PHẦN II : NỘI DUNG
1.2. Quản lý tài chính trong cơ quan hành chính Nhà nước
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá quản lý tài chính
- Chấp hành dự toán kinh phí được giao
Việc nắm vững chỉ tiêu tài chính căn cứ vào nội dung công việc, khối lượng công việc, chủng loại và số lượng hàng hoá, vật tư, trang thiết bị mua sắm; các chương trình, dự án đang triển khai thực hiện. Mức tiền được duyệt chi đối với từng công việc, tiến độ thực hiện công việc, quy trình, thủ tục tổ chức thực hiện.
Căn cứ vào chỉ tiêu tài chính năm được giao và tiến độ thực hiện nhiệm vụ, cơ quan nghiệp vụ lập dự toán chi quý. Đối với một số công việc, như chi về mua sắm vật tư, trang thiết bị, chi thuộc các chương trình, dự án, vv... có dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đảm bảo chi đúng, chi đủ các nội dung được giao trong dự toán
Nắm vững tiêu chuẩn, định mức, giá cả trong chi tiêu tài chính có những đặc thù riêng, khác với tiêu chuẩn chế độ về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn. Tiêu chuẩn, định mức, giá cả trong chi tiêu, sử dụng tài chính là những quy định về mức sử dụng kinh phí, vật tư được tính toán, xác định và bảo đảm, có thể tính theo đầu người, trang thiết bị, theo khối lượng công việc hay tổ chức, biên chế, vv...
Nội dung tài chính có nhiều khoản chi với nhiều tiêu chuẩn, định mức khác nhau, thuộc nhiều ngành bảo đảm. Mỗi loại tiêu chuẩn định mức lại có những yêu cầu quản lý cụ thể phù hợp với đặc thù của từng ngành. Vì vậy, trong công tác quản lý, sử dụng nắm vững các tiêu chuẩn định mức. Mặt khác, chế độ tiêu chuẩn, định mức c n là căn cứ pháp lý quan trọng để các đơn vị xây dựng dự toán thu - chi ngân sách, để cấp phát kinh phí, vật tư và thanh quyết toán tài chính. Do đó, nếu không nắm vững các tiêu chuẩn, định mức, giá cả và các chế độ phân bổ, quản lý và chỉ tiêu ngân sách thì không thể làm tốt được công tác lập, chấp hành quyết toán ngân sách.
Cơ quan tài chính các đơn vị tổ chức đăng ký theo dõi chặt chẽ, đầy đủ, có hệ thống các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức sao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình. Mỗi cán bộ tài chính có phương pháp chuyên môn nghiệp vụ tốt để tập trung quản lý các tiêu chuẩn, định mức trong phạm vi phần việc mình phụ trách. Đồng thời coi trọng quan hệ chặt chẽ với các ngành nghiệp vụ để nắm vững giá cả, nội dung ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế; hoặc khảo sát, phân tích và kiến nghị kịp thời những tiêu chuẩn, định mức, giá cả không phù hợp …
- Đảm bảo kinh phí tiết kiệm: Kinh phí tiết kiệm được do số chi thực tế thấp hơn dự toán kinh phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ được sử dụng bổ sung thu nhập của cán bộ, công chức, chi khen thưởng, phúc lợi trích lập quỹ dự ph ng để ổn định thu nhập. Số kinh phí tiết kiệm cuối năm không sử dụng hết được chuyển năm sau. Thủ trưởng cơ quan quyết định phương án sử dụng số kinh phí tiết kiệm sau khi thống nhất ý kiến bằng văn bản với công đoàn cơ quan.
- Đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ của cơ quan HCNN: Hàng năm, trên cơ sở nhiệm vụ được giao, biên chế và chế độ tiêu chuẩn định mức, các đơn vị được phân bổ một lượng ngân sách nhất định. Các đơn vị được quyền chủ động sử dụng số kinh phí trên giao đó nhưng phải: hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao; thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước.