1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.2.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Theo tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt [15]: Quá trình giáo dục nhất thiết phải bao gồm việc lĩnh hội tri thức kinh nghiệm và phát triển năng lực nhận thức, phải được tiến hành một phần quan trọng ngay trong các bài học trên lớp cũng như các hoạt động khác của học sinh ngoài trường, ngoài giờ lên lớp. Các tác giả cũng nêu lên nguyên tắc về tính toàn vẹn của quá trình giáo dục, trong đó phải đảm bảo sự thống nhất của quá trình giáo dục trên lớp và giáo dục ngoài giờ, ngoài trường… Về khái niệm HĐGDNGLL, các tác giả đưa ra các ý kiến sau:
Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt [15], HĐGDNGLL là việc tổ chức giáo dục thông qua các hoạt động giáo dục thực tiễn của học sinh về khoa học kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí… để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách.
Trong chương trình HĐGDNGLL ở trường trung học cơ sở, các tác giả đã đưa ra khái niệm: “HĐGDNGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn trên lớp. HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy – học trên lớp, là con đường lý thuyết và thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh”.
Trong chương trình HĐGDNGLL ở trường Trung học phổ thông, các tác gả viết: “HĐGDNGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học văn hóa ở trên lớp.
HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin ở học sinh. HĐGDNGLL là con đường phát triển toàn diện.
1.2.2.1. Quy trình tổ chức HĐGDNGLL
Tính khách quan và công bằng trong đánh giá HĐGDNGLL phụ thuộc vào việc nắm vững quy trình tổ chức HĐGDNGLL cho học viên. Dựa trên quy trình tổ chức này, để xây dựng các chỉ báo đánh giá chất lượng
HĐGDNGLL. Tác giả Đặng Vũ Hoạt, trong “Hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ở trường Trung học cơ sở” đã đưa ra quy trình 4 bước tổ chức các
HDDNGLL như sau [15]:
Bước 1: Đặt tên cho chủ đề hoạt động và xác định các yêu cầu giáo dục
cần phải đạt được.
+ Trước hết, các nhà giáo dục cần xác định chủ đề của hoạt động, vì chủ đề chứa đựng nội dung hoạt động và định hướng cho việc lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp với lứa tuổi và điều kiện cụ thể của nhà trường.
+ Sau khi lựa chọn chủ đề, cần xác định rõ mục tiêu giáo dục để chỉ đạo triển khai hoạt động đúng hướng và có hiệu quả. Việc xác định mục tiêu hoạt động phải căn cứ vào các nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chú ý vào 3 yêu cầu giáo dục:
(1) Yêu cầu giáo dục về nhận thức: hoạt động sẽ cung cấp cho học sinh những hiểu biết, những thông tin gì? củng cố hoặc nâng cao những hiểu biết gì cho học sinh?
(2) Yêu cầu giáo dục về thái độ: qua hoạt động sẽ giáo dục học sinh về mặt tình cảm, thái độ gì ? (yêu ghét, hứng thú, tích cực…)
(3) Yêu cầu giáo dục về kĩ năng: qua hoạt động sẽ hình thành ở học sinh những kĩ năng gì ? (kĩ năng giao tiếp, ứng xử; kĩ năng tự phục vụ; kĩ năng tự quản…)
2 244
Bước 2: Chuẩn bị cho hoạt động, xây dựng kế hoạch, thời gian, chương
trình hoạt động, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
+ Vạch kế hoạch bao gồm: dự kiến thời gian chuẩn bị, thời gian tiến hành hoạt động; dự kiến nội dung và hình thức hoạt động; dự kiến những điều kiện về kinh phí, phương tiện hoạt động và cơ sở vật chất cho hoạt động;
+ Dự kiến những công việc phải chuẩn bị và phân công lực lượng tham gia chuẩn bị. Lực lượng tham gia chuẩn bị chủ yếu là học sinh; nhưng trong nhiều hoạt động cần có sự tham gia chuẩn bị của giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh, đoàn – đội, các lớp lực lượng ngoài xã hội …;
+ Xây dựng chương trình thực hiện hoạt động;
+ Bồi dưỡng đội ngũ cốt cán học sinh về kĩ năng tự quản, kĩ năng điều khiển hoạt động …;
+ Đôn đốc, kiểm tra việc chuẩn bị.
Trong quá trình chuẩn bị hoạt động, nhà giáo dục phải khuyến khích và lôi cuốn học sinh tham gia vào các công việc chuẩn bị, để học sinh là chủ thể tích cực hoạt động.
Bước 3: Tiến hành và kết thúc hoạt động.
Ở bước này, học sinh sẽ điều khiển hoạt động theo chương trình đã được xây dựng từ trước. Nhà giáo dục tham gia như một đại biểu và chỉ xuất hiện khi thật cần thiết để giúp học sinh giải quyết những tình huống bất ngờ trong quá trình hoạt động.
Bước 4: Rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động
Việc đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có liên quan tới kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường, của lớp; vì vậy, cần phải tổ chức đánh giá kết quả từng hoạt động cũng như đánh giá sau một thời kì (học kì, năm học) để từ đó rút kinh nghiệm cho việc tổ chức các hoạt động tiếp theo.
được xây dựng trên cơ sở của nội dung các kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL, nên chúng tôi hoàn toàn nhất trí với quy trình này cho học viên trường ĐH, học viện CAND.
1.2.2.2. Nội dung các chương trình HĐGDNGLL
Theo tác giả Nguyễn Dục Quang – Ngô Quang Quế trong “Giáo trinh
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”[20] có 4 loại hình hoạt động sau:
- Loại hình hoạt động Chính trị - xã hội: Đó là những nội dung hoạt động có liên quan đến những dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, các mốc thời gian có liên quan đến nhân loại, các sự kiện chính trị, xã hội trong nước và quốc tế đang được quan tâm, các hoạt động tìm hiểu truyền thống nhà trường, của địa phương, của dân tộc, các hoạt động này vừa có tác dụng giáo dục ý thức đối với dân tộc, đối với quê hương, vừa có ý nghĩa gắn học sinh với đời sống xã hội giúp các em có thêm hiểu biết về tình hình chính trị xã hội của đất nước và quốc tế.
- Loại hoạt động văn hóa nghệ thuật
Nội dung hoạt động văn hóa nghệ thuật hướng vào việc giáo dục ý thức cho học sinh có những hiểu biết, những tình cảm chân thành đối với con người, với tổ quốc, với thiên nhiên và với chính mình. Có nhiều hình thức hoạt động văn hóa nghệ thuật như: Biểu diễn văn nghệ, cuộc thi vẻ đẹp tuổi thiếu niên, thi khéo tay, thi tìm hiểu nét đẹp văn hóa địa phương, dân tộc, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ, tham quan du lịch, bình văn thơ, câu lạc bộ chuyên đề…
- Loại hình hoạt động thể dục thể thao
Hoạt động thể dục, thể thao diễn ra dưới nhiều hình thức: thể dục nhịp điệu, nhảy dây, các trò chơi tập thể, các đội bóng, cờ vua….
- Loại hình hoạt động lao động, khoa học, kỹ thuật
2 266
nghiên cứu khoa học, tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên, các ngành nghề, xã hội, tham quan cơ sở sản xuất.
Theo tác giả Phạm Viết Vượng (2000) [26] trong “Giáo dục học” có 4
loại hình sau:
- Hoạt động xã hội – chính trị. - Hoạt động văn hóa nghệ thuật. - Hoạt động thể dục – thể thao.
- Hoạt động lao động và hướng nghiệp.
- Hoạt động theo hứng thú khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật.
Theo nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Hoàng Trâm trong “Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp bộ” mã số B2004 - 54,03 [9], HĐGDNGLL được
phân thành những loại hình sau:
- Hoạt động chính trị - xã hội và nhân văn. - Hoạt động văn hóa nghệ thuật.
- Hoạt động thể dục – thể thao.
- Hoạt động lao động, khoa học, kỹ thuật, hướng nghiệp. - Hoạt động vui chơi giải trí.
Theo các nghiên cứu của các tác giả, HĐGDNGLL có rất nhiều loại hình và được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Dựa theo các nghiên cứu trên và theo đặc thù ngành CAND các HĐGDNGLL thường là các loại chính sau: Hoạt động chính trị - xã hội, Hoạt động văn hóa nghệ thuật, Hoạt động thể dục thể thao, Hoạt động lao động, khoa học, kỹ thuật.