Đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các chỉ báo đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học viên tại trường đại học kỹ thuật hậu cần công an nhân dân (Trang 35 - 47)

1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

1.2.3.1. Ý nghĩa đánh giá chất lượng HĐGDNGLL

Theo Robert F.Mager (Pháp) thì đánh giá là việc miêu tả tình hình của học sinh và giáo viên để dự đoán công việc phải tiếp tục và giúp học sinh tiến bộ. Còn E.Becby thì cho rằng “Đánh giá giáo dục là sự thu thập và lý giải một

cách hệ thống những bằng chứng như một phần của quá trình, dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động”. Như vậy, trong những quan niệm về đánh giá trên, người ta nhận thấy các tác giả đều đề cập tới việc xác định mức độ thực hiện, nhiệm vụ được giao cho học sinh.

Theo tác giả cuốn sách “Giáo trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”(Nguyễn Dục Quang – Ngô Quang Quế, NXB Đại học Sư phạm)[20] Đánh giá là hoạt động không thể thiếu được trong quá trình tổ chức HĐGD NGLL. Hoạt động kiểm tra, đánh giá của giáo viên thực chất là xác định và công nhận mức độ phù hợp trên thực tế của kết quả đạt được với mục tiêu của các hoạt động đã đề ra. Trên cơ sở ấy, giáo viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh lại mục tiêu, nội dung hình thức tổ chức các hoạt động cho phù hợp hơn với đối tượng giáo dục của mình.

Nói về ý nghĩa của kỹ năng này, chúng ta phải nhấn mạnh đến tác dụng nâng cao lòng tự tin ở người dạy, nó tạo ra trạng thái tâm lý lạc quan, phát triển khả năng sang tạo bên trọng của họ. Kiểm tra, đánh giá là hoạt động giúp giáo viên nhìn lại được cả quá trình tiến hành hoạt động. Họ thấy được quá trình hoạt động đó được thực hiện và kết quả thực hiện như thế nào. Đồng thời cũng tìm ra những tồn tại, những điều chưa phù hợp với thực tiễn để điều chỉnh lại. Chính sự đánh giá ấy đã tạo cho giáo viên lòng tin khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Vì vậy, kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDNGLL phải làm hết sức cẩn thận, có quy trình chặt chẽ, thông qua các tiêu chí, chỉ báo cụ thể. Nếu làm không đầy đủ sẽ không tìm ra hết nguyên nhân, cũng như không đánh giá hết hiệu quả hoạt động và chất lượng hoạt động của giáo viên.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá vốn là một hoạt động có nhiều khó khăn, còn nhiều mới mẻ mà khoa học giáo dục đang tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, không vì thế mà giáo viên trông chờ một quy trình đánh giá chặt chẽ, Trái lại, bản thân giáo viên phải rèn luyện kỹ năng kiểm tra đánh giá để tự nâng cao

2 288

trình độ sư phạm, kỹ năng kiểm tra, đánh giá các hoạt động cần liên kết chặt chẽ với các lực lượng giáo dục, tạo điều kiện để giáo viên nâng cao trình độ. Đánh giá trong giáo dục là một khoa học hay lĩnh vực khoa học liên ngành. Vì vậy, nó đòi hỏi giáo viên phải cố gắng trau dồi, rèn luyện thường xuyên để trở thành kỹ năng, kỹ xảo thành thạo.

Đối với người học: Đánh giá HĐGDNGLL sẽ góp phần đánh giá chất lượng giáo dục nói chung, đặc biệt về mặt xếp loại hạnh kiểm. Từ vị trí, vai trò của HĐGDNGLL, chúng ta hiểu rằng đây là hoạt động không thể thiếu trong các trường học, ở mọi bậc học. Hơn thế, hoạt động này không thể thực hiện một cách tùy tiện, càng không thể coi thường nó trong quá trình giáo dục người học. Bởi, HĐGDNGLL có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, phát triển tâm lý tình cảm và nhân cách con người. Điểm ưu thế của HĐGDNGLL là gồm nhiều loại hình hoạt động khác nhau với nhiều hình thức đa dạng. Chính đặc điểm này sẽ tạo ra những điều kiện tốt để kích thích phát triển toàn diện người học. Một khi HĐGDNGLL đã thu hút được sự chú ý của người học thì có tác dụng rất lớn cho công tác giáo dục của nhà trường. Nó cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình giáo dục của nhà trường, cũng như tự giáo dục của người học. Chất lượng giáo dục của người học trong đó có chất lượng giáo dục đạo đức cũng sẽ có những thay đổi tích cực.

Đối với các cấp quản lý, lãnh đạo nhà trường và ngành giáo dục – đào tạo. đánh giá người học thông qua HĐGDNGLL là biện pháp để đánh giá kết quả đào tạo cả về định lượng và định tính. Đó là cơ sở để xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, nội dung giáo dục, đội ngủ giảng dạy, về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục.

1.2.3.2. Mục tiêu

đánh giá của bộ môn do đặc thù riêng của nó. Nếu như việc đánh giá người học ở môn học thông qua các hình thức kiểm tra thì HĐGDNGLL không có những hình thức kiểm tra đó. Bởi kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức của đánh giá. Việc kiểm tra cung cấp những dữ liệu, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.

Theo Trần Kiều [14] thì “Kiểm tra đánh giá ở bất kì cấp độ nào cũng những ba mục đích chủ yếu:

- Xác định mức độ, chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục – đào tạo. - Phát hiện những sai lệch và điều chỉnh hoạt động nhằm đạt mục tiêu dự kiến.

- Tạo cơ sở cho những dự đoán phát triển trong tương lai. Kiểm tra đánh giá HĐGDNGLL thì mục tiêu có thể là [20]:

- Xác định khả năng cho người học trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Trên cơ sở đó động viên, khuyến khích người học vận dụng những kiến thức, kỹ năng thu được trong hoạt động vào cuộc sống học tập, rèn luyện hàng ngày.

Thứ nhất: Đánh giá khả năng của người học trong quá trình hoạt động là bao gồm cả đánh giá về mặt hiểu biết (nhận thức), cả kỹ năng và thái độ. Nói đến khả năng là nói đến biểu hiện khuynh hướng phát triển khách quan nằm trong hiện tượng đang tồn tại. Trong đời sống xã hội, khả năng chuyển hóa thành hiện tượng là nhờ hoạt động thực tiễn của con người. Cũng như vậy, khả năng hoạt động của người học biểu hiện ở sự tham gia một cách đa dạng các loại hình hoạt động với những hình thức hoạt động cụ thể của nó. Chính vì vậy, mục tiêu đánh giá người học qua các HĐGDNGLL là xem xét trên thực tế mức độ thể hiện của các em về hiểu biết các nội dung hoạt động, về các kỹ năng rèn luyện thông qua các hoạt động.

3 300

Thứ 2: Bất kỳ một đánh giá nào cũng phải nhằm tạo điều kiện để khuyến khích người học, động viên các em phấn đấu vươn lên, tự điều chỉnh sai lệch trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

Đối với HĐGDNGLL, đánh giá người học không những chỉ nhìn vào kết quả hoạt động cụ thể mà các em đã đạt được, mà còn giúp các em tự phát hiện những điểm hạn chế, để tự mình tìm hướng khắc phục. Trong sự tham gia, người học cần hiểu rõ nội dung hoạt động, hoặc còn lung túng khi thực hiện hoạt động. Điều đó không quan trọng, chủ yếu ở đây là phải giúp người học tự tin, phải tự học, tìm hiểu, bổ sung những tri thức cần thiết cho hoạt động. Vì vậy, đánh giá phải chỉ giúp ra cho người học hoặc gợi ý cho các em hướng bổ sung thông tin hoạt động, điều chỉnh các kỹ năng hoạt động chưa đạt yêu cầu. Có thể coi đó là những bài học kinh nghiệm rút ra được sau hoạt động để người học tự mình xem xét và quyết định có hướng tương lai sẽ tham gia vào hoạt động một cách hiệu quả hơn.

1.2.3.3. Nội dung

Nếu đánh giá người học qua môn học tức là nhằm xác định thành tích học tập và mức độ chiếm lĩnh kiến thức của các em thì đánh giá học viên qua HĐGDNGLL là khẳng định khả năng hoạt động của các em. Khả năng tham gia hoạt động thể hiện ở các kỹ năng hoạt động trực tiếp của người học. Hoạt động của người học được tích cực hóa trên cơ sở nội dung hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động đa dạng phong phú. Tính đa dạng và phong phú của hoạt động một mặt phụ thuộc vào giáo viên, vào tính sáng tạo, chịu khó tìm tòi suy nghĩ của họ, Mặt khác, dựa trên sự định hướng, gợi ý của giáo viên, người học cùng nhau xây dựng các hình thức hoạt động mới phù hợp với đặc điểm từng lứa tuổi. Đánh giá người học thông qua HĐGDNGLL xét cho cùng chính là sự xem xét mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra. Căn cứ vào mục tiêu của HĐGDNGLL, nội dung đánh giá bao gồm những đặc điểm sau [20]:

- Đánh giá người học: Trước hết cần phải đánh giá mức độ hiểu biết của người học về nội dung các hoạt động. Muốn đạt được các kỹ năng hoạt động, muốn có thái độ tích cực trong hoạt động thì trước hết cần có sự hiểu biết đầy đủ về nội dung hoạt động hay nói cách khác phải có tri thức về hoạt động. Đối với mỗi loại hình hoạt động, mỗi hình thức hoạt động cụ thể đều có những đặc thù của nó. Nhiệm vụ của người học là phải nắm được những tri thức hoạt động đó để có thể tham gia vào quá trình hoạt động một cách chủ động hơn. Vì vậy, nội dung đầu tiên của đánh giá người học qua hoạt động chính là đánh giá những hiểu biết của các em về hoạt động đó. Những hiểu biết này được chuyển tải tới người học bằng nhiều con đường khác nhau, nhiều cách thức khác nhau. Có thể bằng con đường học tập văn hóa hoặc bằng hoạt động tự sưu tầm, tìm hiểu của người học; hay có thể thông qua những thông tin truyền thông đại chúng… Mỗi con đường, mỗi cách thức có những ưu thế riêng của mình. Song tất cả đều nhằm mục đích giúp người học nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

- Đánh giá trình độ đạt được những kỹ năng của HĐGDNGLL

Khi nói về kỹ năng hoạt động, người ta thường đề cập đến kỹ năng bộ phận như: Kỹ năng giao tiếp trong hoạt động, kỹ năng tổ chức hoạt động, kỹ năng thực hiện hoạt động, kỹ năng đánh giá kết quả hoạt động, trong đó giao tiếp được xem là kỹ năng xuyên suốt trong các kỹ năng bộ phận.

Đối với cá nhân người học, khi đánh giá trình độ đạt được về kỹ năng hoạt động, cần chú ý tới các kỹ năng: Thực hiện hoạt động (bao gồm: nhận nhiệm vụ, thực thi nhiệm vụ được giao, tự điều chỉnh bản thân trong quá trình thực hiện); kỹ năng tự đánh giá kết quả đạt được về mặt nhận thức, thái độ và hành vi, kỹ năng giao tiếp… mỗi người học, tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân mà hình thành và phát triển hệ thống các kỹ năng hoạt động tương ứng

- Đánh giá về thái độ, tình cảm của học sinh đối với HĐGDNGLL Nội dung của đánh giá này là xem xét sự hứng thú, khuynh hướng, nhu

3 322

cầu đối với hoạt động, tâm lí sẵn sàng tham gia hoạt động một cách chủ động và sáng tạo, thái độ tôn trọng lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau trong hoạt động và niềm tin vào những kết quả đạt được trong hoạt động.

Theo tác giả cuốn sách “Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông – Hoạt động ngoài giờ lên lớp” (Từ Đức Văn, NXB đại học sư phạm) [27]:

Kỹ năng, kiểm tra, đánh giá kết quả các HĐGDNGLL bao gồm các thao tác liên quan chặt chẽ đến nhau.

Trước hết, giáo viên phải xác định rõ mục tiêu đánh giá là gì, nhằm đạt được cái gì, đối tượng để đánh giá, cách thức đánh giá. Để xác định được mục tiêu đánh giá cần căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch tổ chức các HĐGDNGLL. Bởi vì, đánh giá là xem xét lại toàn bộ kế hoạch có được thực thi một cách đầy đủ hay không. Trên cơ sở mục tiêu và kế hoạch. Giáo viên cần chỉ ra cụ thể mục tiêu đánh giá sao cho phản ánh được toàn bộ nội dung công việc đã làm được và chưa làm được. Nên nhớ rằng, mục tiêu của đánh giá bao giờ cũng phải cụ thể, không chung chung. Vì mục tiêu quá đơn giản hoặc không rõ ràng sẽ làm cho việc đánh giá không có phương hướng. Do đó, đánh giá dễ bị lẫn hoặc thiếu hụt. Từ mục tiêu ấy, ta có thể thiết kế, xây dựng nội dung đánh giá. Mục tiêu rõ ràng thì đánh giá sẽ đầy đủ khoa học. Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm:

- Mô tả được các công việc mà người tổ chức hoạt động giáo dục cũng như các đối tượng tham gia khác thực hiện. (Khi mô tả chú ý nêu số lượng công việc đã làm được cũng như hiệu quả của nó đồng thời chỉ ra những công việc chưa làm được, nguyên nhân).

- Trình bày thành tích đạt được từ các hoạt động một cách chính xác, đầy đủ, có thể quan sát kiểm tra được.

- Trên cơ sở đó, người tổ chức các hoạt động cần xem xét lại các điều kiện để thực hiện hoạt động. Sau đó điều chỉnh kịp thời các nội dung hoạt động cũng như các đối tượng tham gia.

- Sau cùng, kết thúc đánh giá, cần đề xuất những kiến nghị mang tính chất giải pháp để tiếp tục giải quyết những tồn tại của hoạt động.

Như vậy, đánh giá HĐGDNGLL cần xác định rõ mục tiêu, kế hoạch, điều kiện hoạt động sau đó có đánh giá kết quả, đưa ra giải pháp.

Nghiên cứu về đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục tác giả Alexander W.Astin (1993) đưa ra mô hình đánh giá IEO, đòi hỏi sự đo lường đầu vào (Inputs), thông qua một quá trình với sự tác động của môi trường (Enviroment) lên kết quả đạt được và đo lường đầu ra (Outputs) [29]. Trọng tâm của phương thức IEO là tập trung vào sự tác động của môi trường lên kết quả đạt được.

Mối quan hệ giữa các thành tốtrong mô hình IEO được diễn tả như sau: Môi Trường

Đầu vào Đầu ra

Hình 1.2: Mối quan hệ giữa 3 thành tố I, E, O [29]

Mô hình này cho thấy nội dung “môi trường” của tác giả Alexander W.Astin trùng với nội dung “quá trình” trong mô hình kiểm tra đầu vào so với mục tiêu. Đầu vào và đầu ra chỉ là trạng thái của một người ở hai thời điểm khác nhau, và môi trường (hay quá trình) là những thực tiễn kinh nghiệm trong khoảng thời gian đó. Đầu vào có thể được gọi là những yếu tố giới hạn hoặc bài kiểm tra đầu vào. Những yếu tố môi trường cũng được nói đến như những phương thức, phương tiện hoặc những kinh nghiệm, thực tiễn, chương trình hoặc can thiệp về giáo dục. Đánh giá, xếp loại trong giáo dục cơ bản quan tâm đến những ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên yếu tố kết quả [29].

3 344

Nghiên cứu trên đề cập đến các kênh so sánh, đánh giá chất lượng giáo dục của trường đại học trong việc thực thi các nhiệm vụ quan trọng, nhất là trong công cuộc cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục. Mỗi mô hình đều đưa ra các yếu tố để đánh giá chất lượng đào tạo, điểm chung là các mô hình đều tập trung đánh giá trên các giai đoạn đào tạo: đầu vào, quá trình và đầu ra. Hoạt động quản lý giáo dục đại học nhằm đảm bảo chất lượng của đầu ra (sinh viên tốt nghiệp) cũng như để điều chỉnh mục tiêu và định hướng của nhà trường trong xây dựng kế hoạch học tập của các năm học tiếp theo.

Một nghiên cứu khác đề cập đến các vấn đề về quản lý hỗ trợ các hoạt động đào tạo [53]. Nghiên cứu chỉ rõ để quản lý tốt hoạt động đào tạo cần:

1. Lập kế hoạch quản lý và lên danh sách những vấn đề cần kiểm tra; 2. Danh sách các vấn đề quản lý thực tế;

Từ đó xây dựng các biện pháp để cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo, góp phần quản lý chặt chẽ các yêu cầu của cả hoạt động trong đánh giá chất lượng đào tạo [53].

Tại Hoa Kỳ, việc đánh giá chất lượng giáo dục đại học được xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các chỉ báo đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học viên tại trường đại học kỹ thuật hậu cần công an nhân dân (Trang 35 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)