PHẦN II : NỘI DUNG
3.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý
3.2.1.1. Nâng cao ý thức tự chủ tài chính và kiện toàn tổ chức bộ máy
- Nâng cao hơn nữa nhận thức tự chủ trong các cấp Lãnh đạo và CBCC về tự chủ tài chính.
Thực tế cho thấy, thực hiện chế độ tự chủ tài chính đối với KBNN Tiền Giang đã đạt được những kết quả khả quan. Những mục tiêu, yêu cầu của Nghị định 130/2005/NĐ-CP về cơ bản đã đạt được. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện tự chủ tài chính, một bộ phận CBCC và Lãnh đạo KBNN các cấp vẫn c n muốn duy trì cơ chế cũ do tâm lý trì trệ, quen bao cấp, ngại đổi mới, lo ngại sau khi được tự chủ tài chính thì kinh phí cấp cho đơn vị sẽ giảm, thậm chí có người băn khoăn về chất lượng hoạt động của đơn vị sẽ giảm, sự không công bằng trong phân phối thu nhập, gây mất đoàn kết nội bộ. Lý do này đã ảnh hưởng đến chất lượng của việc thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ. Vì vậy, lãnh đạo KBNN các cấp, toàn thể CBCC và đặc biệt là cán bộ làm công tác quản lý tài chính cần thống nhất về nhận thức trong việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, đoàn kết, phấn đấu thực hiện mục tiêu chung. Muốn vậy phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, ý thức chấp hành cho CBCC thông qua hội nghị, tập huấn, hội thảo… làm cho CBCC nhận thức được việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và tài chính là biện pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các đơn vị, nâng cao ý thức tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, tạo điều kiện cho cải cách chế độ tiền lương, tăng thu nhập cho CBCC.
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, đổi mới quy trình xử lý công việc, tổ chức, sắp xếp bố trí lại vị trí việc làm; ổn định và thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ CBCC làm công tác quản lý tài chính tại KBNN Tiền Giang.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phải thực hiện rà soát chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, bộ phận, trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động, công tác quản lý để thực hiện kiện toàn, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, chuyên sâu, giảm tối đa các bộ phận gián tiếp trong triển khai nhiệm vụ; Đồng thời, cùng với công tác kiện toàn, cơ cấu lại tổ chức bộ máy, xây dựng quy trình xử lý,
giải quyết công việc của từng đơn vị và từng bộ phận cũng như công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong cùng đơn vị một cách khoa học, hợp lý, giảm các khâu trung gian không cần thiết, đẩy nhanh tiến độ xử lý công việc và thực hiện công khai quy trình xử lý, giải quyết công việc.
Con người là yếu tố quyết định mọi thắng lợi, thành công, hiệu quả và hiệu lực quản lý của đơn vị. Do đó, các đơn vị phải thực hiện rà soát, cơ cấu và bố trí đội ngũ CBCC theo từng vị trí, chức trách phù hợp với năng lực, trình độ đào tạo; Xây dựng quy chế làm việc, quy định rõ ràng và cụ thể chức trách của từng vị trí CBCC trong mỗi bộ phận phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Bên cạnh đó, thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ quy định của Nhà nước đối với những cán bộ không đảm bảo đáp ứng về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc điều chuyển, bố trí sắp xếp vị trí công việc phù hợp với khả năng thực hiện. Trong công tác tuyển dụng cán bộ, cần xây dựng tiêu chuẩn, yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng vị trí công việc, trên cơ sở đó thực hiện tuyển dụng CBCC thông qua hình thức thi tuyển, tránh tình trạng tuyển dụng CBCC không theo đúng yêu cầu công việc.
Xuất phát từ đặc thù của công tác quản lý tài chính, cũng như trong việc sử dụng kinh phí, tài sản nhà nước mang tính chuyển tiếp, liên quan giữa các niên độ ngân sách, sự ổn định của bộ máy CBCC làm công tác quản lý tài chính là rất quan trọng, tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động và hiệu quả sử dụng kinh phí của đơn vị. Do đó, việc bố trí CBCC làm công tác quản lý tài chính tại đơn vị phải ổn định tại vị trí công tác với thời gian tối thiểu từ 03 đến 05 năm và đảm bảo đáp ứng về yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế việc bố trí cán bộ làm công tác kiêm nhiệm. Đồng thời, ngoài việc tăng cường, bổ sung về số lượng, CBCC làm công tác quản lý tài chính phải thường xuyên được nâng cao về chất lượng thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức quản lý tài chính, tài sản nhà nước..
Mặt khác, đối với mỗi CBCC làm công tác quản lý tài chính trong đơn vị phải tự nâng cao ý thức, trách nhiệm với nghề nghiệp, không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin, tiếp
cận và áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong thực thi và xử lý công việc, nhằm hoàn thành tốt công việc được giao với chất lượng và hiệu quả cao nhất.
3.2.1.2. Xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Để đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí của KBNN yêu cầu phải đánh giá trên cơ sở mối tương quan giữa kết quả, chất lượng công việc đạt được và kinh phí triển khai thực hiện nhiệm vụ của KBNN.
Ph ng Tài vụ - KBNN Tiền Giang với chức năng là quản lý tài chính của đơn vị, tham mưu giúp Giám đốc KBNN Tiền Giang cần nghiên cứu, xây dựng, trình Giám đốc KBNN Tiền Giang ban hành tạm thời quy định các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao đối với đơn vị thực hiện chế độ tự chủ tài chính về quản lý kinh phí thuộc phạm vi quản lý. Đây là thước đo hiệu quả hoạt động và cũng là thước đo hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí tại đơn vị .
Thông qua công tác đánh giá sẽ cho phép xác định đúng đắn những mặt tích cực, những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại đơn vị, cũng như những mặt tích cực, các hạn chế trong hoạt động, để trên cơ sở đó đề xuất với cấp thẩm quyền, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính phù hợp hơn.
Tiêu chí để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị được xây dựng trên một số chỉ tiêu sau:
- Tổ chức thực hiện công việc: Tiến độ thực hiện, quy trình xử lý, giải quyết công việc; mức độ hoàn thành, chất lượng và kết quả công việc đạt được.
- Khả năng tổ chức, quản lý đơn vị và điều hành công việc; chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức trong quản lý và sử dụng kinh phí của Thủ trưởng đơn vị.
- Mức độ chấp hành chỉ đạo, sự phân công của cấp trên; công tác phối hợp với các ph ng nghiệp vụ và KBNN cấp huyện có liên quan trong xử lý, giải quyết công việc.
- Công tác chấp hành chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất của đơn vị...
Hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được ban hành, là căn cứ để các đơn vị cụ thể hóa từng nội dung, tiêu chí đánh giá phù hợp với lĩnh vực quản lý, chức năng, nhiệm vụ được giao và đặc thù, đặc điểm hoạt động của đơn vị. Trong đó, đối với mỗi tiêu chí có thang bảng điểm để phân loại, xếp hạng mức độ hoàn thành và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao (như: xuất sắc, khá, trung bình, kém) đối với CBCC, đơn vị thuộc và trực thuộc KBNN Tiền Giang.
3.2.1.3. Tăng cường vai trò chủ động sáng tạo và quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước Tiền Giang
Tăng cường năng lực quản lý tài chính của các đơn vị thuộc và trực thuộc KBNN Tiền Giang, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ công chức làm công tác Tài vụ nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý trong điều kiện thực hiện quyền tự chủ tài chính. Đồng thời góp phần đảm bảo thực hiện thành công “chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 và các năm tiếp theo”.
KBNN Tiền Giang cần chủ động rà soát nội dung, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu quy định, để trên cơ sở đó tiếp tục hoàn chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng như sau:
- Xây dựng và hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở nguyên tắc công khai, dân chủ; Đây là biện pháp tốt nhất nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể của công chức trong việc kiểm tra, giám sát quá trình phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí được giao cũng như khoản kinh phí tiết kiệm được. Ngoài ra c n góp phần trong việc xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, làm việc có chất lượng, hiệu quả; ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí trong hoạt động của các cơ quan hành chính. - Ngoài chế độ khoán văn ph ng phẩm, công tác phí, xăng dầu, cước phí điện thoại công vụ, cần tiếp tục xây dựng và mở rộng chế độ khoán đối với các khoản chi quản lý văn ph ng như: sử dụng điện, nước...
- Hoàn thiện phương thức phân phối, sử dụng kinh phí hành chính tiết kiệm được, chi trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động phải đảm bảo nguyên tắc gắn với chất lượng và hiệu quả công việc, người nào, bộ phận nào có thành tích
đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả thu nhập tăng thêm cao hơn. Đồng thời, mức chi trả cụ thể phải có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn cơ quan trước khi được Thủ trưởng đơn vị quyết định.