Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các chỉ báo đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học viên tại trường đại học kỹ thuật hậu cần công an nhân dân (Trang 51 - 56)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Giới thiệu trường Đại học Kỹ thuật – Hậu Cần CAND

Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 1945/QĐ-TTgg, ngày 21/10/2010). Điều 1 Quyết định nêu rõ: Thành lập Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân trên cơ sở nâng cấp Trường Trung cấp Kỹ thuật nghiệp vụ Công an nhân dân và sắp xếp lại các cơ sở đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ và hậu cần của Ngành Công an. Trụ sở chính: Thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Điều 2 của Quyết định ghi; Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Công an, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. Điều 3 ghi: Trường Dại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND hoạt động theo điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 07/2009/QĐ-TTg ngày 15/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiến va thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học. Điều 4 ghi: Bộ giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện bảo đảm chất lượng trước khi cho phép mở ngành đào tạo đại học và tuyển sinh. Điều 5 ghi: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngành ký ban hành.

Như vậy, đến nay trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân được thành lập đã tròn 3 năm. Trong ba năm qua, với quy mô biên chế của một trường đại học (trên 300 cán bộ, giáo viên, công nhân viên); trên địa bàn với diện tích 28,2 ha, ở trung tâm thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo các Tổng

cục, vụ, cục chức năng của Bộ, của Công an các địa phương, của chính quyền địa phương Nhà trường đóng quân, Nhà trường đã:

- Tổ chức tuyển sinh khóa đại học đầu tiên (năm học 2011 – 2012) với chỉ tiêu do Bộ Công an giao là 200 học viên; có ký hiệu là D1, học các chuyên ngành điện tử viễn thông và công nghệ thông tin

- Tổ chức tuyển sinh khóa đại học thứ hai (năm học 2012 – 2013) với chỉ tiêu do Bộ Công an giao là 260 học viên; có ký hiệu là D2, học các chuyên ngành: Điện tử viễn thông, công nghệ thông tin và Chỉ huy hậu cần CAND

- Tổ chức tuyển sinh khóa đại học thứ ba (năm học 2013 – 2014), có ký hiệu là D3, với chỉ tiêu do Bộ Công an giáo là 260 học viên, học các chuyên ngành Điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin và kế toán – tài chính Công an nhân dân.

- Song song với tuyển sinh, đào tạo hệ Đại học, Nhà trường tiếp tục đào các khóa trung cấp hệ chuẩn 2 năm đối với các chuyên ngành: Kỹ thuật mật mã, hành chính văn thư, hồ sơ lưu trữ CAND, công nghệ thông tin, thông tin liên lạc theo chỉ tiêu do Bộ giao (khoảng 1000 học viên). Ngoài ra, được lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục XD LLCAND, Tổng cục Hận cần Kỹ thuật – BCA giao, Nhà trường đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ của Bộ An ninh Lào, Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia các loại hình cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ với thời gian 3, 6, 9, 12 tháng và 5 năm (tổng cộng 9 khóa với trên 200 học viên); tổ chức tập huấn và bồi dưỡng cán bộ có lãnh đạo phòng Hậu cần các vụ, cục, Công an các địa phương trong cả nước.

- Trường T36 – BCA đã ký kết, hợp tác và phối hợp trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các cơ quan đơn vị trong và ngoài ngành Công an đó là: Viện chiến lược và khoa học Công an; Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Thái Nguyên, Học viện An ninh nhân dân, Cục Hồ sơ nghiệp vụ An ninh, Cục Hồ sơ nghiệp vụ Cảnh

4 444

sát,... để phục vụ cho công tác dạy – học và nghiên cứu khoa học các chuyên ngành học của Nhà trường.

- Tham gia các phong trào thi đua, các hoạt động khác tại địa phương được lãnh đạo chính quyền địa phương đánh giá cao.

Tổ chức bộ máy nhà trường gồm 8 phòng ban, 7 khoa, 5 bộ môn, 4 trung tâm đào tạo.

2.1.2. Nghiên cứu xác định sự cần thiết thực hiện công tác đánh giá chất lượng HĐGDNGLL tại trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND chất lượng HĐGDNGLL tại trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND

Tác giả tiến hành khảo sát 30 cán bộ quản lý và 25 giáo viên để tìm hiểu nhu cầu và xác định sự cần thiết thực hiện công tác đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường:

Số phiếu phát ra: 55 phiếu

Số phiếu thu về: 55 phiếu. Không có phiếu không hợp lệ.

- Về nhận thức mức độ cần thiết việc đánh giá chất lượng HĐGDNGLL

Bảng 2.1: Nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên về đánh giá chất lượng HĐGDNGLL Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Rất không cần thiết Tỉ lệ % 82 9 7 2 0

Qua khảo sát, hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên đều nhận thức được mức độ quan trọng của việc đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Có đến (82 %) các thầy (cô) cho rằng việc đánh giá chất lượng HĐGDNGLL là rất cần thiết. Trong đó chỉ có (2%) số thầy cô cho rằng việc làm này là không cần thiết, chiếm tỷ lệ rất ít. Như vậy, Đánh giá chất lượng HĐGDNGLL là một việc làm hết sức cần thiết đối với nhà trường hiện nay.

Bảng 2.2: Nội dung đánh giá chất lượng HĐGDNGLL

Nội dung Tỷ lệ %

Kế hoạch đào tạo, tổ chức hoạt động 5%

Mục tiêu, nội dung hoạt động 12%

Nội dung hoạt động 2%

Cách thức tổ chức và kết quả hoạt động 6%

Cả 3 đáp án trên 75%

Theo các cán bộ quản lý, thầy cô trong trường việc đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học viên cần đánh giá về: Kế hoạch đào tạo, kế hoạch tổ chức hoạt động, mục tiêu hoạt động, nội dung hoạt động và cách thức tổ chức, sau đó đến kết quả hoạt động (75%). Ngoài ra, một số thầy cô còn có ý kiến: Cần bổ sung đánh giá dựa trên kết quả học tập của học viên cụ thể như đánh giá về mặt thao tác, kỹ năng, kỹ xảo của từng hoạt động mà học viên tham gia; hay đánh giá cụ thể kết quả học tập của học viên dựa vào điểm số của từng môn, không thể thiếu việc đánh giá thái độ học viên khi tham gia các HĐGDNGLL này. Tóm lại, dựa trên tình hình thực tế nhà trường việc đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục dựa trên các tiêu chí trên là hoàn toàn hợp lý và để đảm bảo được việc khách quan trong đánh giá cần xây dựng một bộ chỉ báo cụ thể và có kế hoạch đánh giá sát sao có như vậy việc đánh giá chất lượng mới đáp ứng được đảm báo chất lượng của trường đại học.

- Về bộ công cụ để đánh giá:

Bảng 2.3: Công cụ đánh giá

Nội dung Tỷ lệ %

Sử dụng bộ công cụ để đánh giá 0 % Dựa vào kết quả hoạt động 100%

4 466

Nhìn chung, từ trước đến nay nhà trường đều đánh giá chất lượng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp dựa trên kết quả của từng học viên sau khi kết thúc hoạt động (100%) sau đó xếp loại học viên mà không có tiêu chuẩn, tiêu chí, hay chỉ báo cụ thể để có thể đánh giá khách quan và khoa học.

- Về mức độ quan trọng của các HĐGDNGLL:

Theo các thầy cô, HĐGDNGLL là hoạt động giáo dục không thể thiếu đối với học viên nhất là học viên trường CAND vì nó rèn luyện cả về thể chất, thái độ, bản lĩnh, kỹ năng nghề nghiệp. Tỷ lệ thầy cô nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục này ở mức (97%) đạt mức rất cao. Chỉ có (3%) thầy cô nhận thức ở mức quan trọng, không có thầy cô nào đánh giá hoạt động này bình thường, ít quan trọng hay không quan trọng.

Bảng 2.4: Nhận thức về tầm quan trọng của HĐGDNGLL Nội dung Tỷ lệ (%) Nội dung Tỷ lệ (%) Rất quan trọng 97 Quan trọng 3 Bình thường 0 Ít quan trọng 0 Không quan trọng 0

Như vậy, qua khảo sát thực trạng đánh giá chất lượng HĐGDNGLL tại trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND ta thấy: Các thầy cô đều nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và việc đánh giá chất lượng. Nhà trường đã tiến hành đánh giá chất lượng HĐGDNGLL, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá dựa vào kết quả học tập của học viên sau từng hoạt động mà việc cho điểm học viên chưa có tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể. Các thấy cô đều thống nhất việc đánh giá chất lượng HĐGDNGLL cần thiết kế chuyên sâu vào việc đánh giá các nội dung sau:

- Kế hoạch đào tạo, kế hoạch tổ chức hoạt đông - Mục tiêu hoạt động

- Nội dung hoạt động - Tổ chức hoạt động - Kết quả hoạt động

Như vậy, từ tình hình thực tế nhà trường và cơ sở lý luận tác giả trình bày, việc đánh giá chất lượng HĐGDNGLL cần xây dựng các chỉ báo theo những nội dung trên là hợp lý và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các chỉ báo đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học viên tại trường đại học kỹ thuật hậu cần công an nhân dân (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)