Tổng kết các nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 35)

L ỜI CAM ĐOAN

2.5.3. Tổng kết các nghiên cứu

Từ việc giới thiệu các nghiên cứu có liên quan đến tiếp cận tín dụng ngân hàng trong và ngoài nước, sau đây tác giả sẽ tổng hợp lại các nghiên cứu đó.

Bảng 2.2: Tổng kết các nghiên cứu

Tên tác giả Mẫu dữ liệu Mô hình Các yếu tốảnh hưởng Kết quảtác động

Bebecuk (2004) “Các nhân tố quyết định đến việc tiếp cận tín dụng của DNNVV tại Argentina?” 140 DNNVV ở Argentina Mô hình logit ROA

Độ thanh khoản Doanh thu

Tài sản cốđịnh/tổng tài sản Nợ/tổng tài sản

Tuổi doanh nghiệp.

ROA (+)

Độ thanh khoản (+) Doanh thu (+)

Tài sản cốđịnh/tổng tài sản (+) Nợ/tổng tài sản (-)

Tuổi doanh nghiệp (+)

Gamage Pandula (2011) “Khả năng tiếp cận tài chính của DNNVV 557 DN ở Sri Lanka Pearson Chi- Square (R2)

Quy mô doanh nghiệp/Loại hình doanh nghiệp/Ngành nghề kinh doanh/Địa điểm kinh doanh/Báo cáo tài chính/Tài sản hữu hình/ Doanh thu/Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp/ Kinh nghiệm quản lý Mối quan hệ với hiệp hội.

Quy mô doanh nghiệp (+) Loại hình doanh nghiệp (-) Tài sản hữu hình (+) Doanh thu (+) Ajagbe (2012) “Các đặc điểm của DNNVV và khả năng tiếp cận tín dụng của DN ở Nigeria”

350 DNNVV Hồi quy logit

Giới tính

Tuổi doanh nghiệp Loại hình DN

Quy mô doanh nghiệp Thời điểm vay vốn

Loại hình doanh nghiệp (-) Thời điểm vay vốn (-) Lãi suất (+)

Tên tác giả Mẫu dữ liệu Mô hình Các yếu tốảnh hưởng Kết quảtác động Trình độ học vấn Khu vực Waari và Mwangi (2015) “Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Kenya”

86 DNNVV tại Meru

County, Kenya

Hồi quy đa bội

Thông tin bất đối xứng Rủi ro trong kinh doanh

Chi phí giao dịch Chi phí giao dịch (+)

Osano và Languitone (2016)

242 DNNVV tại Trung tâm kinh doanh

Maputo, Mozambique

Hồi quy đa bội

Cơ cấu ngành tài chính

Nhận thức vềcác cơ hội tài trợ Yêu cầu thế chấp

Các dịch vụ hỗ trợ cho việc kinh doanh

Cơ cấu ngành tài chính (+) Nhận thức về các cơ hội tài trợ (+)

Yêu cầu thế chấp (+)

Các dịch vụ hỗ trợ cho việc kinh doanh (+)

Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012) “Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Tp.Cần Thơ” 389 DNNVV ở Thành phố Cần Thơ Hồi qui logistic

Tuổi của doanh nghiệp Trình độ học vấn Qui mô doanh nghiệp

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh Tốc độ tăng doanh thu

Tỷ luận lợi nhuận

Trình độ học vấn (+) Qui mô doanh nghiệp (+)

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh (+)

Tốc độ tăng doanh thu (+) Quan hệ xã hội (+)

Tên tác giả Mẫu dữ liệu Mô hình Các yếu tốảnh hưởng Kết quảtác động Vay khác Nguyễn Thị Hồng Hà và cộng sự (2013) “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh” 120 doanh nghiệp tại tỉnh Trà Vinh Hồi quy Binary logistic Uy tín doanh nghiệp Tài sản bảo đảm

Tính minh bạch của báo cáo tài chính Năng lực quản lý Khả năng lập phương án SXKD Chính sách cho vay Lãi suất Uy tín doanh nghiệp (+) Phương án SXKD (+) Báo cáo tài chính (+) Tài sản đảm bảo (+)

Đặng Thị Huyền Hương (2014)

“Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay chính thức của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội”

50 DNNVV tại Hà Nội

Mô hình hồi quy Probit

Đặc điểm của DN; Đặc điểm của chủ sở hữu;

Tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh;

TSBĐ;

Mối quan hệ của doanh nghiệp và ngân hàng,

Đặc điểm của DN (+)

Đặc điểm của chủ sở hữu (+) Tình hình tài chính và hiệu quả KD (+)

TSBĐ (+)

Mối quan hệ của DN và ngân hàng (+)

Hà Diệu Thương, Nguyễn Thu Ngà (2014)

145 DNNVV ở Thừa Thiên

Phân tích nhân tố

Năng lực doanh nghiệp/Phương án sản xuất kinh doanh Bối cảnh

Năng lực doanh nghiệp (+) Tỷ số nợ (-)

Tên tác giả Mẫu dữ liệu Mô hình Các yếu tốảnh hưởng Kết quảtác động cận vốn ngân hàng của các DNNVV ở Thừa Thiên Huế” EFA và Hồi quy Binary Logistic

hữu/Hệ số thanh toán nhanh/Nợ quá hạn/Hiệu quả sử dụng tài sản

Hệ số thanh toán nhanh (+) Nợ quá hạn (-)

Hiệu quả sử dụng tài sản (+)

Hạ Thị Thiều Dao (2016) “Tiếp cận tín dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam” 756 DNNVV tại Việt Nam Mô hình logit Tài sản bảo đảm Học vấn của các nhà quản lý Giá trị tài sản của các DNNVV Các khoản vay của các DNNVV từ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Khoảng cách tới các tổ chức tín dụng Khu vực TSĐB (+) Học vấn của nhà quản lý (+) Khoảng cách (-) Khu vực (+)

Giá trị tài sản của các DNNVV (+)

2.6. Mô hình nghiên cứu

2.6.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Vốn tín dụng ngân hàng là một yếu tố sản xuất quan trọng, giúp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục, giúp đối phó với rủi ro, thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới và mở rộng quy mô sản xuất. Hiện nay, có rất nhiều các tác giả nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV. Dựa vào phân tích cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng ngân hàng; những nghiên cứu liên quan và khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV, các mô hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước: Osano và Languitone (2016), F.A. Ajagbe (2012), Nguyễn Thị Hoàng Anh (2015), Nguyễn Quốc Nghi (2012), Hạ Thị Thiều Dao (2016)… tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu cho trường hợp áp dụng tại Vietinbank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Việc kế thừa các mô hình nghiên cứu trước sẽ được hiệu chỉnh lại cho phù hợp với thực tiễn phát triển tín dụng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Phần lớn các kết quả nghiên cứu đều cho thấy khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: Vốn chủ sở hữu (VCSH), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tài sản bảo đảm (TSBD), tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (TN_TTS), tuổi doanh nghiệp (TDN), mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng (MQH). Bên cạnh đó, tác giả còn thêm các yếu tố: học vấn chủ doanh nghiệp (HV), số lao động của DNNVV (LD), khoảng cách của DNNVV đến ngân hàng (KC), giới tính chủ DNNVV (GT).

Mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu được đề xuất

2.6.2. Giả thuyết nghiên cứu 2.6.2.1. Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là vốn đầu tư của chủ sở hữu, là phần tài sản còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi các khoản nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu được phản ảnh trong Bảng cân đối kế toán, gồm: vốn của các nhà đầu tư, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Mỗi doanh nghiệp khi muốn có giấy phép để hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải chứng minh được một trong các yếu tố cơ bản đó là vốn ( điều này đã được nhà nước quy định cho từng loại hình doanh nghiệp) khi đó thì địa vị pháp lý

Vốn chủ sở hữu ROA Tài sản đảm bảo Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

Tuổi DNNVV Mối quan hệ với NH Học vấn chủ DNNVV Giới tính chủ DN Số lao động Khoảng cách Khả năng tiếp cận tín dụng NH

của doanh nghiệp mới được xác lập. Ngược lại, thì doanh nghiệp sẽ không đủ điều kiện để hoạt động. Có thể coi vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các vấn đề của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trước pháp luật.

Trong nghiên cứu của Mac An Bhaird và cộng sự, (2010) đã cho rằng các tổ chức tài chính thường nhấn mạnh đến ROA để xem xét cho vay. Về cơ bản các chỉ số tài chính đo lường số lợi nhuận thu được từ mỗi giá trị tài sản của doanh nghiệp. Nó đánh giá năng lực của các doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận. Cooke và Uchida (2004) cho rằng ROA được sử dụng để đo lường lợi nhuận của doanh nghiệp. ROA cung cấp thông tin về lợi nhuận tạo ra theo từng đơn vị tài sản của doanh nghiệp (Petersen và Shoeman, 2008).

Vốn chủ sở hữu là một trong những tiêu chí để ngân hàng đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ cung cấp tín dụng với một tỷ lệ nhất định so với nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

Giả thuyết H1: Các DNNVV có VCSH càng cao thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễdàng hơn (+)

2.6.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán. Chỉ số này đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính.

Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.

Khi thẩm định cho vay, các ngân hàng luôn xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó và sau đó mới quyết định cho hay không cho doanh nghiệp vay (Mac An Bhaird và cộng sự, 2010; Ricardo N. Bebczuk, 2004).

Giả thuyết H2: Các DNNVV có ROA càng cao thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễdàng hơn (+)

2.6.2.3. Tài sản đảm bảo

Tài sản bảo đảm (TSBĐ) được xem như “phao cứu sinh” nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi khi doanh nghiệp không trả được nợ. Tùy thuộc vào chính sách của từng ngân hàng mà số tiền được vay có thể được linh động. Theo thông lệ, hầu hết các ngân hàng cho vay (có tài sản đảm bảo) tối đa là 75% giá trị tài sản đảm bảo.

Khi thực hiện hoạt động cho vay có thế chấp thì ngân hàng cũng như người vay phải ký kết hợp đồng vay trong đó nêu rõ khoản tiền vay và tài sản thế chấp. Giá trị tài sản thế chấp không đồng nghĩa với số tiền vay trên thực tế. Việc thế chấp tài sản khi vay vốn nhằm đảm bảo quyền lợi của bên cho vay khi có rủi ro liên quan tới khoản vay trên. Vì vậy, việc đánh giá tài sản đảm bảo cho khoản vay là cần thiết. Tài sản đảm bảo có thể là giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, máy móc, nhà xưởng, tài sản cá nhân…

Tài sản bảo đảm được đo lường bằng tài sản cốđịnh hữu hình trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Tài sản đảm bảo như: giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, máy móc, nhà xưởng, tài sản cá nhân, tỷ lệđất và tòa nhà với tổng tài sản, tỷ lệ máy móc thiết bị với tổng tài sản và tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản (Ricardo N. Bebczuk, 2004; Okurut, 2006; Berger và Udell, 1998).

Giả thuyết H3: Các DNNVV có tài sản đảm bảo càng cao thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễdàng hơn (+)

2.6.2.4. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

Tỷ số nợ trên tổng tài sản cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh

nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giúp ngân hàng có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp đó được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Hệ số này càng lớn thì khảnăng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.

Các chủ nợ hay ngân hàng cũng thường xem xét, đánh giá kỹ hệ số nợ để quyết định xem có cho doanh nghiệp vay hay không. Khi thẩm định cho vay, các ngân hàng luôn chú trọng xem doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ hiện hành cũng như các khoản nợ vay của ngân hàng khi đến hạn thanh toán không.

Tóm lại, nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp càng cao, chúng ta có thể kết luận trong tương lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành kinh doanh, sản xuất, hay nói cách khác doanh nghiệp cũng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng (Ricardo N. Bebczuk, 2004).

Giả thuyết H4: Các DNNVV có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản càng cao thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng càng khó khăn hơn (-)

2.6.2.5. Tuổi doanh nghiệp

Tuổi doanh nghiệp hay thời gian hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khảnăng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng (Berger và Udell, 1995; Ricardo N. Bebczuk, 2004). Tuổi của doanh nghiệp được đo bằng số năm thành lập của doanh nghiệp (tính từ lúc sở Kế hoạch đầu tư tỉnh cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh

doanh). Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, thời gian hoạt động ngắn sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vì một số lý do: công ty mới thành lập uy tín chưa cao, không có tài sản đảm bảo, bản kế hoạch kinh doanh không chi tiết, không chứng minh cho ngân hàng thấy tiềm năng thị trường, khả năng quản lý doanh nghiệp, cũng như khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu thì càng có uy tín và kinh nghiệm trên thương trường, cũng như thương hiệu và tên tuổi cũng được nhiều người biết đến (Nguyễn Quốc Nghi, 2010).

Giả thuyết H5: Các DNNVV thời gian hoạt động càng lâu thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễdàng hơn (+)

2.6.2.6. Mối quan hệ giữa DNNVV với ngân hàng

Doanh nghiệp luôn cần vốn và ngân hàng luôn cần khách hàng, nhưng thực tế, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay, trong khi ngân hàng thì khó cho vay. Một trong những lý do đó là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Do hiện nay các ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng nợ xấu trong toàn hệ thống, nên rất cẩn trọng hơn trong các điều kiện cho vay. Sự cẩn trọng trong duyệt tín dụng phải được đề cao. Nếu doanh nghiệp không có hoặc có thời gian giao dịch với ngân hàng ngắn thì ngân hàng sẽ thiếu thông tin minh bạch về doanh nghiệp, thiếu sự tin tưởng khi xem xét giải quyết cấp tín dụng.

Mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng với ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong tiếp cận vốn (Hongjiang Zhao, 2006; Diamond, 1989; Boot Thakor, 1994; Uzzi, 1999; Scholtens, 1999; Cole, 1998; Berger và Udell, 1995; Petersen và Rajan, 1994; Fama, 1995).

Giả thuyết H6: Các DNNVV có mối quan hệ với ngân hàng từ trước thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễdàng hơn (+)

2.6.2.7. Học vấn chủ doanh nghiệp

Khi trình độ học vấn càng cao, các chủ doanh nghiệp càng có khả năng tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)