L ỜI CAM ĐOAN
2.6.2.4. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ trên tổng tài sản cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh
nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giúp ngân hàng có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp đó được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Hệ số này càng lớn thì khảnăng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.
Các chủ nợ hay ngân hàng cũng thường xem xét, đánh giá kỹ hệ số nợ để quyết định xem có cho doanh nghiệp vay hay không. Khi thẩm định cho vay, các ngân hàng luôn chú trọng xem doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ hiện hành cũng như các khoản nợ vay của ngân hàng khi đến hạn thanh toán không.
Tóm lại, nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp càng cao, chúng ta có thể kết luận trong tương lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành kinh doanh, sản xuất, hay nói cách khác doanh nghiệp cũng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng (Ricardo N. Bebczuk, 2004).
Giả thuyết H4: Các DNNVV có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản càng cao thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng càng khó khăn hơn (-)