Các giả thuyết nghiên cứu và dấu kỳ vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 48 - 59)

Giả

thuyết Biến số Diễn giải biến Đo lường Nguồn

H1 VCSH (+) Vốn chủ sở hữu Triệu đồng Hà Diệu Thương, Nguyễn Thu Ngà (2014) – Phỏng vấn chuyên gia

H2 ROA (+)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

LNR/TTS (%) Bebecuk (2004) –Phỏng vấn chuyên gia

H3 TSDB (+) Tài sản đảm bảo TSCDHH/TSBD (%) Hạ Thị Thiều Dao (2016), Đặng Thị Huyền Hương (2014)–Phỏng vấn chuyên gia H4 TN_TTS (-) Tổng nợ trên tổng tài sản Tổng nợ/TTS (%) Bebecuk (2004); Hà Diệu Thương, Nguyễn

Thu Ngà (2014) – Phỏng vấn chuyên gia

H5 TDN (+) Tuổi doanh nghiệp Năm Bebecuk (2004) – Phỏng vấn chuyên gia

H6 MQH (+)

Mối quan hệ giữa DNNVV và Vietinbank

Số năm DNNVV có quan hệ với ngân hàng (năm)

Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012); Hà Diệu Thương, Nguyễn Thu Ngà (2014)–

Giả

thuyết Biến số Diễn giải biến Đo lường Nguồn

H7 HV (+) Trình độ học vấn chủ doanh nghiệp THPT = 1 Trung cấp nghề/cao đẳng = 2 Đại học = 3 Sau đại học = 4

Hạ Thị Thiều Dao (2016) – Phỏng vấn chuyên gia

H8 GT (+/-)

Giới tính chủ doanh nghiệp

Nam = 1

Nữ = 0 Ajagbe (2012) – Phỏng vấn chuyên gia

H9 LD (+)

Sốlao động trong DNNVV

Người Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012) – Phỏng vấn chuyên gia H10 KC (+) Khoảng cách từ DNNVV đến Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Dưới 5 km = 1 Từ 5 km đến 10 km = 2 Từ 10 km đến 20 km = 3 Trên 20 km = 4

Hạ Thị Thiều Dao (2016) – Phỏng vấn chuyên gia

TÓM TẮT CHƯƠNG 2:

Chương 2 của luận văn đã đề cập vềcơ sở lý thuyết về các vấn đề cần nghiên cứu: tổng quan về DNNVV, tổng quan về tín dụng ngân hàng, ý nghĩa và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số mô hình nghiên cứu quốc tế và trong nước có liên quan đến khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNVV. Đây chính là cơ sở để tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu ở chương 3.

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Nghiên cứu định tính 3.1.1. Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm điều chỉnh và định nghĩa một số biến quan sát tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng trong mô hình tác giả nghiên cứu. Tác giả thảo luận và trao đổi với 10 chuyên gia (các lãnh đạo, chuyên viên tài chính) có kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ về tín dụng DNNVV. Sau quá trình tham khảo ý kiến, mô hình nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

Dàn bài tho lun (Ph lc 1) gm có

+ Giới thiệu mục đích và tính chất của cuộc nghiên cứu.

+ Các câu hỏi mở nhằm thu thập các ý kiến để làm cơ sở cho phần thảo luận. Do mỗi thị trường, địa bàn, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế có những đặc thù riêng. Vì vậy, nhiều biến quan sát mà các tác giả, các bài nghiên cứu trước đã đề cập không còn phù hợp với nghiên cứu hiện tại. Do đó, nghiên cứu sơ bộ thực hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung thêm các biến cho phù hợp. Theo đó, nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm chuyên đề với các chuyên gia trong ngành ngân hàng, các lãnh đạo phòng. Trong dàn bài nghiên cứu, tác giả sử dụng một số nhân tố trong mô hình nghiên cứu của Hạ Thị Thiều Dao (2016) và Nguyễn Quốc Nghi (2012) để xây dựng mô hình.

Kết qu nghiên cứu định tính

Kết quả thảo luận hơn 2/3 thành viên trong nhóm đồng tình với các yếu tố dự kiến xây dựng trong mô hình là Vốn chủ sở hữu (VCSH), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tài sản bảo đảm (TSBD), tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (TN_TTS), tuổi doanh nghiệp (TDN), mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng(MQH), học vấn của chủ doanh nghiệp (HV), giới tính chủ doanh nghiệp (GT), số lao động

của doanh nghiệp (LD) và khoảng cách từ doanh nghiệp đến ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu (KC).

3.1.2. Nghiên cứu định lượng

Dựa trên kết quả nghiên cứu sơ bộ, bảng câu hỏi được thiết kế (chi tiết phụ lục 2).

Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân cụm, cỡ mẫu càng lớn càng tốt nhưng phải đảm bảo số lượng mẫu tối thiểu. Mẫu nghiên cứu trong luận văn được chọn dựa theo danh sách các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng thời, để nâng cao tính đại diện và chất lượng phỏng vấn, đối tượng được khảo sát là các nhà quản lý tại các DNNVV.

3.2. Mẫu nghiên cứu 3.2.1. Cỡ mẫu 3.2.1. Cỡ mẫu

Dựa vào lý thuyết thống kê, ta có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định cỡ mẫu cần chọn là: (1) Độ biến động của dữ liệu; (2) Độ tin cậy trong nghiên cứu; (3) Khoảng sai số cho phép.

Số liệu được sử dụng trong đề tài này là số liệu sơ cấp. Thời điểm thu thập từ cuộc điều tra các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tháng 02/2019. Số liệu được thu thập theo phương pháp ngẫu nhiên phân cụm (Chọn ngẫu nhiên các huyện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, và trong mỗi huyện chọn các DNNVV có nộp đơn vay vốn tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu để tiến hành thu thập thêm thông tin).

Cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:

𝑛 = 1 + 𝑁(𝑒)2𝑁

N: Số lượng tổng thể (Số lượng DNNVV hoạt động trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. N = 10.601)

e: Sai số tiêu chuẩn (Sai số là 10%) n: cỡ mẫu

Tất cả các doanh nghiệp được chọn là toàn bộ DNNVV có nhu cầu vay và đã nộp đơn vay vốn trong năm 2018 tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Trong năm 2018, có 756 doanh nghiệp nộp đơn vay vốn tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và số doanh nghiệp được duyệt vay vốn là 291 doanh nghiệp. Vậy tỷ lệ cho vay: không cho vay là 1: 0.8 Cuộc điều tra được tiến hành vào tháng 02/2019 với đối tượng phỏng vấn là 150 DNNVV trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Các doanh nghiệp được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên (đánh số thứ tự rồi bốc thăm ngẫu nhiên 67/150 doanh nghiệp không tiếp cận vốn và 83/150 doanh nghiệp tiếp cận vốn).

3.2.2. Phương pháp lấy mẫu

Các DNNVV nộp đơn vay sẽcó trường hợp đủđiều kiện hoặc không đủ điều kiện để vay tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu. Mẫu phỏng vấn được lấy theo phương pháp ngẫu nhiên phân cụm theo tiêu chí: DNNVV hiện có vay vốn và không có vay vốn tại Vietinbank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Mỗi nhóm theo tỷ lệ nhất định để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

Trong nghiên cứu này sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ việc phân tích dữ liệu thu thập được từ điều tra thực tế, sau đó sử dụng các phương pháp để đánh giá:

- Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này được vận dụng để mô tả phân tích tổng quát tình hình, sử dụng các chỉ tiêu: số trung bình, tỷ lệ, tần suất,… để phân tích thực trạng tiếp cận tín dụng của các DNNVV trên các tiêu thức được quan tâm theo mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu.

- Phương pháp phân tích hồi quy: trên cơ sở thiết lập phương trình, tiến hành hồi quy, kiểm định ý nghĩa các biến độc lập … từđó nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV.

Ngoài ra, để so sánh, nhấn mạnh thêm từng yếu tố cần được đề nghị khi nghiên cứu, trong bài viết còn sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ các cơ quan đơn vị chức năng như các báo cáo của ban, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

3.3.1. Mô hình hồi quy Binary logistic

Mô hình dạng tổng quát

Trong hồi quy tuyến tính đơn, các biến độc lập Xi và phụ thuộc Y là biến số liên lục liên hệ qua phương trình:

Y = B0 + ∑ 𝐵𝑖𝑋𝑖𝑛

𝑖=1 + u (1)

Với Xi là biến độc lập; Y là biến phụ thuộc.

Trong hồi quy Logistic, biến phụ thuộc Y chỉ có 2 trạng thái 1 (Có khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng) và 0 (Không có khảnăng tiếp cận tín dụng ngân hàng). Muốn đổi ra biến số liên tục người ta tính xác suất của 2 trạng thái này. Nếu gọi P là xác suất để biến cố xảy ra (khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV) thì 1-P là xác suất để biến cố không xảy ra (DNNVV không có khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng). Phương trình hồi quy Logistic được phát biểu:

𝐿𝑛 (𝑃(𝑌=1)𝑃(𝑌=0)) = 𝐵0 + 𝐵1𝑋1 + 𝐵2𝑋2 + ⋯ + 𝐵𝑖𝑋𝑖 (2)

Trong đó P(Y=1) = P0 : Xác suất xảy ra sự kiện : Xác suất để DNNVV tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng.

Trong đó P(Y=0) =1 - P0 : Xác suất không xảy ra sự kiện : Xác suất DNNVV không tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng

Xi : các biến độc lập.

Ln : Log của cơ số e (e = 2.714)

Liên hệ giữa lý thuyết với nghiên cứu: Một doanh nghiệp có khảnăng tiếp cận tín dụng là một giá trị kỳ vọng của đề tài (gọi là biến Y), và doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận tín dụng là giá trị còn lại của biến kỳ vọng. Khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV được xác định thông qua hệ thống biến giải thích là những biến đo lường khả năng về vốn chủ sở hữu, về tài sản bảo đảm, về tỷ nợ trên tổng tài sản, về tỷ suất lợi nhuận, về tuổi doanh nghiệp, mối quan hệ giữa DNNVV với ngân hàng, học vấn chủ DN, giới tính chủ DN, số lao động của DN và khoảng cách từ DN đến Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu.

Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, mô hình đánh giá những doanh nghiệp có khảnăng tiếp cận, hoặc không có khả năng tiếp cận được là mô hình Logit (Binary Logistics) được sử dụng cho trường hợp biến phụ thuộc chỉ có 2 giá trị, thông thường hai giá trị này được mã hóa là “1” hoặc “0”. Trong đó, mỗi giá trị đại diện cho một giá trị cụ thể của biến phụ thuộc. Việc xác định “1” hoặc “0” thuộc đối tượng nào, giá trị nào của biến phụ thuộc không ảnh hưởng đến kết quả của mô hình.

Hệ số Odds O0 = 𝑃0 1−𝑃0 O0 = 𝑃0 1−𝑃0 = 𝑃(𝑋á𝑐 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡𝑖ế𝑝 𝑐ậ𝑛 đượ𝑐 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔) 𝑃(𝑋á𝑐 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑡𝑖ế𝑝 𝑐ậ𝑛 đượ𝑐 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔)

Thế vào (2) ta được : Ln(Odds) = B0 + B1X1 + B2X2 + …+ BiXi (3)

Đây là một dạng hàm Logit. Từ đó ta suy ra hàm Ln của hệ số Odds là một hàm hồi quy tuyến tính với các biến độc lập Xi.

Dạng hàm dự báo hồi quy Binary Logistic :

E(𝑌

𝑋𝑖) = 𝑃

1−𝑃 = eB0 + B1X1 +B2X2 + …+ BiXi

E(Y/Xi) : Xác suất để Y = 1 xuất hiện khi biến độc lập Xi có giá trị cụ thể. eB0 + B1X1 + B2X2 + …+ BiXi

P =

1 + eB0 + B1X1 + B2X2 + …+ BiXi

Dạng hàm hồi quy của mô hình nghiên cứu đề xuất ở chương 3:

Ln(Pi/1-Pi)= 0 + 1*VCSH + 2*ROA +3*TSDB + 4*TN_TS + 5*TDN + 6*MQH + 7*HV + 8*GT + 9*LD +10*KC + ui

3.4. Các kiểm định trong mô hình hồi quy Binary logistic 3.4.1. Phân tích tương quan

Hệ số tương quan Pearson được dùng để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng (Hoàng Trọng, 2005). Nếu giữa hai biến

có sự tương quan chặt chẽ thì cần lưu ý đến hiện tượng đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy. Trong phân tích tương quan Pearson, không có sự phân biệt giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc mà tất cả các biến được xem xét như nhau. Một hệ số tương quan tuyệt đối lớn chỉ ra một hiện tượng đa cộng tuyến, nghĩa là các khái niệm nghiên cứu trùng lắp với nhau và có thể chung đang đo lường cùng một thứ (John và Benet Martinez, 2000).

3.4.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Hồi quy Binary logistic cũng đòi hỏi ta phải đánh giá độ phù hợp của mô hình. Đo lường độ phù hợp tổng quát của mô hình Logistic được dựa trên chỉ tiêu 2LL (-2 Log Likelihood). Thước đo này có ý nghĩa giống như SSE (Sum of squares of error) nghĩa là chỉ số này càng nhỏ càng tốt. Giá trị nhỏ nhất của -2LL là 0 (tức là không có sai số) khi đó mô hình có một độ phù hợp hoàn hảo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

3.4.3. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số

Trong hồi quy tuyến tính chúng ta sử dụng kiểm định t để kiểm định giả thuyết H0. Còn với hồi quy Binary logistic, đại lượng Wald Chi Square được sử dụng để kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy tổng thể. Mức ý nghĩa sig. cho kiểm định Wald theo mức ý nghĩa thống kê 5%. Nếu giá trị Sig. < 5% biến độc lập có tác động có ý nghĩa đến biến phụ thuộc.

3.4.4. Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát

Với hồi quy tuyến tính bội, ta dùng thống kê F để kiểm định giả thuyết H0: β1 = β1 = …0 . Còn với hồi quy Binary logistic ta dùng kiểm định Chi-bình phương. Căn cứ vào mức ý nghĩa của hệ số Chi-bình phương trong bảng Omnibus để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý thuyết ở chương 2, qua chương 3 tác giả tiến hành thiết kế nghiên cứu, xây dựng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu các yếu tốtác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu. Mô hình nghiên cứu gồm có 10 yếu tố: Vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tài sản bảo đảm, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tuổi doanh nghiệp, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, học vấn chủ doanh nghiệp, giới tính chủ doanh nghiệp, số lao động và khoảng cách từ doanh nghiệp đến Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu. Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu mô hình hồi quy Binary Logistic và các kiểm định của mô hình. Đồng thời, chương 3 sẽlà cơ sởđể tác giảđi vào phân tích chương 4.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng tiếp cận tín dụng DNNVV tại Vietinbank Vũng Tàu 4.1.1. Tình hình phát triển của DNNVV tại tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu

Slượng doanh nghiệp trên địa bàn tnh Bà Ra Vũng Tàu

Theo Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tính đến năm 2018, toàn tỉnh có 10.728 DN đang hoạt động, trong đó số lượng DNNVV trên địa bàn tỉnh chiếm tới 98,8%. Các DN này hoạt động trên khắp các lĩnh vực: thương mại, du lịch, công nghiệp…, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Nhiều DN đã năng động nhạy bén nắm bắt thời cơ nên quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng. Mặc dù các DNNVV đã gặt hái được nhiều thành công, nhưng phương thức kinh doanh, kinh nghiệm điều hành vẫn còn hạn chế. Nhiều DN sản xuất hàng hóa không tiêu thụ được, khả năng cạnh tranh kém. Mặc dù Chính phủ và tỉnh đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn cho DN nhưng trên thực tế các DN rất khó tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ như: Quỹ phát triển DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ phát triển khoa học công nghệ, QuỹĐầu tư phát triển…

Một yếu tố quan trọng nữa cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của DNNVV là việc nắm bắt các thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại, quảng bá mặt hàng còn yếu. Hầu hết các DNNVV thiếu thông tin liên quan đến thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu, thiếu hiểu biết về nội dung của các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Chính phủ đã ký với các nước, ít nắm bắt những thông tin liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, nhất là những thông tin về thuế suất, luật pháp, nhu cầu, giá cả… của nước nhập khẩu.

Với những hạn chế trên nên nhiều DN sau khi thành lập được một thời gian đã phải giải thể, ngưng hoạt động. Theo thống kê, trung bình mỗi năm tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có khoảng 300 DN phải giải thể, ngưng hoạt động. Trong năm 2018 có 1.620 DNNVV thành lập mới với số vốn là 13.781 tỷ và có 183 DN giải thể, số vốn DN giải thể là 3.164 tỷ đồng. Nguyên nhân các DN giải thể và tạm ngưng hoạt động

là do bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, tài chính eo hẹp, vốn ngân hàng khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)