Một số kinh nghiệm quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước ở trong nước và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại kho bạc nhà nước tiền giang (Trang 31 - 34)

PHẦN II : NỘI DUNG

1.4. Một số kinh nghiệm quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước ở trong nước và

và bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước Tiền Giang

1.4.1- Kinh nghiệm quản lý tài chính của Kho bạc Nhà nước ở trong nước

Kho bạc Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh

KBNN Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động theo Quyết định 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, với ưu thế là Kho bạc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị của một thành phố lớn kiểm soát nguồn thu, nhiệm vụ chi rất lớn cùng với các đối tượng phục vụ của Kho bạc rất đa dạng và phong phú nên KBNN Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nghiệp vụ của ngành kho bạc..

KBNN Thành phố Hồ Chí Minh có 10 ph ng chuyên môn nghiệp vụ và 24 KBNN quận, huyện, với tổng số 780 cán bộ công chức thực hiện các phần hành nghiệp vụ, trong đó có 7,3% cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý tài chính trong toàn hệ thống KBNN Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong những năm qua, KBNN Thành phố Hồ Chí Minh đã rất chú trọng đào tạo cán bộ làm công tác quản lý tài chính, xây dựng cơ bản nội ngành, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn tốt đảm nhiệm công việc quản lý tài chính.

KBNN Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm bằng việc áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm trong chi hành chính, điều hành khai thác nguồn thu để đảm bảo tập trung nguồn lực để thực hiện tốt các hoạt động nghiệp vụ, bổ sung thu nhập cho CBCC trong toàn hệ thống KBNN Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời dành một phần kinh phí đáng kể để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chuyên môn; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KBNN hiện đại, hiện đại hoá trang thiết bị tin học và triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ của hệ thống KBNN Thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, từng bước tăng thu nhập cho công chức, viên chức.

Kho bạc Nhà nước Vĩnh Long

KBNN Vĩnh Long là đơn vị trực thuộc KBNN, với chức năng nhiệm vụ quỹ NSNN, thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Tổ chức bộ máy của KBNN Vĩnh Long gồm 07 ph ng nghiệp vụ và 07 KBNN huyện, với tổng số 152 cán bộ thực hiện các phần hành nghiệp vụ, trong đó có gần 11,8% cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý tài chính trong toàn hệ thống KBNN Vĩnh Long.

Về công tác quản lý tài chính, KBNN Vĩnh Long đã thực hiện quản lý tài chính theo đúng quy định của Luật NSNN, chi tiêu đúng định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước và Bộ Tài chính ban hành, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm kinh phí; tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động chuyên môn, tăng thu, tiết kiệm chi để tăng thêm thu nhập cho CBCC. Tích cực đào tạo cán bộ làm công tác quản lý tài chính, xây dựng cơ bản nội ngành KBNN.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước Tiền Giang

Kinh phí sử dụng tại KBNN Tiền Giang chủ yếu là kinh phí từ NSNN. Do vậy, QLTC của đơn vị chủ yếu là quản lý chi NSNN đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm.

Kinh nghiệm thực tế về quản lý tài chính của một số Kho bạc Nhà nước trong nước, có thể rút ra một số kinh nghiệm về quản lý tài chính cho Kho bạc Nhà nước Tiền Giang như sau:

Thứ nhất, tăng cường phân cấp quản lý NSNN cho các đơn vị trực thuộc sử dụng ngân sách theo hướng gắn quyền hạn với trách nhiệm .

Thứ hai, tăng cường trách nhiệm của đội ngũ CBCC, nâng cao hiệu lực của bộ máy hành chính Nhà nước; đổi mới phương thức lập, phân bổ dự toán NSNN.

Thứ ba,coi trọng công tác kiểm toán, kiểm tra, giám sát và xây dựng chế tài xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng NSNN. Đồng thời quy định cụ thể nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, các cá nhân thực hiện công tác kiểm toán, kiểm tra, giám sát.

Thứ tư, Để hoàn thiện công tác quản lý tài chính ngày càng tốt hơn thì trước hết đội ngũ cán bộ công chức KBNN nói chung và cán bộ quản lý tài chính nói

riêng cũng phải được hoàn thiện. Để làm được điều đó, KBNN Tiền Giang cần tăng cường công tác cán bộ trong tất cả các khâu từ tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng... Việc bố trí cán bộ làm công tác quản lý tài chính, không chỉ chú trọng khả năng chuyên môn mà c n phải chọn người có đạo đức tốt, liêm khiết, công minh.

Thứ năm, hiện đại hóa tin học vào các hoạt động nghiệp vụ KBNN, đặc biệt là công tác quản lý tài chính.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại kho bạc nhà nước tiền giang (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)