Hàm ý quản trị dành cho Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 84)

L ỜI CAM ĐOAN

5.3.2. Hàm ý quản trị dành cho Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Thực hiện các hoạt động marketing để DNNVV nắm được những chương trình, chính sách mà ngân hàng Vietinbank dành cho DNNVV nhằm nâng cao tính hợp tác trong quá trình quan hệ tín dụng.

Đa dạng hóa tài sản đảm bảo cho vay

Đa dạng hóa các hình thức tài sản bảo đảm của doanh nghiệp. Các DNNVV có thể sử dụng các khoản phải thu, hàng tồn kho, các loại máy móc, thiết bị để làm tài sản bảo đảm cho khoản vay được ngân hàng chấp thuận sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn nguồn vốn ngân hàng. Cần chú ý rằng không phải DNNVV hay chủ doanh nghiệp DNNVV nào cũng sở hữu bất động sản hay sổ tiết kiểm để làm tài sản thế chấp, cầm cố cho khoản vay. Ngoài ra, đa dạng hóa tài sản bảo đảm cũng giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro. Thực tế cho thấy, việc quá phụ thuộc vào tài sản bảo đảm là bất động sản khiến cho bản thân ngân hàng và doanh nghiệp gặp khó khăn khi thị trường bất động sản sụt giảm và thiếu thanh khoản.

Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng việc đào tạo đạo đức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp cho cán bộ tín dụng để hạn chế vấn đề“nhũng nhiễu” của cán bộ tín dụng với DN vay vốn. Ngoài ra, cần khách quan và tích cực trong công tác thẩm định, đánh giá tình hình hoạt động, tình hình tài chính của DN khi xét duyệt cho vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN tìm đến nguồn vốn tín dụng. Bên cạnh đó, Vietinbank chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng cần nâng cao việc quản lý vốn vay; Trợ giúp các DNVVN có được một sổ sách đúng chuẩn mực theo quy định và biết cách lập các dự án kinh doanh có hiệu quả.

Quản lý tốt chất lượng thẩm định tín dụng

Để đạt được hiệu quả khi cho vay, quá trình thẩm định là khâu đặc biệt quan trọng quyết định phần lớn chất lượng của khoản vay. Tỷ lệ nợ quá hạn cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào việc thẩm định tốt hay không. Thẩm định tín dụng là một quá trình diễn ra từ khâu thu thập thông tin, phân tích các thông tin tài chính và phi tài chính (các thông tin về thị trường và đạo đức người đi vay) nhằm đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay. Để làm tốt các nhiệm vụ trên, Vietinbank chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đầy đủ các qui trình cho vay đó là kiểm soát trước trong, và sau quá trình vay vốn của khách hàng, áp dụng các phần mềm hỗ trợ thẩm định dự án, trên cơ sở đó đưa ra các kết quả chính xác và nhanh chóng.

Hoàn thiện hệ thống thông tin ngân hàng

Hệ thống thông tin ngân hàng, đặc biệt là thông tin tín dụng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thẩm định và đề nghị cho vay của CBTD, góp phần lựa chọn khách hàng và hạn chế rủi ro tín dụng. Hiện nay, ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu còn bị hạn chế trong thẩm định hồsơ vay, mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu thông tin để phân tích, đánh giá về khách hàng vay vốn. Thông tin trong hồ sơ vay vốn của khách hàng còn thiếu, nhất là từ các báo cáo tài chính, khi số liệu trong các báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp chưa được kiểm toán, nhiều khách hàng kê khai không chính xác. Thực tế, việc đánh giá tính minh bạch trong số liệu báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khi cung cấp hồ sơ vay vốn tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu dựa trên độ tin cậy giảm dần từ: báo cáo tài chính qua kiểm toán, báo cáo tài chính qua khai báo thuế/ cung cấp cho các đơn vị có thẩm quyền (sở thống kê, cục thống kê….) và cuối cùng là báo cáo tài chính do đơn vị cung cấp. Đại đa số báo cáo tài chính khách hàng cung cấp cho Vietinbank chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu là báo cáo tài chính qua khai báo thuế/ cung cấp cho các đơn vị có thẩm quyền. Tuy nhiên, do hệ thống ngân hàng Vietinbank và tổng cục thuế chưa có tính liên kết nên số liệu về báo cáo tài chính thuế khách hàng cung cấp cho Ngân hàng qua bản photo có chữ ký số của cục thuế nên độ tin cậy chưa cao. Vì vậy, Ngân hàng cần liên kết với tổng cục thuế để ngân hàng có thể xác thực độ chính xác thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.

5.4. Hạn chế của đềtài và hướng nghiên cứu tiếp theo 5.4.1. Hạn chế của đề tài

Hạn chế trong phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và địa

bàn nghiên cứu, cùng với việc chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện các DNNVV đang hoạt động tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nên tính đại diện chưa được tối ưu.

Hạn chếđối với phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ tiến hành ở các DNNVV

tại Bà Rịa –Vũng Tàu và tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu. Với đặc thù, quy chế riêng của mỗi ngân hàng sẽ có những quy chế cho vay riêng nên khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNVV ở các ngân hàng sẽ khác nhau.

5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Việc tăng kích thước mẫu cần được mở rộng để đảm bảo tính đại diện, khái quát hóa cao hơn là điều nên làm trong các nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu tương lai là tăng quy mô mẫu, mở rộng phạm vi khảo sát ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Thực hiện nghiên cứu với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh để so sánh các nhân tố ảnh hưởng của NHTM với NH nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

Nguyễn Thị Cành (2008), “Khả năng tiếp cận các nguồn tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Phát triển 212 tháng 6/2008.

Võ Thành Danh (2007), “Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”, Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh -Trường Đại học Cần Thơ.

Nghị định 39/2018/NĐ-CP, Quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ

doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngày 11 tháng 03 năm 2018.

Nguyễn Hồng Hà và cộng sự (2013), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khảnăng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh

Trà Vinh”. Tạp chí Xã hội và Nhân văn số 09, tháng 6/2013.

Đặng Thị Huyền Hương (2014), “Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sự

tiếp cận nguồn vốn vay chính thức của các DNNVV tại Hà Nội”, Tạp chí kinh tế đối ngoại (93).

Nguyễn Quốc Nghi (2012), “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính sách hỗ trợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 4, tháng 3/2012.

Phan Thị Minh Lý (2011), “Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng

đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế”,

Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 2(43).2011,tr.151-157. Võ Đức Toàn (2012), “Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các

ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”- Luận án tiến sĩ.

Hà Diệu Thương và Nguyễn Thu Ngà (2014), “Nghiên cứu khảnăng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thừa Thiên Huế”, Tạp chí kinh tế & Phát triển, Số 202(II) tháng 4/2014.

Tiếng Anh

Abor, J. and Quartey, P. (2010) “Issues in SME development in Ghana and South Africa”, International Research Journal of Finance and Economics, Vol. 39, No. 6, pp.215–228.

Ajagbe, F.A. (2012) “Features of small scale entrepreneur and access to

credit in Nigeria: a microanalysis”, American Journal and Management Sciences,

ISSN 2156-1540, ISSN 2151-1559.

Alex Reuben Kira (2013) Determinants of Financing Constraints in East African

Countries’ SMEs Alex Reuben Kira. International Journal of Business and Management. Vol8, 49-68. http://dx.doi.org/10.5539/ijbm.v8n8p49

Bebczuk, R.N. (2004), “What Determines the Access to Credit by SMEs in Argentina?”, Document de Trabajo Nro. 48, Universidad Nacional de La Plata.

Beck, T., & Demirguc-Kunt, A. (2006). “Small-medium enterprise sector:

access to finance as a growth constrain”t. Journal of Finance and Banking, 30(11), 2931-2943.

Berger, A. N, Udell, G. F (1998). “The economics of small business

finance:The roles of private equity and debt markets in the financial growth cycle.”

Journal of Banking and Finance, 22, 613-673.

Berger, A.N & Udell, G.F (1995). "Relationship Lending and Lines of Credit

in Small Firm Finance." Journal of Business, University of Chicago Press, Vol.

68(3), pages 351-81, July.

Dao, H.T.T, et al, (2016) Accessibility to credit of small medium enterprises in

Viet Nam. Afro-Asian J. Finance and Accounting, Vol. 6, No. 3, 2016.

Gamage, Pandula. (2015). “Bank Finance For Small And Medium-Sized

Enterprises In Sri Lanka: Issues And Policy Reforms”. Studies in Business and Economics. 10. 10.1515/sbe-2015-0018.

Kira, A.R. (2013), “Determinants of financing constraints in East African Countries’ SMEs”, International Journal of Business and Management, Vol. 8, No. 8, pp.49–68.

Mahembe, E. (2011). “Literature review on small and medium enterprises’ access to finance”. Pretoria: National Credit Regulator.

Osano and Languitone (2016), “Factors influencing access to finance by SMEs in Mozambique: case of SMEs in Maputo central business district”, Journal of Innovation and Entrepreneurship.

Santiago, C. B., Francisco, R. F., and Gregory, F. U. (2013), Trade credit, the financial crisis, and SME access to finance, available at: http://ssrn.com/abstract=2307246

Tage C. Tracy and John A. Tracy, (2007). “Small Business Financial

Management”. Kent, Indiana, by Wiley Publishing, Inc., Indianapolis.

Waar and Mwangi (2015), “Factors influencing access to finance by micro, small and medium enterprises in meru county, Kenya”, International Journal of Economics, Commerce and Management, United Kingdom, Vol. III, Issue 4, April 2015.

PHỤ LỤC 1.1:

PHỎNG VẤN Ý KIẾN CHUYÊN GIA (ĐỊNH TÍNH)

Xin chào các anh/chị. Tôi là Dương Quang Minh, đang thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, rất cảm ơn và rất mong các anh/chị tham gia và dành chút thời gian trao đổi một số suy nghĩ của anh/chị và góp ý kiến cho nghiên cứu về vấn đề này. Những ý kiến của các anh/chị chỉ sử dụng cho nghiên cứu khoa học và được giữ bí mật.

Đối với các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của các DNNVV, xin anh/chị hãy cho biết có thêm mới, loại bớt yếu tố hay điều chỉnh tên gọi các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV hay không?

Các yếu tốảnh hưởng đến khảnăng tiếp cận tín dụng của DNNVV: (1) Vốn chủ sở hữu

(2) Tỷ suất lợi nhuận (ROA) bằng lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của doanh nghiệp (3) Tài sản bảo đảm thể hiện ở tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản của DN (4) Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trên tổng tài sản (5) Tuổi doanh nghiệp hay số năm thành lập doanh nghiệp

(6) Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng (7) Học vấn của các nhà quản lý

(8) Các khoản vay của các DNNVV (9) Khoảng cách tới các tổ chức tín dụng (10) Tỷ suất lợi nhuận

(11) Kinh nghiệm của các nhà quản lý (12) Giới tính của nhà quản lý

(13)Lĩnh vực sản xuất kinh doanh (14) Các khoản vay khác

PHỤ LỤC 1.2:

KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA (ĐỊNH TÍNH)

Danh sách các chuyên gia tham gia phỏng vấn định tính:

STT Tên tổ chức / Doanh nghiệp Tên chuyên gia phỏng vấn

1 Vietinbank tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Ông Huỳnh Công Lợi

Giám đốc Vietinbank tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Kinh nghiệm: 28 năm

2 Vietinbank tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Ông Trần Văn Dũng

Phó Giám Đốc Vietinbank tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Kinh nghiệm: 24 năm

3 Vietinbank tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bà Bùi Thị Thu Hà

Phó Giám Đốc Vietinbank tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Kinh nghiệm: 20 năm

4 Vietinbank tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Ông Hồ Quang

Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp Vietinbank tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Kinh nghiệm: 18 năm

STT Tên tổ chức / Doanh nghiệp Tên chuyên gia phỏng vấn

tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Kinh nghiệm: 16 năm

6 Vietinbank tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bà Đoàn Thị Thanh Nhàn

Phó Phòng KHDN Vietinbank tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Kinh nghiệm: 16 năm

7 Vietinbank tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bà Lục Thảo Phương Hà

Phó Phòng KHDN Vietinbank tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Kinh nghiệm: 15 năm

8 Vietinbank tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu – PGD Nguyễn An Ninh

Bà Huỳnh Hoài Hương

Trưởng Phòng PGD Nguyễn An Ninh Vietinbank tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Kinh nghiệm: 17 năm

9 Vietinbank tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu – PGD Phước Tỉnh

Ông Trần Văn Tươi

Trưởng Phòng Vietinbank PGD Phước Tỉnh - tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Kinh nghiệm: 25 năm

10 Vietinbank tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu – PGD Bà Rịa

Ông Huỳnh Trung Kiệt

Trưởng Phòng Vietinbank Bà Rịa - tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Kinh nghiệm: 17 năm

Kết quả khảo sát định tính như sau: Tiêu chí CG 1 CG 2 CG 3 CG 4 CG 5 CG 6 CG 7 CG 8 CG 9 CG1 0 Đánh giá Nhân tố đề xuất

(1) Vốn chủ sở hữu: lợi nhuận ròng trên tổng tài

sản của doanh nghiệp x x x x x x x x 8/10 x

(2) Tỷ suất lợi nhuận (ROA) x x x x x x x x x 9/10 x

(3) Tài sản bảo đảm x x x x x x x x x x 10/10 x

(4) Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản x x x x x x x x 8/10 x

(5) Tuổi doanh nghiệp x x x x x x 6/10 x

6) Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng x x x x x x x x 8/10 x

(7) Học vấn của các nhà quản lý x x x x x x x 7/10 x

(8) Các khoản vay của các DNNVV x x x x 4/10

(9) Khoảng cách từ DNNVV tới Vietinbank x x x x x x 6/10 x

(10) Tỷ suất lợi nhuận x x x x x 5/10 x

(11) Kinh nghiệm của các nhà quản lý x x x x x x x 7/10 x

(12) Giới tính của nhà quản lý x x x x 4/10

PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT THU THẬP THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

Tôi tên là Dương Quang Minh, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu tốảnh hưởng đến khảnăng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”. Tôi hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ là một nguồn tham khảo với cái nhìn tổng quát nhằm hoàn thiện hơn mối quan hệ giữa ngân hàng Vietinbank và các DNNVV.

Tối rất mong quý Ông/Bà dành chút thời gian để thảo luận cùng tôi về những vấn đề liên quan đến đề tài nêu trên. Tất cả các ý kiến của Ông/Bà đều có giá trị cho nghiên cứu và đều được đảm bảo bí mật.

Rất mong nhận được sự hợp tác từ quý Ông/Bà.

I.THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

1.Tên doanh nghiệp :……….

2.Địa chỉ : ……….

3.Năm thành lập : ……….

4. Loại hình DN : ……….

5.Vốn điều lệ của DN: ………

6.Trình độ học vấn chủ DN: ฀ THPT ฀ Trung cấp ฀ Cao đẳng ฀ Đại học 7. Thời gian làm quản lý DN của người quản lý:... năm hay từ năm...

8. Tuổi của người quản lý: ... tuổi hay năm sinh ...….. 9. Người quản lý DN là: ฀ Nam ฀ Nữ

10. Khoảng cách từ Doanh nghiệp đến Ngân hàng:

II.THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP

STT Chỉ tiêu Số liệu

1 Số lao động thường xuyên của doanh nghiệp

2 Số lao động thời vụ lúc cao điểm nhất/ thấp nhất trong năm (người)

3

i. Giá trị đất đai, nhà xưởng (triệu đồng)

ii. Nếu thuê đất đai, nhà xưởng, v.v. hãy cho biết chi phí

thuê (triệu đ)

4

i. Giá trị máy móc, thiết bị (triệu đ)

ii. Nếu thuê máy móc – thiết bị, hãy cho biết chi phí thuê (triệu đ)

5 Vốn lưu động (triệu đ) 6 Doanh số bán

7 Lợi nhuận

8 Tốc độ tăng lợi nhuận tăng hằng năm (%)

9. Doanh nghiệp có từng vay vốn ngân hàng:

1 - Có (tiếp câu 10) 2 - Chưa từng (chuyển sang câu 11)

10. Trường hợp vay từ ngân hàng xin cho biết

STT Chỉ tiêu Số liệu

1 Số tiền xin vay 2 Số tiền được vay 3 Từ ngân hàng nào?

11. Hiện nay doanh ngiệp có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu không:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)