Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 28)

L ỜI CAM ĐOAN

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của

Tín dụng ngân hàng được đánh giá là góp phần đảm bảo cho hoạt động của các DNNVV được liên tục, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu và tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV...Do đó, các DNNVV thường xuyên tìm cách huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, trong đó có ngân hàng. Khi nguồn vốn được giải ngân thì sức mạnh tài chính của DNNVV sẽ tăng lên và sẽ có nhiều cơ hội thực hiện việc mở rộng sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh.

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV DNNVV

2.4.1. Nhân tố bắt nguồn từ phía ngân hàng

Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng chính là các chính sách, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng của ngân hàng hoạt động đúng hướng, đúng đối tượng. Một chính sách tín dụng phù hợp, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền lợi của người gửi tiền, người vay tiền và của chính bản thân ngân hàng sẽ thu hút nhiều khách hàng.

Chính sách tín dụng của ngân hàng ảnh hưởng đến quy mô của tín dụng ở rất nhiều khía cạnh khác nhau song trực tiếp là ở ba yếu tố: lãi suất cạnh tranh, phương thức cho vay và các tài sản bảo đảm tiền vay.

Năng lực huy động vốn

Năng lực huy động vốn là khả năng tạo lập và phát triển nguồn vốn nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh

của ngân hàng, chủ yếu là hoạt động tín dụng. Năng lực huy động vốn của ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Nhân tốcon người

Đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cao, có đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quyết định trong việc định giá tài sản thế chấp, quản lý và giám sát các khoản vay, thực hiện hiệu quả công tác thu hồi nợ vay của ngân hàng giúp ngân hàng có thể có được những khoản tín dụng đảm bào, ngăn ngừa được những rủi ro khi thực hiện một khoản tín dụng.

Thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng giúp người quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn và cần thiết đến việc cho vay và quản lý các tài khoản cho vay. Thông tin đầy đủ, chính xác sẽ giúp cho khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cao hơn. Tuy nhiên, đối với các DNNVV thì các thông tin thường thiếu minh bạch và không phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng. Một quy trình tín dụng khoa học, cụ thể, dễ thực hiện và đảm bảo đầy đủ nguyên tắc tín dụng là một trong những điều kiện quan trọng giúp ngân hàng quản lý được các khoản vay đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng cũng như các DNNVV tiếp cận tín dụng một cách thuận lợi, dễ dàng.

2.4.2. Nhân tố bối cảnh kinh tế, pháp lý và xã hội

Nhân tố kinh tế

Tình trạng của một nền kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt động kinh tế và tác động rõ rệt đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc tiếp cận vốn của DNVVN cũng như khả năng cho vay DNVVN của các ngân hảng cũng bị tác động. Khi nền kinh tế trong trạng thái hưng thịnh thì hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng trong xu hướng diễn ra mạnh mẽ, khi đó nhu cầu vay tiền của DNVVN cũng gia tăng, cùng với đó là sự gia tăng trong cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại càng trở nên gay gắt hơn.

Nhân tố xã hội

Đạo đức xã hội có liên quan đến rủi ro và tăng trưởng tín dụng trên một số vấn đề như: dân trí, tập quán, thói quen, ý thức xã hội. Nếu bản thân DNNVV chưa có sự hiểu biết đúng đắn về bản chất hoạt động của ngân hàng, chưa có thói quen về việc hoàn trả vốn vay, không phát huy được hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng thì khả năng tiếp cận sẽ bị giảm sút.

Nhân tố pháp lý

Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng được quy định chặt chẽ bởi các văn bản qui phạm pháp luật do ngân hàng nhà nước ban hành. Các đối tượng khách hàng được vay vốn của ngân hàng thương mại cần được thừa nhận về mặt pháp lý. Đây là điều kiện để người vay vốn yên tâm, mạnh dạn đầu tư, sản xuất, còn ngân hàng thì thuận lợi hơn khi ra các quyết định cho vay. Nếu hệ thống các văn bản pháp quy không đồng bộ, việc thực thi pháp luật không nghiêm sẽ tạo ra khe hở trong quản lý tín dụng, gây nên những rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng như khách hàng có hành vi lừa đảo vay vốn, cán bộ ngân hàng có hành vi sai trái ảnh hưởng đến chất lượng cho vay.

2.4.3. Nhân tố bắt nguồn từ DNNVV

Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính là một trong những điều kiện quan trọng tác động đến quyết định cho vay của ngân hàng. Muốn được ngân hàng cho vay vốn, doanh nghiệp phải chứng minh được tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng sử dụng vốn hiệu quả và hoàn trả vốn đúng hạn. Tuy nhiên, các DNNVV thường không cung cấp được thông tin tài chính có thể xác minh hoặc các báo cáo tài chính của doanh nghiệp không phản ánh một cách chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Năng lực quản trịđiều hành của doanh nghiệp

Một nhà quản trị doanh nghiệp có khảnăng điều hành tốt, xây dựng được các phương án kinh doanh khả thi, có các chiến lược phát triển bài bản sẽ tạo niềm tin cho ngân hàng khi quyết định cho vay. Tuy nhiên, hiện nay trình độ, năng lực tiếp

cận tiêu chuẩn quốc tế trong quản trị DN của DNNVV cũng còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh mà vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, kinh doanh theo phi vụ. Kiến thức quản trị và kỹ năng, kinh nghiệm quản lý của lãnh đạo và quản lý của DNNVV còn hạn chế.

Kiến thức, thông tin của doanh nghiệp về tín dụng ngân hàng

Các DNNVV thường bị hạn chế về kiến thức và thông tin hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc các DNNVV nắm bắt được các thông tin, chính sách của nhà nước dành cho việc phát triển DNNVV sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng. Việc tăng cường công tác tư vấn cho các DNNVV cũng là biện pháp để ngân hàng thúc đẩy tín dụng đối với phân khúc này.

2.5. Các nghiên cứu liên quan trước đây

2.5.1. Một số mô hình nghiên cứu liên quan trên thế giới

Nghiên cứu của Bebecuk (2004)

Thông qua việc khảo sát 140 DNNVV ở Argentina, phân tích dữ liệu bằng phương pháp phân tích hồi quy Logit với biến phụ thuộc là biến nhị phân đã chỉ ra rằng khảnăng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp chịu sựảnh hưởng của các nhân tố sau: ROA, độ thanh khoản, doanh thu, tài sản cố định/tổng tài sản, nợ/tổng tài sản, tuổi doanh nghiệp. (“What Determines the Access to Credit by

SMEs in Argentina?”. Document de Trabajo Nro. 48, Universidad Nacional de La Plata).

Công trình nghiên cứu của Gamage Pandula (2011)

Nghiên cứu khả năng tiếp cận tài chính ngân hàng của thông qua mẫu khảo sát 557 DN tại Sri Lanka thông qua các yếu tố như: quy mô DN, tuổi DN, loại hình DN, ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, báo cáo tài chính, tài sản hữu hình, doanh thu, trình độ giáo dục của chủ DN, kinh nghiệm quản lý và mối quan hệ với hiệp hội (“Bank Finance For Small And Medium-Sized Enterprises In Sri

Lanka: Issues And Policy Reforms”. Studies in Business and Economics. 10. 10.1515/sbe-2015 - 0018).

Nghiên cứu của Ajagbe (2012)

Nghiên cứu này điều tra các yếu tố quyết định sự tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp quy mô nhỏ tại Nigeria. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật chọn mẫu phân tầng với 350 mẫu. Các thống kê mô tả (tỷ lệ và tần suất), hồi quy logit được sử dụng trong phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy: giới tính, tuổi doanh nghiệp, tình trạng hôn nhân, quy mô doanh nghiệp, vốn, lãi suất, trình độ học vấn có ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn (“Features of small scale entrepreneur and access to credit in Nigeria: a microanalysis”, American Journal and Management Sciences, ISSN

2156-1540, ISSN 2151-1559).

Nghiên cứu của Waari và Mwangi (2015)

Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) có tiềm năng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong một quốc gia thông qua gia tăng sản xuất và việc làm. Sự sống còn và phát triển của các doanh nghiệp này phụ thuộc vào khả năng tiếp cận tài chính của họ. Trong bối cảnh nước Kenya, việc thực hiện này đã dẫn đến sự thay đổi chính sách thông qua việc ban hành đạo luật MSE năm 2012. Nghiên cứu của Waari và Mwangi (2015) nhằm nỗ lực thiết lập ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Nghiên cứu tập trung vào đối tượng có nhu cầu vay vốn (doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa). Số lượng mẫu phỏng vấn là 86 mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy : thông tin bất đối xứng, rủi ro trong kinh doanh, chi phí giao dịch ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng. Chi phí giao dịch có ảnh hưởng mạnh nhất đến việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp (“Factors influencing access to finance by micro, small and medium enterprises in meru county, Kenya”, International Journal of Economics, Commerce and Management, United Kingdom, Vol. III, Issue 4, April 2015).

Nghiên cứu của Osano và Languitone (2016)

DNNVV đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Mozambique. Việc tiếp cận tín dụng rất quan trọng cho sự phát triển của các DNNVV. Osano và Languitone (2016) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến

việc tiếp cận tín dụng của các DNNVV. Các nhân tố bao gồm: cơ cấu ngành tài chính, nhận thức về các cơ hội tài trợ, yêu cầu thế chấp và các dịch vụ hỗ trợ cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ. Nghiên cứu đã tập trung vào 242 DNNVV và 324 nhân viên trong ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu ngành tài chính, nhận thức vềcác cơ hội tài trợ, yêu cầu thế chấp và các dịch vụ hỗ trợ cho việc kinh doanh có mối quan hệ với việc tiếp cận tín dụng ngân hàng (“Factors influencing access to finance by SMEs in Mozambique: case of SMEs in

Maputo central business district”, Journal of Innovation and Entrepreneurship).

2.5.2. Một số mô hình nghiên cứu liên quan trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012)

DNNVV có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt, DNNVV có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng quản trị doanh nghiệp và thúc đẩy sự đổi mới của nền kinh tế. DNNVV xây dựng một hệ thống sản xuất công nghiệp linh hoạt, có mối liên kết chặt chẽ, khai thác và huy động mọi tiềm năng của các địa phương tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh và những tác động lan tỏa tích cực đối với nền kinh tế. Cuộc khảo sát được tiến hành từ tháng 06/2010 đến tháng 08/2010 với đối tượng được chọn là các DNNVV tại Tp.Cần Thơ. Các thông tin điều tra bao gồm: thông tin cơ bản của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, số lao động, giá trị tài sản cốđịnh, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, thời gian hoạt động, tiếp cận chính sách hỗ trợ tín dụng…Thông qua phân tích hồi quy Logistic cho thấy trong các biến đưa vào mô hình có 3 biến không có ý nghĩa về mặt thống kê: tuổi doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận, vay khác. Các biến có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp là: số năm hoạt động, học vấn doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, tốc độtăng trưởng doanh thu, mối quan hệ giữa DNNVV với các tổ chức tín dụng (Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 4, tháng 3/2012).

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hà và cộng sự (2013)

DNNVV có tác động lớn nhất là giải quyết một số lượng lớn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc, DNNVV tạo việc làm từ 50- 80% lao động trong các ngành công nghiệp và

dịch vụ. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của các DNNVV thông qua việc thu thập số liệu 120 doanh nghiệp và 10 ngân hàng thương mại tại tỉnh Trà Vinh, sử dụng phương phân tích hồi qui. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV như: uy tín doanh nghiệp, tài sản đảm bảo, tính minh bạch báo cáo tài chính, năng lực quản lý, khả năng lập phương án kinh doanh, chính sách cho vay, lãi suất,…Trong đó, nhân tố về uy tín doanh nghiệp tác động mạnh nhất đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng tại Trà Vinh (Tạp chí Xã hội và Nhân văn số 09, tháng 6/2013).

Nghiên cứu của Đặng Thị Huyền Hương (2014)

Để đáp ứng được nhu cầu về vốn phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh, DNNVV thường huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: các ngân hàng và tổ chức tín dụng (TCTD), người thân, bạn bè…Tuy nhiên, nguồn vốn vay chính thức từ phía các ngân hàng và TCTD mới đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động lâu dài và ổn định. Bằng phương pháp điều tra khảo sát và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng Cục Thống kê từ năm 2006 – 2014, bài viết đánh giá các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố bên trong bao gồm: (1) Đặc điểm của doanh nghiệp; (2) Đặc điểm của chủ sở hữu; (3) Tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh; (4) TSBĐ; (5) Mối quan hệ của doanh nghiệp và ngân hàng, TCTD có ảnh hưởng đáng kể đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV Hà Nội. Bên cạnh đó, bài viết còn nghiên cứu sự khác biệt về khả năng tiếp cận nguồn vốn vay chính thức giữa DNNVV Hà Nội và DNNVV Việt Nam nói chung, giữa các doanh nghiệp có quy mô vừa và doanh nghiệp có quy mô nhỏ, siêu nhỏ (Tạp chí kinh tế đối ngoại (93)).

Nghiên cứu của Hà Diệu Thương và Nguyễn Thu Ngà (2014)

Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thừa Thiên Huế với mô hình phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor

Analysis (EFA) và mô hình hồi quy Binary Logistic đã chỉ ra rằng 7 nhân tố thuộc nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV như (1) năng lực DN, (2) phương án kinh doanh, (3) bối cảnh kinh tế, (4) tỷ số nợ/VSCH, (5) hệ số thanh toán nhanh, (6) nợ quá hạn, (7) hiệu quả sử dụng tài sản (Tạp chí kinh tế & Phát triển, Số 202(II) tháng 4/2014).

Nghiên cứu của Hạ Thị Thiều Dao (2016)

Triển vọng tăng trưởng của một DNNVV phụ thuộc nhiều vào tiềm năng của nó trong việc đầu tư vào tái cơ cấu và đổi mới. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có vốn. Tiếp cận vốn tín dụng trở thành một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của DNNVV cũng như tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Hạ Thị Thiều Dao (2016) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn trong các DNNVV tại Việt Nam. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Mô hình logit được sử dụng để đánh giá khả năng tiếp cận vốn của 756 DNNVV tại Việt Nam. Đề tài sử dụng câu hỏi bán cấu trúc để khám phá mối quan hệ giữa DNNVV và ngân hàng tại tỉnh Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy học vấn chủ doanh nghiệp, tài sản đảm bảo, giá trị tài sản doanh nghiệp, chính sách cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)