản đảm bảo cho DNNVV khi vay vốn, Vietinbank chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu cần xem xét:

Đối với doanh nghiệp mới có quan hệ vay vốn lần đầu nhưng không có đủ TSBĐ: thông qua công tác thẩm định nếu có đủ cơ sở đánh giá phương án khả thi, có hiệu quả và thuộc ngành, lĩnh vực được xem là thế mạnh, ưu tiên đầu tư theo định hướng phát triển của tỉnh, chi nhánh thực hiện thỏa thuận với doanh nghiệp cung cấp thông tin về tiến độ thực hiện dự án và chuyển toàn bộ nguồn thu của dự án về tài khoản tại ngân hàng để thu hồi nợ, nội dung này được thỏa thuận ngay trong hợp đồng tín dụng để có cơ sở xử lý sớm vi phạm hợp đồng khi phát hiện doanh nghiệp không thực hiện hoặc chuyển nguồn thu về tài khoản ở ngân hàng khác, hạn chế thiệt hại nguồn thu nợ. Trên cơ sở đó ngân hàng áp dụng hình thức cho vay 1 phần dư nợ không có TSBĐ và chỉ cần theo dõi tiến độ thực hiện và nguồn thu phương án để thu hồi nợ

Đối với các doanh nghiệp đã có quan hệ hoặc đang vay vốn tại chi nhánh: xem xét lại lịch sử vay vốn nếu khách hàng có sự hợp tác khá tốt, Chi nhánh thực hiện định giá lại toàn bộ TSBD, trường hợp vẫn còn lớn hơn nghĩa vụ đảm bảo thì tiếp tục thực hiện cho vay khi doanh nghiệp có phương án khả thi, có hiệu quả, thực hiện giám sát chặt chẽ việc thực hiện phương án, dòng tiền của doanh nghiệp và áp dụng các biện pháp thế chấp bổ sung như bảo lãnh của bên thứ ba, thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, các khoản phải thu, hàng tồn kho (nếu có) để thu nợ. Thực hiện công tác này sẽ giúp nhiều khách hàng tốt với dự án, phương án SXKD hiệu quả tiếp cận dễ dàng hơn với ngân hàng và bản thân ngân hàng có thể mở rộng được khách hàng và tín dụng.

Bên cạnh đó, các DNNVV phải tự hoàn thiện thông qua việc nâng cao năng lực quản trị. Bởi yếu tố then chốt khi Vietinbank chi nhánh Vũng Tàu quyết định

đưa vốn vào DNNVV là lòng tin, mà lòng tin được phản ánh qua hệ thống quản trị. Nếu lòng tin không được chú trọng tạo dựng, DNNVV rất khó thu hút đầu tư, kể cả vay vốn tại các ngân hàng. Do đó nâng cao năng lực quản trị, xây dựng và áp dụng mô hình quản trị phù hợp với đặc điểm, tính chất và quy mô hoạt động cần phải được coi là việc làm cấp thiết hiện nay.

Về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng

Để có thể tiếp cận tốt hơn với ngân hàng thì các DNNVV cần phải tăng cường tìm hiểu các quy định trong quy chế cho vay của ngân hàng, các gói sản phẩm dành cho DNNVV, phát triển mạnh mối quan hệ nghiệp vụ và xã hội với ngân hàng như tăng cường hoạt động thanh toán, chuyển lương ATM, sử dụng các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho DNNVV, luôn có tinh thần hợp tác và giữ uy tín đối với ngân hàng, nhất là trong cung cấp thông tin về tiến độ thực hiện phương án, dự án và tài sản đảm bảo để ngân hàng có biện pháp hỗ trợ kịp thời khi phát sinh rủi ro, có như vậy thì ngân hàng mới mạnh dạng đầu tư, hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

Song song với việc hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp, đã đến lúc các doanh nghiệp cần đẩy mạnh liên kết cả theo chiều ngang và chiều dọc. Cụ thể, các doanh nghiệp cùng ngành hàng phải liên kết với nhau để phát huy lợi thế từng doanh nghiệp và năng cao khả năng cung ứng, triển khai các hợp đồng có giá trị lớn, từng bước chiếm lĩnh được thị trường. Về chiều dọc, doanh nghiệp phải chủ động liên kết với ngân hàng, các quỹđầu tư và cơ sởđào tạo để huy động vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cấp công nghệ.

5.3.2. Hàm ý quản trị dành cho Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng TàuHoạt động Maketing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)